Tiểu Luận Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo Luật phá sản

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU.


    Trên thế giới, ở các quốc gia có nền thị trường phát triển, phá sản được coi là hiện tượng bình thường ở bất kì doanh nghiệp nào đang hoạt động. Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam, hiện tượng này cũng đang dần trở nên phổ biến. Đây là xu thế tất yếu, khách quan của quá trình cạnh tranh, quá trình đào thải và sự chọn lọc tự nhiên: các chủ thể làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả tất yếu phải chấm dứt sự tồn tại của mình qua việc bị tuyên bố phá sản và đương nhiên, chỉ có các chủ thể kinh doanh hoạt động thực sự có hiệu quả mới có thể tiếp tục tồn tại trong nền kinh tế thị trường ngày nay. Phá sản đã góp phần làm lành mạnh hóa thị trường, cơ cấu lại nền kinh tế, làm cho kinh tế thị trường trở nên đúng với bản chất của nó hơn. Tuy nhiên phá sản là một vấn đề từ lý luận đến thực tiễn là một quá trình tìm hiểu và nghiên cứu bởi khi một doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế và đặc biệt là quyền lợi của người lao động ít nhiều sẽ bị xáo trộn như tiền lương, các chế độ, việc làm và các vấn đề tiêu cực phát sinh và các khoản nợ của doanh nghiệp và hợp tác xã.
    Khi một doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản đã làm nảy sinh nhiều mối quan hệ phức tạp cần được giải quyết. Chẳng những quan hệ nợ nần giữa các chủ nợ với doanh nghiệp mắc nợ, quan hệ giữa doanh nghiệp mắc nợ với người lao động do tình trạng mất khả năng thanh toán nợ gây ra. Vì vậy việc giải quyết kịp thời các vấn đề đó có ý nghĩa rất quan trọng nhằm thiết lập một trật tự cần thiết để thúc đẩy sự phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo quyền chủ thể của các mối quan hệ hay các bên liên quan.
    Đối với nước ta việc phá sản vẫn là một vấn đề mới mẻ. Cho nên thực tiễn giải quyết phá sản của nước ta trong thời gian qua còn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Vì vậy mà việc tìm hiểu về những việc làm của doanh nghiệp, hợp tác xã trước khi lâm vào tình trạng phá sản là một vấn đề quá sâu rộng mà không thể nào giải quyết ngay trong ngày một ngày hai được mà đó là cả một quá trình nghiên cứu, tìm tòi và đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhất để các doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội cải thiện tình hình của doanh nghiệp mình, đưa doanh nghiệp mình thoát khỏi tình trạng đứng trước nguy cơ phá sản, giúp họ lập lại cân bằng, đưa doanh nghiệp đi vào hoạt động bình thường trở lại. Chính vì thế mà luật phá sản đã đặt ra những quy định riêng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội phục hồi hoạt động kinh doanh của mình, quay trở lại kinh doanh bình thường không phải tuyên bố phá sản. Trước những yêu cầu mới của nền kinh tế thị trường, việc quy định chặt chẽ và cụ thể về pháp luật phá sản càng trở nên cấp thiết. Vì vậy, chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản theo Luật phá sản năm 2004” để nghiên cứu và tìm hiếu sâu hơn về chế định này theo quy định của pháp luật hiện hành.

    Chương I. Những quy định của pháp luật Việt Nam và một số quốc gia điển hình trên thế giới về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
    1. Quy định của pháp luật Việt Nam về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...