Tiểu Luận Thừa kế theo pháp luật

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I - KHÁI NIỆM
    Thừa kế theo di chúc là sự dịch chuyển tài sản từ người đã chết cho những người còn sống theo ý chí của người có di sản. Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào người để lại di sản chết cũng để lại di chúc hoặc di chúc do người ấy lập ra là hợp pháp. Chính vì vậy, thừa kế theo pháp luật ra đời.
    Nếu như ở thừa kế theo di chúc, người thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân hoặc cơ quan tổ chức và nếu là cá nhân thì có thể không phải là người có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng với người để lại di sản. Tuy nhiên, đối với thừa kế theo pháp luật thì chỉ có cá nhân mới được hưởng thừa kế và các cá nhân này phải có mối quan hệ trong ba mối quan hệ với người để lại di sản: quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng. Tuy nhiên, không phải bất cứ cá nhân nào có một trong ba quan hệ này với người để lại di sản cũng được hưởng thừa kế mà được xác định theo hàng. Tương tự như vậy, không phải ai trong các hàng thừa kế cũng được hưởng di sản mà điều này còn phụ thuộc vào nguyên tắc ưu tiên của hàng thừa kế.
    Theo quy định tại Điều 674, BLDS 2005 thì: “Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định”.
    Như vậy, pháp luật trực tiếp quy định những người có quyền hưởng thừa kế, phân định di sản thừa kế cho những người thừa kế cùng hàng và các trình tự khác trong quá trình dịch chuyển di sản.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...