Luận Văn Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết trong tố tụng dân sự Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
    Khi một người biệt tích quá lâu khỏi nơi cư trú đã làm gián đoạn các quan hệ
    xã hội mà họ đã tham gia, làm ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của những
    người có liên quan đến họ trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động,
    kinh doanh, thương m ại Vì vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những
    người có liên quan đến người biệt tích trong các quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình,
    lao động, kinh doanh, thương mại pháp luật quy định các chủ thể này có quy ền y êu
    cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết.
    Vấn đề giải quyết yêu cầu tuy ên bố một người mất tích hoặc là đã chết lần
    đầu tiên được đề cập đến trong Thông tư số 03-NCLP ngày 03/3/1966 của
    TANDTC về trình tự giải quyết việc ly hôn. Sau đó, yêu cầu tuyên bố một người
    mất tích hoặc là đã chết được quy định tại Điều 10 PLTTGQCVADS và Nghị quyết
    số 03/HĐTP ngày 19 tháng 10 năm 1990 của Hội đồng thẩm phán TANDTC về
    hướng dẫn thi hành PLTTGQCVADS. Về cơ bản, việc xác định công dân mất tích
    hoặc là đã chết theo các quy định của pháp luật TTDS trước thời điểm BLTTDS
    được banh hành đều được thực hiện theo một thủ tục chung không tách thành thủ
    tục việc dân sự và thủ tục án dân sự.
    BLTTDS được Quốc hội khóa XI nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
    Nam thông qua ngày 15/6/2004 lần đầu tiên đã đưa quy định thủ tục giải quyết việc
    dân sự pháp điển hóa chính thức trong luật. Yêu cầu tuy ên bố một người mất tích
    hoặc là đã chết là một loại việc dân sự được giải quyết theo một thủ tục độc lập quy
    định tại Phần thứ năm: "Thủ tục giải quyết việc dân sự" của BLTTDS. Có thể nói,
    đây là một bước đột phá về thủ tục tố tụng, tạo ra một hành lang pháp lý trong việc
    giải quyết nhanh, giản lược các việc mang tính chất đặc trưng là không có tranh
    chấp nhưng cá nhân, cơ quan, tổ chức có y êu cầu Tòa án công nhận hoặc không
    công nhận một sự kiện pháp lý là căn c ứ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự .
    2
    Bên cạnh những ưu điểm đạt được của việc áp dụng thủ tục giải quyết việc dân sự
    trong việc giải quyết yêu cầu tuy ên bố một người mất tích hoặc là đã chết, thực tiễn
    thụ lý và giải quyết yêu cầu tuy ên bố một người mất tích hoặc là đã chết đã và đang
    đặt ra khá nhiều những vướng mắc cần tháo gỡ cũng như cần có sự hướng dẫn
    thống nhất. Mặc dù thủ tục giải quyết yêu cầu tuy ên bố một người mất tích hoặc là đã
    chết lần lượt được quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của BLTTDS, tuy
    nhiên phần nhiều các quy định của luật còn mang tính cô đọng, khái quát khá chung
    chung, thiếu vắng tính cụ thể và chi tiết, cũng như chưa có sự thống nhất quan điểm
    dẫn tới các cách hiểu khác nhau. Điều này không thể tránh khỏi sự "tùy tiện chủ
    quan" trong việc áp dụng luật. Chính từ thực trạng này đòi hỏi phải nghiên cứu một
    cách toàn diện, sâu sắc và đầy đủ về thủ tục giải quyết y êu cầu tuy ên bố một người
    mất tích hoặc là đã chết nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật TTDS Việt Nam.
    Với những lý do đó, việc nghiên cứu ″Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố
    một người mất tích hoặc là đã chết trong tố tụng dân sự Việt Nam″ có ý nghĩa
    khoa học và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Trong khoa học pháp lý từ trước đến nay, ở nước ta chưa có một công trình
    nào nghiên cứu chuy ên sâu và có hệ thống về thủ tục giải quyết yêu cầu tuy ên bố
    một người mất tích hoặc là đã chết. Do trước đây, thủ tục giải quyết yêu cầu tuy ên
    bố một người mất tích hoặc là đã chết thường được giải quyết trong cùng một vụ án
    ly hôn ho ặc một vụ án dân sự khác, cho đến thời điểm BLTTDS có hiệu lực, thủ tục
    này mới trở thành một thủ tục độc lập. Ở những khía cạnh khác nhau, cho đến nay
    đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến thủ tục này đã được một số tác giả
    đề cập đến như: Công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ: ″Cơ sở lý luận và thực
    tiễn thi hành quy định tại phần thứ năm: Thủ tục giải quyết việc dân sự của Bộ luật
    tố tụng dân sự Việt Nam″ của Viện khoa học xét xử - TANDTC; Đề tài nghiên cứu
    khoa học cấp trường: "Việc dân sự và thủ tục giải quyết việc dân sự tại Tòa án nhân
    dân" của Trường đại học Luật Hà Nội, năm 2008; Luận văn thạc sỹ Luật học:
    ″Trình tự, thủ tục giải quyết các việc dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân
    3
    sự″, Lê Thanh Huyền, Trường đại học Luật Hà Nội, năm 2006. Một số các bài viết
    trên các tạp chí khoa học pháp lý như: "Xác định thời điểm chết trong trường hợp
    tuyên bố một người đã chết theo quy định của pháp luật dân sự", Lê Hồng Hải, Tạp
    chí Dân chủ & Pháp luật số 9/2004 ; ″Một số quy định chung về thủ tục giải quyết
    việc dân sự″, Tưởng Duy Lượng, Tạp chí Toà án nhân dân, số 6/2005; ″Những vấn
    đề cơ bản về thủ tục giải quyết một số việc dân sự cụ thể″, Tưởng Duy Lượng, Tạp
    chí TAND, số 11/2005; "Thủ tục giải quyết việc dân sự theo quy định của Bộ luật tố
    tụng dân sự", Lê Thu Hà, Tạp chí TAND, s ố 12/2006; "Tuyên bố một người là đã
    chết theo Điều 81 Bộ luật dân sự năm 2005", Nguyễn Minh Hằng, Tạp chí TAND số
    11/2009 . Tuy vậy, các công trình trên m ới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một
    cách khái quát về thủ tục giải quyết việc dân sự, tiếp cận dưới một vài góc độ của
    thủ tục giải quyết yêu cầu tuy ên bố một người mất tích hoặc là đã chết. Với tình
    hình trên, đề tài "Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là
    đã chết trong tố tụng dân sự Việt Nam", lần đầu tiên được nghiên cứu ở cấp độ
    lu ận văn thạc sỹ một cách chuyên sâu, toàn diện, đầy đủ và đảm bảo được tính
    logíc, hệ thống, không có sự trùng lặp với các công trình nghiên c ứu khoa học đã
    được công bố.
