Tiến Sĩ Thừa cân béo phì ở trẻ mẫu giáo quận 5 thành phố Hồ Chí Minh và hiệu quả giáo dục sức khỏe

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 17/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
    NĂM 2014

    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    DANH MỤC CÁC HÌNH
    DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
    Trang
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6
    1.1. Sự phát triển của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo . 6
    1.2. Dịch tễ học thừa cân béo phì ở trẻ em . 6
    1.3. Tình hình thừa cân béo phì trên thế giới . 14
    1.4. Tình hình thừa cân béo phì tạiViệt Nam . 17
    1.5. Cơ chế sinh lý thừa cân béo phì 19
    1.6. Các yếu tố nguy cơ thừa cân béo phì 21
    1.7. Tác hại của thừa cân béo phì . 29
    1.8. Can thiệp phòng chống thừa cân béo phì ở trẻ em 30


    CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 42
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 42
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 43
    2.3. Các bước tiến hành . 53
    2.4. Vấn đề y đức 54


    CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ . 55
    3.1. Đặc tính dân số học của mẫu nghiên cứu 55
    3.2. Liên quan các yếu tố nguy cơ với tình trạng thừa cân béo phì của trẻ . 62
    3.3. Đánh giá hiệu quả biện pháp truyền thông giáo dục sức khoẻ giảm nguy cơ thừa cân béo phì ở trẻ 83
    CHƯƠNG 4 – BÀN LUẬN 97
    4.1. Xác định tỉ lệ thừa cân béo phì 97
    4.2. Xác định mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với tình trạng thừa cân béo phì của trẻ . 98
    4.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe . 106
    KẾT LUẬN . 117
    KIẾN NGHỊ 120

