A. PHẦN MỞ ĐẦU. 1. Lý do chọn đề tài. Thừa kế di sản chính là sự chuyển dịch tài sản và quyền sở hữu tài sản của cá nhân người đã chết cho cá nhân, tổ chức có quyền hưởng thừa kế; người thừa kế trở thành chủ sở hữu của tài sản được hưởng theo di chúc hoặc theo pháp luật. Với ý nghĩa có tầm quan trọng như vậy, nên trong bất kỳ chế độ xã hội có giai cấp nào, vấn đề thừa kế cũng có vị trí quan trọng trong các chế định pháp luật nói chung và bản thân nó cũng phản ánh phần nào bản chất chế độ xã hội đó, thậm chí còn phản ánh được tính chất từng giai đoạn trong quá trình phát triển của một chế độ xã hội nói riêng. Trên thế giới nói chung chế định thừa kế là một trong những chế định quan trọng của pháp luật dân sự các nước.Trong tư pháp quốc tế nó vẫn giữ nguyên vai trò của nó nhưng được nhìn nhận với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài khi: ít nhất một trong các bên để lại thừa kế hoặc bên nhận thừa kế là người nước ngoài hoặc thường trú ở nước ngoài; tài sản thừa kế tồn tại ở nước ngoài; di chúc được lập ở nước ngoài. Ở nước ta, từ năm 1945 đến nay pháp luật thừa kế được xây dựng và hoàn thiện phù hợp với các quan hệ xã hội xã hội chủ nghĩa (XHCN), theo đó quyền và lợi ích về tài sản của công dân được chú ý bảo vệ phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. lịch sử đã cho thấy rằng, quyền thừa kế nói chung và quyền thừa kế theo pháp luật nói riêng của công dân Việt Nam có sự biến đổi theo hướng ngày càng mở rộng và có sự phụ thuộc vào thành quả phát triển kinh tế - xã hội qua các thời kỳ và được mở rộng tương ứng với quan điểm, cách nhìn nhận đúng đắn hơn đối với mối quan hệ giữa người có tài sản để lại và những người thừa kế. Trong những năm qua Nhà nước ta đã đề ra và thực hiện nhiều chủ trương, đường lối nhằm đổi mới toàn diện đất nước, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần; nhiều hình thức sở hữu được thừa nhận như một quy luật tất yếu, trong đó hình thức sở hữu tư nhân đã có được vị trí quan trọng. Việc thực hiện tốt các chủ trương, đường lối đó đã tạo thêm cơ sở cho sự phát triển quyền thừa kế của công dân Việt Nam. Với cơ chế thị trường mở pháp luât luật nước ta cụ thể hóa vấn thừa theo pháp luật trong tư pháp quốc tế để phù hợp với thông lệ quốc tế, hội nhập kinh tế với các nước trên thế giới. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu góp phần nhỏ bé của mình vào chế định thừa kế phù hợp với xã hội và thông lệ quốc tế. 2. Ý nghĩa nghiên cứu đề tài. Việc nghiên cứu đề tài "thừa kế theo pháp luật trong tư pháp quốc tế và thực tiễn ở Viêt Nam” nhằm làm rõ loại hình thừa kế di sản tuân theo các nguyên tắc, điều kiện, trình tự và thủ tục do pháp luật quy định, mà không phụ thuộc vào sự định đoạt ý chí của người có tài sản để lại. Đó chính là việc vừa hệ thống hóa các quy phạm pháp luật thừa kế Việt Nam và thế giới, vừa phân tích và đánh giá hiệu quả điều chỉnh của chế định pháp luật về thừa kế, từ đó một mặt góp phần hoàn chỉnh lý luận khoa học đối với chế định pháp luật quan trọng này, mặt khác, giải quyết tốt vấn đề lý luận cũng giúp cho việc thi hành, áp dụng cũng như hoàn thiện các qui định về thừa kế theo pháp luật, nâng cao hiệu quả điều chỉnh của chúng. 3. Đối tượng nghiên cứu. Trong đề tài này tôi tập trung nghiên cứu về thừa kế theo pháp luật của một số nước trên thế giới và thừa kế theo pháp luật của Việt Nam, qua đó so sánh pháp luật của các nước đó với pháp luật Việt Nam.Tìm hiểu thực tiễn áp dụng thừa kế theo pháp luật trong tư pháp quốc tế tại Việt Nam và Tòa Án nhân dân thành phố Huế - tỉnh thừa thiên Huế. Bằng cách đi sâu vào nghiên cứu phần lý luận, thực tiễn và đưa ra các hạn chế từ đó ra các giải pháp để hoàn thiện hơn nữa về pháp luật thừa kế trong tư pháp quốc tế. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài xây dựng các khái niệm thừa kế, khái niệm quan hệ pháp luật thừa kế, khái niệm quyền thừa kế và khái niệm thừa kế theo pháp luật . Phân tích, lập luận để làm rõ quá trình xây dựng và phát triển những qui định pháp luật thừa kế trong tư pháp quốc tế Việt nam và một số nước trên thế giới 4. Phương pháp nghiên cứu. Để hoàn thành đề tài “ thừa kế theo pháp luật trong tư pháp quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam” tôi đã sử dụng một số biện pháp sau: Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử. 5. Kết cấu đề tài. Đề tài này gồm ba phần: phần A là phần mở đầu; phần B là phần nội dung; phần C là phần kết luận. Phần B gồm 3 chương: Chương 1 là thừa kế theo pháp luật trong tư pháp quốc tế. Chương 2 là thực tiễn áp dụng theo pháp luật kế tại Việt Nam và địa bàn kiến tập. Chương 3 là hạn chế, nguyên nhân và giải pháp; phần thứ ba là phần kết luận. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đaị học Huế (2009), Giáo trình tư pháp Quốc tế, Nxb Công An nhân dân. 2. Đại học luật Hà Nội (2008), Giáo trình Tư pháp quốc, Nxb Tư pháp. 3. Nguễn Thị Hồng Trinh (2010), Tập bài giảng tư pháp quốc tế, Đại hcj Huế. 4. Quốc Hội nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1995), Bộ luật dân sự, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội. 5. Quốc Hội Nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội. 6. Tòa Án nhân dân thành phố Huế (2011), Báo cáo về số liệu về giải quyết các vụ việc thừa kế có yếu tố nước ngoài. 7. TS. Đỗ Văn Đại – PGS.TS. Mai Hồng Quỳ (2006), Tư pháp quốc tế Việt Nam, Nxb đại học quốc gia Tp Hồ Chí Minh. 8. www.thuake.org.