Tài liệu Thực chất của nền dân chủ tư sản và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực chất của nền dân chủ tư sản và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa




    1. Trong các âm mưu mà các thế lực thù địch tung ra gần đây, có âm mưu muốn phá hoại nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong nhận thức của họ, đảng dân chủ -xã hội mới thật sự dân chủ, còn đảng cộng sản không thể có dân chủ. Họ lờ đi sự khác nhau giữa dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa.
    V.I. Lênin nhận định rằng, chủ nghĩa xã hội dân chủ, thực chất là hệ tư tưởng của chủ nghĩa cải lương hiện đại. Những tư tưởng cải lương chủ nghĩa ấy đã được phản ánh trong các văn kiện cương lĩnh của các đảng dân chủ - xã hội. Mục đích của chủ nghĩa xã hội dân chủ nhằm làm cho nền tảng cơ bản của xã hội tư sản tồn tại và phát triển. Nó không đồng hành với nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
    Nhìn lại thời kỳ cách mạng dân chủ tư sản năm 1848-1849 ở châu âu, thấy rằng, năm 1848, ở Đức xuất hiện nhóm Thợ thuyền anh em, tự xưng là những người chủ nghĩa xã hội dân chủ. Họ nêu ra một số cải cách xã hội, nhưng vẫn chưa vượt ra khỏi yêu cầu cải lương của giai cấp tư sản và tiểu tư sản lúc bấy giờ. Năm 1849, xuất hiện Đảng Dân chủ xã hội Pháp. Chủ trương, đường lối của Đảng này là xây dựng nhà nước cộng hoà của giai cấp tư sản, thực hiện một số cải lương trong khuôn khổ chủ nghĩa tư bản. Vào thời điểm này, những lý luận đầy sức thuyết
    phục của C.Mác và Ph.Ăngghen nêu trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã làm cho những người theo chủ nghĩa xã hội dân chủ phải suy nghĩ. Trong giai đoạn
    đầu, C.Mác và Ph.Ăngghen chủ trương tiến hành triệt để cuộc cách mạng dân chủ tư sản, tiến tới quá độ lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Từ đó, khái niệm “chủ nghĩa xã hội dân chủ” vừa xuất hiện đã có sự nhận thức khác nhau và sự phân biệt về nguyên tắc giữa cách mạng và cải lương. Sự khác nhau cơ bản của hai xu hướng này là ở chỗ: có phải chỉ cần hoàn thành cách mạng dân chủ tư sản, xây dựng nhà nước cộng hoà tư sản mà không cần phải tiếp tục tiến hành cách mạng
    xã hội chủ nghĩa không? Có phải chỉ cần dựa vào nhà nước tư sản thông qua biện