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Năm 2008, theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số người thừa cân béo phì đã tăng gấp đôi so với năm 1980, trên thế giới có khoảng 1,4 tỉ người lớn từ 20 tuổi trở lên bị thừa cân béo phì; trong đó có 500 triệu là béo phì (200 triệu ở nam giới và 300 triệu ở nữ giới). Năm 2005 có 20 triệu trẻ dưới 5 tuổi bị thừa cân béo phì (tăng lên 40 triệu theo số liệu năm 2011) [139]. Dự đoán đến năm 2015 có khoảng 2,3 tỉ người lớn bị thừa cân béo phì; trong đó hơn 700 triệu là béo phì [145]. Sự gia tăng số người thừa cân béo phì từ 200 triệu năm 1995 lên 300 triệu năm 2000, 400 triệu năm 2005 và 500 triệu năm 2008 cho thấy đây là một gánh nặng y tế trong tương lai. Ước tính thừa cân béo phì và các hậu quả của nó làm tiêu tốn khoảng 2% đến 7% tổng chi tiêu y tế [24]. Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy chi phí điều trị cho thừa cân béo phì và bệnh liên quan ở trẻ em 6 – 17 tuổi gia tăng ba lần, từ 35 triệu đô la Mỹ, chiếm 0,43% tổng chi phí điều trị bệnh viện giai đoạn 1979-1981, lên 127 triệu đô la Mỹ, chiếm 1,70% tổng chi phí điều trị bệnh viện giai đoạn 1997-1999 [129]. Thừa cân béo phì là đại dịch không chỉ giới hạn ở các nước công nghiệp, mà đến 115 triệu người thừa cân béo phì là ở các nước đang phát triển, tốc độ gia tăng cao tại các thành thị [24],[135],[137]. Tốc độ gia tăng thừa cân béo phì là đáng báo động. Tình hình gia tăng thừa cân béo phì xảy ra nhanh chóng không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển [134],[135],[138]. Năm 1997, Ban chuyên gia tư vấn Tổ chức Y tế Thế giới nhận định tình hình thừa cân béo phì ở trẻ nhỏ là một vấn đề sức khỏe phát sinh mới cần được quan tâm [133]. Năm 2000, Tổ chức Y tế Thế giới xem thừa cân béo phì là một dịch bệnh và kêu gọi các nước có hành động nhanh chóng đối phó nạn dịch này [134].
    Nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy khoảng 1/3 trẻ nhỏ thừa cân béo phì sẽ tiếp tục thừa cân béo phì đến khi trưởng thành [91]. Thừa cân béo phì cũng là một trong các nguyên nhân góp phần gia tăng các bệnh mạn tính ở người trưởng thành như tăng huyết áp, đái tháo đường. Thừa cân béo phì, đái tháo đường, tăng huyết áp đều là gánh nặng cho ngành y tế và cho xã hội. [74]. Ở trẻ nhỏ, thừa cân béo phì có thể khiến trẻ mặc cảm, bị bạn bè trêu chọc, thiếu tự tin, ảnh hưởng đến thành tích học tập [83]. Nghiên cứu những ảnh hưởng bất lợi của thừa cân béo phì ở học sinh 6-15 tuổi tại Bình Định cho thấy ở trẻ thừa cân béo phì 84% bị rối loạn lipid máu, 22% gia tăng huyết áp tâm thu và 16% bị tổn thương tâm lý [47]. Tại các nước đang phát triển, cùng với tăng trưởng kinh tế là hiện tượng chuyển tiếp về dinh dưỡng với sự thay đổi chế độ ăn và gia tăng năng lượng trong khẩu phần. Chuyển tiếp dinh dưỡng gắn với chuyển tiếp về kinh tế và nhân khẩu học tạo nên gánh nặng kép về bệnh liên quan dinh dưỡng: gánh nặng suy dinh dưỡng vẫn còn cao lại tăng thêm gánh nặng thừa cân béo phì [28]. Gánh nặng kép nói trên cũng xảy ra ở trẻ em Việt Nam: trong khi suy dinh dưỡng chưa được giải quyết hoàn toàn lại xuất hiện thêm tỉ lệ thừa cân béo phì gia tăng nhanh, nhất là tại các đô thị lớn [31]. Tại Việt Nam, các cuộc điều tra nhân khẩu học trước năm 1995 cho thấy tỉ lệ thừa cân béo phì không đáng kể [14]. Năm 2000 điều tra tại các thành phố lớn cho thấy tỉ lệ thừa cân béo phì ở lứa tuổi học sinh tiểu học Hà Nội là 10% [14], thành phố Hồ Chí Minh là 12% [26]. Năm 2011, báo cáo tình hình dinh dưỡng quốc gia ở trẻ dưới 5 tuổi trên toàn quốc cho tỉ lệ thừa cân béo phì là 4,8% và tăng gấp 6 lần so với số liệu năm 2000 [62].
    Khảo sát tại các thành phố lớn Việt Nam như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đều cho thấy có hiện tượng gia tăng tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo và học sinh tiểu học. Tại thành phố Hồ Chí Minh, điều tra của Nguyễn Thị Kim Hưng qua các năm cho thấy tỉ lệ thừa cân béo phì 4-5 tuổi vào các năm 1995, 2000 tương ứng là 2,5% và 3,1% [26]. Điều tra của Huỳnh Thị Thu Diệu năm 2006 ở lứa tuổi tiền học đường xác định tỉ lệ thừa cân béo phì là 20,5%; trong đó béo phì là 16,3% [76]. Tại Hà Nội, theo dõi tình trạng thừa cân béo phì của học sinh Hà Nội từ 1995 - 2000 cho thấy tình trạng thừa cân béo phì có xu hướng tăng ở tất cả lứa tuổi từ 2,6% năm 1995 lên 5,6% năm 2000 [14]. Tại Nha Trang, theo dõi diễn biến thừa cân béo phì ở trẻ em tiểu học thành phố Nha Trang cho thấy tỉ lệ thừa cân béo phì tăng nhanh từ 2,7% năm 1997 lên 5,9% năm 2001 [1]. Tại Đà Nẵng, trong năm học 2006-2007, Ngô Văn Quang và cộng sự đã xác định tỉ lệ thừa cân béo phì của học sinh tiểu học là 4,9% theo BMI theo tuổi [42]. Xem xét các nguyên nhân gây thừa cân béo phì, phần lớn các trường hợp là do tăng năng lượng khẩu phần ăn, giảm hoạt động thể lực hoặc kết hợp của cả hai yếu tố nêu trên [2],[8]. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân bệnh lý gây thừa cân béo phì ít gặp hơn như rối loạn nội tiết (tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục) hoặc do u não, chấn thương não [8]. Dự báo tỉ lệ thừa cân béo phì sẽ có xu hướng tiếp tục tăng cao do sự gia tăng đô thị hóa làm gia tăng thói quen ít hoạt động thể lực và do xu hướng chuyển sang chế độ ăn kiểu Tây phương: ăn nhiều thức ăn chế biến sẵn năng lượng cao, nhiều chất béo [134],[135]. Ðể có thể can thiệp hiệu quả phòng chống thừa cân béo phì ở trẻ, cần xác định những yếu tố nguy cơ. Tìm hiểu yếu tố nguy cơ thừa cân béo phì ở học sinh hai trường tiểu học tại Hà Nội, Lê Thị Hải và cộng sự cho thấy các yếu tố ảnh hưởng tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ là: khẩu phần ăn, tập quán ăn uống, yếu tố kinh tế xã hội, tính chất gia đình, nhận thức của cha mẹ học sinh. Tác giả còn thấy trẻ thừa cân béo phì thường ăn nhanh, có cảm giác thèm ăn, thích ăn loại thức ăn nhiều mỡ [14] Các yếu tố nguy cơ về dinh dưỡng như yếu tố văn hóa, dân tộc, tầng lớp xã hội, tôn giáo cũng có thể ảnh hưởng đến lượng thức ăn đưa vào cơ thể và gây thừa cân béo phì [135]. Theo Trương Công Hòa, yếu tố nguy cơ thừa cân béo phì ở một điều tra tại trường mẫu giáo tại quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh năm 2005: trẻ háu ăn tại trường, trẻ có thói quen ăn nhanh tại gia đình. Tuy vậy, tiền sử bú mẹ lại là yếu tố bảo vệ cho trẻ [21]. Các tài liệu nghiên cứu nước ngoài còn phát hiện các yếu tố nguy cơ thừa cân béo phì: trẻ có cân nặng lúc sanh thấp [79], có cha/mẹ thừa cân [107],[117], trẻ thường uống nước ngọt [102],[131], có thời gian xem truyền hình hoặc chơi vi tính trên 2 giờ/ngày [89], trẻ ngủ ít [93],[121]. Dựa trên nghiên cứu trên, một can thiệp phòng chống thừa cân béo phì bằng cách giảm thời gian xem truyền hình trong 6 tháng ở trẻ lớp 3, lớp 4 đã có kết quả tốt. Trẻ được can thiệp giảm thời gian xem truyền hình, giảm thói quen vừa xem truyền hình vừa ăn qua đó giảm BMI nhiều hơn so với trẻ nhóm chứng [123].

