Luận Văn Thừa kế có yếu tố nước ngoài

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Thừa kế có yếu tố nước ngoài

    Mục Lục


    Lời nói đầu Trang 1


    Chương 1: Khái quát chung về thừa kế Trang 3


    1.1. Lịch sử hình thành và phát triển về thừa kế Trang 3


    1.1.1. Giai đoạn trước cách mạng tháng Tám 1945 Trang 3


    1.1.2. Giai đoạn từ 1945 đến trước ngày có pháp lệnh


    thừa kế năm 1990 Trang 4


    1.1.3. Giai đoạn pháp lệnh 1990 được ban hành đến trước


    ngày bộ luật dân sự 1995 có hiệu lực Trang 5


    1.1.4. Giai đoạn bộ luật dân sự 1995 có hiệu lực đến trước


    ngày bộ luật dân sự 2005 có hiệu lực Trang 5


    1.1.5. Giai đoạn bộ luật dân sự 2005 có hiệu lực đến nay Trang 6


    1.2. Khái niệm và những qui định cơ bản của thừa kế Trang 6


    1.2.1. Khái niệm .Trang 6


    1.2.2. Các qui định cơ bản Trang 7


    1.3. Khái niệm và những đặc trưng cơ bản về thừa kế có yếu


    tố nước ngoài .Trang 8


    1.3.1. Khái niệm .Trang 8


    1.3.2. Đặc trưng Trang 9


    1.3.2.1. về chủ thể .Trang 9


    1.3.2.1.1 Công dân Việt Nam Trang 9


    1.3.2.1.2 Người nước ngoài .Trang 10


    1.3.2.1.3 Pháp nhân Việt Nam Trang 12


    1.3.2.1.4 Pháp nhân nước ngoài .Trang 13


    1.3.2.1.5 Quốc gia Trang 14


    1.3.2.2. về khách thể Trang 15


    1.3.2.3. Sự kiện pháp lý .Trang 16


    1.3.3. Phương pháp điều chỉnh .Trang 16


    1.3.3.1 Định nghĩa .Trang 16


    1.3.3.2 Phương pháp điều chỉnh .Trang 16


    1.3.3.2.1 Phương pháp điều chỉnh trực tiếp Trang 16


    1.3.3.2.2 Phương pháp điều chỉnh gián tiếp Trang 17


    1.3.4. Các nguyên tắc cơ bản được áp dụng trong quan hệ thừa kế .Trang 18


    1.3.4.1 Nguyên tắc luật quốc tịch Trang 18


    1.3.4.2 Nguyên tắc luật nơi cư trú .Trang 19


    1.3.4.3 Nguyên tắc luật nơi có vật Trang 20


    1.3.4.4 Nguyên tắc luật tòa án Trang 20


    1.3.4.5 Nguyên tắc nơi thực hiện hành vi Trang21


    Chương 2: Pháp luật về thừa kế cố yếu tố nước ngoài Trang 22


    2.1. Thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài Trang 22


    2.1.1 về năng lực lập di chúc .Trang 24


    2.1.2 về hình thức di chúc .Trang 26


    2.1.2.1 Di chúc bằng văn bản .Trang 27


    2.1.2.2 Di chúc miệng Trang 29


    2.1.2.3 So sánh với một số nước Trang 30

    2.1.3 về nội dung di chúc Trang 33


    2.1.4 Hiệu lực của di chúc Trang 34


    2.2 Thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài .Trang 35


    2.2.1 Những trường hợp thừa kế theo pháp luật Việt Nam .Trang 36


    2.2.2 Diện thừa kế Trang 37


    2.2.3 Hàng thừa kế . Trang 38


    2.3 Di sản không người thừa kế Trang 41


    Chương 3: Thực tế áp dụng pháp luật giải quyết xung đột


    về thừa kế cố yếu tố nước ngoài và một số đề xuất Trang 44


    3.1 Pháp luật áp dụng về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài Trang 44


    3.2 Một số đề xuất hoàn thiện pháp luật Việt Nam .Trang 50


    Kết Luận Trang 52
    LỜI MỞ ĐẦU
    l. Lý do chọn đề tài


    Quyền để lại thừa kế và quyền thừa kế là những quyền cơ bản của công dân. Những quyền ấy luôn luôn được pháp luật của nhiều nước trên thế giới quan tâm, theo dõi và bảo vệ. Việt Nam là một trong những nước đang phát triển và có nền văn hóa vói các truyền thống đạo đức lâu đời được truyền từ đời này sang đòi khác nên vấn đề thừa kế luôn được coi trọng. Ngày nay, do quá trình hợp tác, mở rộng quan hệ hợp tác để hội nhập vói thế giới giữa các nước diễn ra mạnh mẽ, đa dạng nên quan hệ thừa kế không chỉ diễn ra trong phạm vi một quốc gia mà đã vượt qua biên giới của một quốc gia- quan hệ đó là thừa kế có yếu tố nước ngoài, về nguyên tắc các vấn đề nảy sinh trong lĩnh vực thừa kế ở phạm vi một quốc gia thì sẽ do pháp luật quốc gia đó điều chỉnh. Thế nhưng, các hệ thống pháp luật của những quốc gia khác nhau lại có những quy định khác nhau về thừa kế có yếu tố nước ngoài hoặc có những qui định giống nhau nhưng cách giải thích khác nhau. Điều này dẫn đến việc giải quyết về vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài gặp