Sách Thử viết lại cổ sử Việt Nam

Thảo luận trong 'Sách Lịch Sử - Địa Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thử viết lại cổ sử Việt NamĐôi lời giới thiệu

    Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt nhận được bài biên khảo “Thử viết lại cổ sử Việt Nam” của Tác giả Trương Thái Du dưới đây. Nhận thấy bài viết được tham khảo khá công phu và tác giả đã nêu lên một số điều mới lạ, Ban biên tập xin trân trọng giới thiệu với quí vị độc giả.

    Những ý kiến và quan điểm về tài liệu lịch sử của tác giả trong bài viết không hẳn là ý kiến và quan điểm của Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt. Tuy nhiên tất cả những bài viết quan niệm rằng “Tổ Tiên Oai Hùng, Con Cháu Hãnh Diện” đều phù hợp với quan điểm và chủ trương của Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt.

    ____________________________________________________



    Lịch sử Việt Nam từ thời Mê Linh liệt nữ trở về trước luôn là sự khơi gợi khám phá và thách thức cho bản thân tôi. Bằng những con đường không “chiêu thức” của một kẻ viễn kiến ngôi đền sử học, tôi đã tự tìm hiểu khoảng thời gian kia bằng dăm bài viết, có tham khảo một số sách vở và thư tịch cổ Việt Nam cũng như Trung Quốc. Khi hệ thống những bài viết này [1] hoàn thành, cũng là lúc nhận thức của tôi về thời bán sử Việt Nam bước qua một trang mới. Những nhầm lẫn và mâu thuẫn lộ liễu sẽ được thanh lọc, mạch sử đơn lẻ được tổng hợp lại để thành trang viết mới dài hơi hơn, cụ thể hơn. Tóm tắt nghiên cứu:

    Giao Chỉ nguyên nghĩa là một khái niệm nói về vùng đất phía nam vương quốc của Đường Nghiêu – Ngu Thuấn. Giao Chỉ đầu thời Chu chính là đất Sở (Hồ Bắc, Trung Quốc). Giao Chỉ cũng còn gọi là Cơ Chỉ hoặc Cơ Sở, nó hàm nghĩa luôn tên nước Sở thời Xuân Thu và Chiến Quốc. Giao Chỉ nửa cuối thời Chiến Quốc ở phía nam nước Sở. Giao Chỉ thời Tần là Tượng Quận, Giao Chỉ thời Tây Hán là bắc bộ Việt Nam. Chỉ đến thời Đông Hán, Giao Chỉ mới biến thành địa danh cố định và xác thực trên địa đồ. Đóng khung bởi kiến thức thiên văn thời Tần – Hán, Nhật Nam nghĩa là vùng đất phía nam mặt trời, là bán cầu nam, Cửu Chân là Chân Trời, Xích Đạo. Có thể người Trung Quốc không lầm, hơn ai hết họ hiểu Giao Chỉ là gì nhưng họ cố ý tung hỏa mù và diễn dịch sai lạc ý nghĩa của từ Giao Chỉ. Đây là phương diện học thuật trong tổng thể âm mưu thực dân của đế quốc Hán. Kẻ “bé cái lầm” là ai nếu không phải nền sử học non yếu của người Việt Nam?


    Nhà nước Văn Lang sơ khai của người Lạc Việt được hình thành tại Động Đình Hồ (Hồ Nam, Trung Quốc) khoảng năm Nhâm Tuất 1199 TCN. Các vua Hùng cuối cùng trong số 18 vua Hùng đã chạy giặc Sở xuyên qua đồng bằng Tây Giang, Quảng Tây, Trung Quốc, xuống vùng Phong Châu thuộc đồng bằng sông Hồng khoảng TK 7 đến TK 8 TCN.


    Địa bàn của người Lạc Việt cổ gồm Hồ Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Bắc Việt Nam và đảo Hải Nam. Người Lạc Việt gọi tổ quốc mình là Đất Nước, khi phiên dịch qua Hán tự nó trở thành Âu Lạc. Do đó Lạc Việt chính là Nước Việt hay Việt (Thường?) quốc. Người Lạc Việt ủng hộ Triệu Đà lập nên nước Nam Việt có kinh đô tại Phiên Ngung cũng gọi nơi ấy là Âu Lạc. Từ đó sinh ra từ Tây Âu Lạc, nghĩa là vùng đất phía tây Phiên Ngung.


    Không ít cư dân Văn Lang Động Đình Hồ đã dừng lại bên con sông Tây Giang, Quảng Tây và cũng dựng nên một phiên bản giống như Văn Lang Phong Châu là Văn Lang Tây Giang. “Thục Vương tử” tên Phán của nước Thục (Quí Châu – Tây bắc Quảng Tây) đã thôn tính Văn Lang Tây Giang và dựng lên nước Tây Âu Lạc. Trong ngôn ngữ của Tư Mã Thiên, Tây Vu (vùng đất phía tây Nam Việt) chính là Tây Âu Lạc sau khi đã bị Triệu Đà thôn tính, nó không phải Tây Vu (vùng đất phía tây đồng bằng sông Hồng) thời Mã Viện. Thời Hán Vũ Đế, Tây Âu Lạc trở thành quận Hợp Phố. Người Lạc Việt ở Hợp Phố xưa hôm nay có thể là người Tráng. Truyền thống xem trống đồng là bảo vật linh thiêng của Lạc Việt vẫn được người Tráng lưu giữ. Ở nhiều ngữ cảnh, chữ Tráng đồng nghĩa với chữ Hùng trong từ Hùng Vương.


    Tây Âu nghĩa là Đất Tây, Lạc Việt nghĩa là Nước Việt, chúng nói về hai cộng đồng người Kinh – Thượng, hai lãnh thổ không có ranh giới chi tiết được tách ra từ nền văn minh Thần Nông hình thành ở bờ nam Trường Giang. Không tồn tại quốc gia Âu Lạc tại đồng bằng sông Hồng trước công nguyên. Sau năm 179 TCN người Lạc Việt ở Tây Âu Lạc (Quảng Tây) chạy giặc Triệu Đà xuống Bắc Việt đã dung hòa và pha trộn con người cũng như lịch sử với những người anh em cùng cội rễ Lạc Việt Động Đình Hồ. Chính cội rễ ấy đã che hết những mối nối ký ức, những khoảng trống và “mưu mô” của sử sách Trung Quốc, biến cổ sử Việt Nam thành một hệ thống vừa ít tư liệu vừa phức tạp nhưng cực kỳ mâu thuẫn
     
Đang tải...