    Can thiệp phòng chống thừa cân béo phì có thể cho kết quả khả quan. Năm 2004, Trần Thị Phúc Nguyệt và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu thực trạng thừa cân béo phì ở trẻ 4-6 tuổi nội thành Hà Nội và thử nghiệm một giải pháp can thiệp cộng đồng đạt kết quả tốt [38]. Các kết quả nghiên cứu can thiệp tại trường cho kết quả tốt. Ðiều này thúc đẩy việc nghiên cứu tìm giải pháp can thiệp cộng đồng qua truyền thông giáo dục sức khỏe cho phụ huynh trẻ và giáo viên nhà trường nhằm giảm tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ mẫu giáo tại thành phố Hồ Chí Minh. Câu hỏi nghiên cứu đặt ra: Tỉ lệ thừa cân béo phì ở trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non mẫu giáo trên địa bàn quận 5 là bao nhiêu? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ mẫu giáo? Biện pháp can thiệp bằng truyền thông giáo dục sức khoẻ cho phụ huynh và giáo viên nhà trẻ tại trường có làm giảm các yếu tố nguy cơ thừa cân béo phì ở trẻ? Giả thuyết nghiên cứu được nêu ra là các yếu tố sau đây là yếu tố nguy cơ cho tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ: thói quen ăn uống, thói quen/tần suất sử dụng thực phẩm của trẻ, thời gian họat động tĩnh tại và vận động của trẻ, trình độ học vấn của phụ huynh, kiến thức của mẹ về dinh dưỡng, thái độ của mẹ đối với tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ. Biện pháp can thiệp bằng các hình thức truyền thông giáo dục sức khoẻ phù hợp cho giáo viên và phụ huynh học sinh sẽ giúp thay đổi kiến thức của mẹ về dinh dưỡng, thái độ của mẹ đối với tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ, chế độ ăn, thói quen ăn uống của trẻ, thời gian hoạt động thể chất của trẻ. Truyền thông giáo dục sức khỏe sẽ góp phần làm giảm yếu tố nguy cơ thừa cân béo phì ở trẻ. Mục tiêu nghiên cứu
    1. Xác định tỉ lệ thừa cân béo phì ở học sinh mẫu giáo quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
    2. Xác định mối liên quan của các yếu tố: đặc tính dân số học, chế độ ăn, thói quen ăn uống của trẻ, hoạt động thể chất của trẻ, kiến thức và thái độ về thừa
    cân béo phì của mẹ với tình trạng thừa cân béo phì ở học sinh mẫu giáo quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
    3. Ðánh giá hiệu quả một can thiệp cộng đồng bằng truyền thông giáo dục sức khoẻ tại trường mẫu giáo nhằm giảm yếu tố nguy cơ thừa cân béo phì học sinh mẫu giáo quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
     
Đang tải...