    pháp dân chủ” là có thể thoát khỏi sự nô dịch và bóc lột của tư bản, giành quyền

    bình đẳng không? Câu trả lời là: Không ! Bởi vì, trong thực tế cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu (1848-1849) đã chứng minh rằng, một khi giai cấp tư sản nắm được chính quyền, củng cố được sự thống trị của mình, lập tức dùng vũ lực phủ quyết các đòi hỏi của giai cấp công nhân. C.Mác và Ph.Ăngghen thấy lập trường chính
    trị và khuynh hướng của những người tham gia đảng dân chủ - xã hội rất khác nhau. Nhiều người nhận thức về chủ nghĩa xã hội dân chủ hoàn toàn khác với chủ nghĩa cộng sản.
    Từ cuối những năm 80 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa Mác được truyền bá ngày càng rộng rãi trên trường chính trị quốc tế và trong phong trào công nhân các nước, dần dần trở thành hình thái ý thức tư tưởng, chiếm vị trí chủ đạo và lôi cuốn được nhiều người có xu hướng xã hội dân chủ ngả theo chủ nghĩa cộng sản. Đó là nhận
    thức tiến bộ của họ. Đến khi thành lập Quốc tế II vào năm 1889, hầu như các đảng dân chủ - xã hội, các tổ chức công nhân đều gia nhập Quốc tế II và đều thừa nhận chủ nghĩa Mác. Đến những năm 90 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa Mác hoàn toàn chiến thắng các hệ tư tưởng khác trong phong trào công nhân. Nhiều Đảng dân
    chủ - xã hội lấy lý luận Mác-Ăngghen làm cơ sở để thảo cương lĩnh chính trị của đảng mình. Từ năm 1889 đến năm 1895, nhiều đảng dân chủ - xã hội ở châu Âu
    trở thành lực lượng chính trị quan trọng. Sau khi Ph.Ăngghen mất (1895), Cơ quan lãnh đạo trong Quốc tế II rơi vào tay những người cải lương, cơ hội chủ nghĩa, đòi xét lại chủ nghĩa Mác.
    Với V.I.Lênin, lúc đầu xem chủ nghĩa xã hội dân chủ có cái gì gần gũi với chủ nghĩa Mác. Vì vậy, vào năm 1898 V.I.Lênin đặt tên cho chính đảng của giai cấp công nhân đầu tiên ở Nga là Đảng Công nhân dân chủ - xã hội Nga. Về sau, V.I.Lênin đã nhận rõ tính chất xa rời chủ nghĩa Mác về tư tưởng của các đảng dân chủ - xã hội, nên ông đã vạch trần những diễn biến phức tạp của nó và đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản (bônsêvích) Nga vào năm 1918. V.I.Lênin cũng đã nhiều phen vật lộn đấu tranh với những quan điểm sai trái của chủ nghĩa xét lại Bécstanh và chủ nghĩa cơ hội Cauxky trong guồng của chủ nghĩa xã hội dân chủ. Ngày nay, các hoạt động của các trào lưu xã hội dân chủ gắn với những quyền lợi

    của chủ nghĩa tư bản. Số phận của họ cũng rất khó tách rời số phận của nhà nước tư bản. Chủ nghĩa tư bản lại tiếp tục điều chỉnh đường lối cho phù hợp với tình hình thời cuộc. Nhiều học giả tư sản đã thừa nhận điều này. Ph.Klenne, một học giả, đảng viên xã hội cánh hữu Áo, nói: Chủ nghĩa tư bản ngày nay không còn là một hệ thống thuần nhất nữa, mà ngược lại, là một hình thức phát triển rất khác biệt của kinh tế và xã hội. Chủ nghĩa tư bản ngày nay không phải là một khối đơn nhất, trong đó, hiện có nhiều lực lượng tương ứng với những lợi ích khác nhau, tiêu biểu cho những xu hướng xã hội trái ngược nhau”.
    Chủ nghĩa xã hội dân chủ từ khi xuất hiện, cạnh những hạn chế về tư tưởng là những bước tiến khi họ biết tập trung giải quyết những vấn đề phúc lợi xã hội và dân sinh. Nó vừa là lý luận, vừa là một loại phong trào và chế độ. Bản thân nó là một quần thể tư tưởng phức tạp. Tư tưởng đa nguyên chính trị lại thay đổi luôn. Nội bộ của các đảng này không phải lúc nào cũng đoàn kết. Hạn chế lớn nhất của họ là không có một quan điểm thống nhất. Các đảng dân chủ - xã hội chủ trương thông qua tranh cử trong nghị viện để cầm quyền. Trong khi cầm quyền, họ thực hiện các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội và thông qua đó, họ xây dựng nhà nước phúc lợi dân chủ. Một số đảng dân chủ – xã hội có xu hướng xây dựng đường lối trung gian (còn gọi là đường lối thứ ba), vừa không là chủ nghĩa tư bản, vừa không là chủ nghĩa xã hội.
    Trong những năm gần đây, lý luận và đường lối của chủ nghĩa xã hội dân chủ có sự điều chỉnh liên tục. Sự điều chỉnh này đã lôi kéo được một bộ phận công nhân và dân cư.
    Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã kiên trì con đường chủ nghĩa xã hội khoa học, thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ
    nghĩa xã hội là ngọn cờ đã, đang và sẽ được phất lên trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
    2. Về nền dân chủ xã hội chủ nghĩa: Hiện nay vẫn có một số người rêu rao Việt
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...