Tiểu Luận thừa kế theo pháp luật việt nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu



    Thừa kế là chế định chiếm vị trí quan trọng trọng cổ luật Việt Nam. Nó phản ánh rõ nét nhất tính dân tộc của nước Đại Việt. Trong chế độ phong kiến Việt Nam, việc hưởng di sản thừa kế không chỉ là căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản mà còn là việc kế thừa và giữ vững được địa vị xã hội của người thừa kế và gia đình họ. Trong các văn bản pháp luật còn lưu lại của Việt Nam từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVIII mà điển hình là bộ Quốc triều hình luật (thường gọi là Luật Hồng Đức), thừa kế chính là điểm nổi bật nhất của pháp luật thời kì này. Xét về mặt lịch sử pháp luật thời nhà Lê thì những quy định về quan hệ tài sản và thừa kế trong gia đình Việt Nam được ban hành từ rất sớm. Chẳng hạn, các quy định về điền sản để áp dụng cho tư điền sản là do vua Lê Nhân Tông ban hành vào niên hiệu Thái Hoà thứ 7(1949). Hoặc các điều quy định về hương hỏa cũng vậy. Trong bộ Quốc triều hình luật, các điều 388, 389, 391 được ghi rất rõ, năm thứ 3 niên hiệu Quang Thuận(1462) Và xét về mặt nội dung, các quy định về thừa kế trong pháp luật thời Lê tương đối ổn định, rất ít thay đổi theo thời gian. Với những quy định cụ thể về thừa kế, các thức tạo lập và chứng nhận chúc thư, về những điều kiện liên quan đến hương hoả, pháp luật thời Lê từ thế kỉ XV- thế kỉ XVIII, bên cạnh những tư tưởng truyền thống của xã hội phong kiến phương Đông, cũng phản ánh cả những tư tưởng tiến bộ, những nét độc đáo rất riêng của xã hội Việt Nam. Chế định thừa kế trong cổ luật đã được kế thừa và phát triển và ngày càng được hoàn thiện cho tới nay. Có thể nói, thừa kế là một quan hệ pháp luật có nội dung kinh tế - xã hội sâu sắc, xuất hiện đồng thời có mối quan hệ hữu cơ với quan hệ sở hữu và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Ngoài ra, quyền thừa kế còn là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định tại Điều 58 Hiến pháp năm 1992 và được quy định trong phần thứ 4 của Bộ luật Dân sự.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...