Luận Văn Thủ tục tố tụng trọng tài

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Thủ tục tố tụng trọng tài

    MỤC LỤC


    LỜI MỞ ĐẦU .1


    1. Lý do chọn đề tài .1


    2. Mục đích nghiên cứu .2


    3. Phạm vi nghiên cứu .2


    4. Phương pháp nghiên cứu .2


    5. Bố cục luận văn 2


    Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI .4


    1.1 Quá trình hình thành trọng tài thương mại 4


    1.1.1 Quá trình hình thành trọng tài thương mại quốc tế 4


    1.1.2 Quá trình hình thành trọng tài thương mại trong nước 7


    1.2 Khái niệm và đặc điểm của trọng tài thương mại 11


    1.2.1 Khái niệm .11


    1.2.1 Đặc điểm của Trọng tài thương mại 11


    1.3 Các hình thức trọng tài .12


    1.3.1 Trọng tài vụ việc (trọng tài ad- hoc) 12


    1.3.2 Trọng tài quy chế .14


    1.4 Ưu điểm của Trọng tài thương mại so với các phương thức giải quyết tranh chấp khác 15


    1.4.1 Tôn trọng sự thỏa thuận của các bên 15


    1.4.2 Thủ tục đơn giản, linh hoạt .16


    1.4.3 Thời gian giải quyết nhanh chóng .16


    1.4.4 Nội dung tranh chấp được giữ bí mật .17


    1.4.5 Trọng tài có kiến thức chuyên môn cao .17


    Chương 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC TỐ TỤNG TRỌNG TÀI .19


    2.1 Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài 19


    2.1.1 Tranh chấp phát sinh phải là tranh chấp thương mại .19


    2.1.2 Có thỏa thuận trọng tài .20

    2.2 Ngôn ngữ và luật áp dụng để giải quyết tranh chấp 25


    2.2.1 Ngôn ngữ 25


    2.2.2 Luật áp dụng để giải quyết tranh chấp .26


    2.3 Khởi kiện, thụ lý tranh chấp 27


    2.3.1 Đơn khởi kiện 27


    2.3.2 Thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp .29


    2.3.2 Địa điểm giải quyết tranh chấp 30


    2.4 Thành lập Hội đồng Trọng tài .31


    2.4.1 Thành lập Hội đồng Trọng tài tại Trung tâm Trọng tài .31


    2.4.2 Thành lập Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập 33


    2.5 Giải quyết tranh chấp .34


    2.5.1 Chuẩn bị giải quyết tranh chấp 34


    2.5.2 Hòa giải 35


    2.5.3 Mở phiên họp giải quyết tranh chấp 36


    2.6 Quyết định trọng tài .37


    2.6.1 Nguyên tắc ra quyết định trọng tài .37


    2.6.2 Nội dung quyết định trọng tài 39


    2.6.3 Hiệu lực của quyết định trọng tài .41


    2.6.4 Thi hành quyết định trọng tài .42


    2.7 Hủy quyết định trọng tài 43


    2.7.1 Quyền yêu cầu hủy quyết định trọng tài 43


    2.7.2 Căn cứ hủy quyết định trọng tài .45


    Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN .50


    KẾT LUẬN .53


    Tài liệu tham khảo

    LỜI MỞ ĐẦU


    l.Lý do chọn đề tài


    Trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế có chế độ sở hữu khác nhau, các quan hệ kinh tế ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Mục đích tìm kiếm lợi nhuận chẳng những là động lực trực tiếp thúc đẩy quá trình mở rộng các giao lưu kinh tế, mà còn là lý do tồn tại của các chủ thể kinh doanh.


    Cùng với sự phát triển của các quan hệ kinh tế và dưới sự tác động trực tiếp của quy luật cạnh tranh, tranh chấp trong kinh doanh thương mại do vậy cũng trở nên phong phú hơn về chủng loại, gay gắt, phức tạp hơn về tính chất và quy mô. Chính vì vậy, việc áp dụng các hình thức và phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp, có hiệu quả là một đòi hỏi khách quan để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh doanh, bảo đảm nguyên tắc pháp chế; thông qua đó góp phần tạo lập môi trường pháp lý lành mạnh để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội.


    Chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường đang đặt ra yêu cầu đổi mới một cách sâu sắc và toàn diện hệ thống cơ quan tài phán kinh tế cho phù hợp với tính chất và đặc điểm của quan hệ kinh tế trong điều kiện mới. Trong đó, việc xây dựng tổ chức Trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp cũng là một trong những nội dung quan trọng. Việc hình thành các trung tâm trọng tài thương mại tạo điều kiện thiết thực cho các chủ thể kinh doanh thực hiện quyền tự do lựa chọn hình thức và biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của mình khi có tranh chấp xảy ra.


    Trọng tài chỉ là một trong số các phương thức giải quyết tranh chấp trong nền kinh tế thị trường. Ở nước ta, phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài đã xuất hiện khá lâu, tuy nhiên phương thức giải quyết tranh chấp này chưa thật sự phổ biến và chưa được nhiều người chú ý đến.


    Để góp phần giúp doanh nghiệp và dân chúng có những hiểu biết về phương thức giải quyết tranh chấp này và có thể sử dụng chúng vào giải quyết tranh chấp cho mình, việc làm rõ bản chất pháp lý, trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài là vấn đề hết sức cần thiết. Do đó, người viết chọn đề tài “Thủ tục tố tụng trọng tài ” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình, người viết mong muốn góp thêm căn cứ cho phương thức này sớm phát huy tác dụng cùng với phương thức giải quyết tranh chấp khác tạo sự ổn định cho các quan hệ kinh tế không ngừng phát triển, thông suốt và lành mạnh.


    2. Mục đích nghiên cứu


    Mục đích nghiên cứu luận văn này là tìm hiểu trình tự thủ tục tố tụng trọng tài theo quy định của pháp luật hiện hành, từ đó rút ra những điểm tích cực cũng như những hạn chế của thủ tục tố tụng trọng tài và đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn chỉnh khung pháp lý về thủ tuc tố tụng trọng tài nói riêng và Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 nói chung.


    3. Phạm vi nghiên cứu


    Thủ tục tố tụng trọng tài là một vấn đề khá rộng bao gồm nhiều vấn đề. Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ xoay quanh các vấn đề tố tụng trọng tài từ khi có đơn khởi kiện ra trọng tài đến khi thi hành quyết định trọng tài. Trong khuôn khổ luận văn cử nhân luật, tác giả không trình bày một cách chi tiết từng vấn đề mà chỉ trình bày những điểm cơ bản về thủ tục tố tụng trọng tài theo quy định của Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Trong quá trình nghiên cứu, trình này đề tài người viết sử dụng các phương pháp sau:


    ■ Phương pháp phân tích luật viết để làm rõ thêm các quy định của pháp luật.


    ■ Phương pháp phân tích đánh giá thực trạng, thực tế của thủ tục tố tụng trọng


    tài.


    ■ Phương pháp phân tích tổng họp, chủ yếu là phân tích các điều khoản của Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 nhằm đánh giá và nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện.


    ■ Phương pháp nghiên cứu so sánh: trong quá trình phân tích, so sánh người viết so sánh Pháp lệnh Trọng tài thương mại với Luật Mẩu UNCITRAL về trọng tài thương mại quốc tế, quy tắc tố tụng của ICC cũng như pháp luật về trọng tài của một số nước, từ đó rút ra những điểm khác nhau cũng như những ưu, nhược điểm của pháp luật Việt Nam về thủ tục tố tụng trọng tài.


    5. Bố cục luận văn


    Luận văn gồm 3 chương:


    Chương 1: “Khái quát chung về trọng tài thương mại”. Chương này giới thiệu khái quát lịch sử hình thành trọng tài thương mại quốc tể cũng như trọng tài Việt Nam, khái niệm, đặc điểm, các hình thức trọng tài và những ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài so với các phương thức khác.


    Chương 2: “Những quy định của pháp luật về thủ tục tố tụng trọng tài”. Chương này giới thiệu một số nội dung về trình tự, thủ tục tố tụng trọng tài.


    Chương 3: “Một số nhận xét và hướng hoàn thiện”. Chương này nêu lên một số nhận xét về thủ tục tố tụng trọng tài và đề một số đề xuất nhằm hoàn thiện thủ tục tố tụng trọng tài.


    Vì thời gian có hạn và kiến thức của người viết còn hạn chế nên trong quá trình nghiên cứu, trình bày luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự thông cảm và đóng góp của quý thầy cô và các bạn sinh viên để luận vãn được hoàn thiện tốt hơn.


    Xin cám ơn TS. Dư Ngọc Bích đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.


    Xin chân thành cám ơn!
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...