Chuyên Đề Thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

    1. Khái niệm thủ tục hành chính
    Một trong những đặc điểm cơ bản của nhà nước là tổ chức và hoạt động của nó theo trật tự pháp lý: Nghĩa là pháp luật quy định về cơ cấu tổ chức, thẩm quyền và trình tự, trật tự thực hiện thẩm quyền của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước trong việc giải quyết công việc thuộc nội bộ nhà nước và công việc liên quan đến cá nhân công dân hoặc tổ chức công dân.
    2. Các loại thủ tục hành chính
    Thủ tục hành chính được phân thành 3 nhóm: Thủ tục nội bộ, thủ tục liên hệ và thủ tục văn thư
    3. Cải cách thủ tục hành chính
    Thủ tục hành chính là cơ sở và điều kiện cần thiết để cơ quan nhà nước giải quyết công việc của dân và các tổ chức theo pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người và cơ quan có công việc cần giải quyết. Hiện nay thủ tục hành chính ở nước ta còn nhiều điểm yếu.
    Theo đó, thủ tục hành chính cần được cải cách theo những nội dung sau:
    + Tiếp tục phát hiện và xóa bỏ những thủ tục hành chính thiếu đồng bộ, chồng chéo, rườm rà, phức tạp, đã và đang gây trở ngại trong việc tiếp nhận và xử lý công việc giữa cơ quan nhà nước với nhau, giữa cơ quan nhà nước với công dân và tổ chức;
    + Tinh giảm thủ tục hành chính, loại bỏ những khâu xin phép, xét duyệt không cần thiết, giảm phiền hà, tạo thuận tiện, ít tốn kém cho nhân dân và các nhà kinh doanh, đồng thời bảo đảm sự quản lý theo pháp luật của các cơ quan hành chính, góp phần tích cực ngăn chặn và bài trừ tệ cửa quyền, sách nhiễu và các hành vi vi phạm pháp luật;
    + Thiết lập hệ thống thủ tục hành chính đơn giản, dễ tiếp cận, dễ thực hiện, công khai, minh bạch;
    + Xây dựng và thực hiện được các thủ tục giải quyết công việc đơn giản, rõ ràng, thống nhất, đúng pháp luật và công khai, vừa tạo thuận tiện cho công dân và tổ chức có yêu cầu giải quyết công việc, vừa có tác dụng ngăn chặn tệ cửa quyền, sách nhiễu và tham nhũng trong công chức nhà nước, đồng thời bảo đảm được trách nhiệm quản lý hành chính nhà nước, giữ vững kỷ cương, pháp luật;
    .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...