Trong nền kinh tế thị trường, cơ chế “mạnh được – yếu thua” đã trở thành một cơ chế phổ biến mà bất cứ một doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) nào cũng không thể nằm ngoài guồng quay của nó. Trong xu hướng này, phá sản DN được coi là một hiện tượng chọn lọc tự nhiên tất yếu trong quá trình cạnh tranh để loại bỏ các DN, HTX hoạt động yếu kém và tạo cơ hội phát triển cho các DN, HTX làm ăn có hiệu quả. Phá sản trong nền kinh tế thị trường đã trở thành một hiện tượng thường gặp, và chính vì thế hiện tượng này không nằm ngoài sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật về kinh tế của mỗi quốc gia. Bên cạnh mục tiêu là tạo cơ chế pháp lí để chấm dứt hoạt động của DN lâm vào tình trạng phá sản thì pháp luật về phá sản ở hầu hết các quốc gia còn có một mục tiêu quan trọng nữa đó là giúp DN lâm vào tình trạng phá sản có thể phục hồi được hoạt động sản xuất (SX), kinh doanh (KD). Việc mở thủ tục phục hồi không chỉ giúp DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản tránh được kết cục không mong muốn mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc duy trì việc làm cho người lao động, bảo vệ quyền, lợi ích của chủ nợ và duy trì ổn định tình hình kinh tế. Chính bởi những nguyên nhân trên cùng với những yêu cầu mới của nền kinh tế thì trường trong việc hoàn thiện pháp luật về phá sản, Luật Phá sản năm 2004 (LPS 2004) đã có những quy định cụ thể, rõ ràng và mang nhiều đổi mới tiến bộ về trình tự, thủ tục phục hồi hoạt động KD của DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản. Đây được xem như một cơ hội rất tốt đối với những DN, HTX đang lâm vào tình trạng phá sản để khôi phục lại hoạt động SX KD của mình. Để hiểu rõ hơn những quy định của pháp luật mà cụ thể là LPS 2004 về thủ tục phục hồi hoạt động KD doanh của DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản, tiểu luận này xin nghiên cứu về đề tài “Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản theo Luật phá sản (2004)”