nhiều khó khăn và phức tạp, chính các xung đột pháp luật đó đã tạo rào cản không nhỏ cho việc giao lưu hợp tác giữa các nước. Hòa nhập vào sự phát triển chung của thế giới pháp luật Việt Nam cũng từng bước phát triển về các vấn đề dân sự có yếu tố nước ngoài . Bộ luật dân sự 1995 đánh dấu cho sự phát triển của pháp luật nước ta là việc một loạt các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được điều chỉnh bởi các quy phạm xung đột nhưng chế định thừa kế còn để trống. Đen bộ luật dân sự 2005, chế định thừa kế có yếu tố nước ngoài chỉ được quy định vỏn vẹn trong hai điều luật. Điều 767 và điều 768 tuy đã đưa chế định thừa kế có yếu tố nước ngoài vào một bộ luật cụ thể nhưng bấy nhiêu đó vẫn chưa đủ để điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài vốn phức tạp và đa dạng. Với những lý do vừa nêu góp phần tạo nên động lực cho tôi chọn đề tài “thừa kế có yếu tố nước ngoài” làm đề tài nghiên cứu.


    2. Phạm vi nghiên cứu


    Trong quá trình nghiên cứu luận văn, em đã tìm hiểu và phân tích một số vấn đề khái quát về thừa kế trong nước và thừa kế có yếu tố nước ngoài, về các quy định chọn luật áp dụng của pháp luật Việt Nam và một số Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký với các quốc gia để điều chỉnh quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài và thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài. Đồng thời cũng phân tích vấn đề di sản không người thừa kế và pháp luật áp dụng đối vói động sản và bất động sản không người thừa kế. Em cũng tìm hiểu về thực tiễn chọn luật áp dụng để giải quyết xung đột về thừa kế có yếu tố nước ngoài của pháp luật nước ta và một số nước trên thế giói qua đó đưa ra giải pháp cho luật hiện hành.


    3. Mục tiêu nghiên cứu


    Trong xu thế hội nhập và phát triển toàn cầu như hiện nay, thừa kế có yếu tố nước ngoài cũng từng bước hình thành và phát triển do đó việc nghiên cứu và tìm các giải pháp để hoàn thiện hơn chế định này trong pháp luật mỗi quốc gia là điều hết sức cần thiết. Xuất phát từ nhu cầu cần thiết của pháp luật hiện nay, đề tài của tôi nhằm làm rõ các quy định của pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài nêu lên những vướng mắc của pháp luật hiện hành, cũng như nêu và phân tích các quy định chọn luật áp dụng đối vói thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài qua đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị của bản thân để góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Đe tài được nghiên cứu thông qua các phương pháp như: phân tích câu chữ của luật viết, so sánh, diễn dịch, tổng hợp các vấn đề đồng thòi đưa ra các ví dụ cụ thể . nhằm hiểu rõ hơn các qui định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế về thừa kế có yếu tố nước ngoài.


    5. Cơ cấu đề tài


    Ngoài lời nói đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương:


    Chương 1: Khái quát chung về thừa kế


    Chương 2: Pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài


    Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết xung đột về thừa kế và các giải pháp hoàn thiện


    Đề tài là công trình nghiên cứu của bản thân, bên cạnh đó tôi cũng nhận được sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè. Trong quá trình nghiên cứu dù đã tìm hiểu và làm việc với rất tích cực nhưng đây là lần đầu tiên tôi nghiên cứu một đề tài khoa học, do nguồn tài liệu tham khảo ít và kiến thức của tôi về đề tài có giới hạn nên không tránh khỏi thiếu xót, chỉ dựa trôn lý thuyết chưa đi vào thực tiễn. Nhưng trong chừng mực nào đó tôi hi vọng đề tài của mình sẽ là nguồn tài liệu cho nhưng ai quan tâm và yêu thích vần đề này.


    Tôi cũng xin chân thành cảm ơn cô Bùi Thị Mỹ Hương đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài của mình đồng thòi gỏi lời toi ân đến quý thầy cô trong khoa đã trang bị cho tôi kiến thức phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.


    Cuối cùng, em mong nhận được sự thông cảm và đóng góp của thầy cô, bạn bè giúp cho đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...