    3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    * Mục đích của việc nghiên cứu đề tài
    Việc nghiên cứu đề tài nhằm thực hiện mục đích:
    Một là, làm sáng tỏ cơ sở lý luận về thủ tục giải quyết việc dân sự nói
    chung và thủ tục giải quyết yêu cầu tuy ên bố một người mất tích hoặc là đã chết
    trong TTDS nói riêng, tìm hiểu thực tế áp dụng luật thực định để giải quyết yêu cầu
    tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết trong hoạt động xét xử của Tòa án;
    Hai là, chỉ ra những điểm c òn thiếu hoặc chưa hợp lý trong các quy định về
    thủ tục giải quyết yêu cầu tuy ên bố một người mất tích hoặc là đã chết của pháp luật
    TTDS Việt Nam hiện hành, từ đó đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện quy định của
    pháp luật TTDS về thủ tục giải quyết y êu cầu tuy ên bố một người mất tích hoặc là
    đã chết.
    4
    * Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
    Luận văn đặt ra các nhiệm vụ sau để thực hiện được mục tiêu đề tài:
    - Nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về thủ tục giải quyết
    việc dân sự nói chung và thủ tục giải quyết yêu cầu tuy ên bố một người mất tích
    hoặc là đã chết nói riêng;
    - Tìm hiểu một cách đầy đủ và có hệ thống quy định của pháp luật TTDS về
    thủ tục giải quyết yêu cầu tuy ên bố một người mất tích hoặc là đã chết trong TTDS
    Việt Nam;
    - Nghiên cứu và đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về thủ tục giải quyết
    yêu cầu tuy ên bố một người mất tích hoặc là đã chết, chỉ ra những nội dung, những
    vấn đề còn thiếu sót, chưa phù hợp. Từ đó, luận giải về yêu cầu hoàn thiện quy định
    của pháp luật TTDS về thủ tục giải quyết việc dân sự nói chung và thủ tục giải
    quy ết y êu cầu tuy ên bố một người mất tích hoặc là đã chết nói riêng, trên cơ sở đó
    đề ra các giải pháp để hoàn thiện các quy định này.
    * Đối tượng nghiên cứu của đề tài
    Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận của thủ tục giải quyết yêu cầu tuy ên
    bố một người mất tích hoặc là đã chết; các quy định của pháp luật TTDS Việt Nam
    hiện hành về thủ tục giải quyết yêu cầu tuy ên bố một người mất tích hoặc là đã chết.
    Tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật về vấn đề này qua hoạt động xét xử của
    TAND trong những năm gần đây.
    * Phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Trong khuôn khổ của một Luận văn Thạc sĩ Luật học, tác giả chỉ tập chung
    nghiên cứu các quy định về thủ tục giải quyết y êu cầu tuyên bố một người mất tích
    hoặc là đã chết trong pháp luật TTDS Việt Nam hiện hành. Khi nghiên cứu các quy
    định cụ thể về thủ tục này, luận văn có đề cập nghiên cứu về thủ tục giải quyết các
    yêu cầu về dân sự nói chung cũng như nghiên cứu khái quát các quy định của
    BLDS về tuy ên bố một người mất tích và tuyên bố một người là đã chết. Tuy nhiên,
    cách tiếp cận những vấn đề này chỉ là cơ sở để nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và
    5
    hệ thống về thủ tục giải quyết y êu cầu tuy ên bố một người mất tích hoặc là đã chết
    theo quy định của BLTTDS Việt Nam.
    4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
    Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu nói trên, việc nghiên cứu được tiến
    hành dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh
    về Nhà nước và pháp luật, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về quản lý Nhà
    nước, quản lý xã hội cũng như chủ trương, quan điểm về việc xây dựng BLTTDS.
    Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
    biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên
    cứu như: Phân tích, tổng hợp, lôgíc, lịch sử, qui nạp, đối chiếu, so sánh, khảo sát
    thăm dò lấy ý kiến trong phạm vi những người làm công tác thực tiễn, sử dụng kết
    quả thống kê . nhằm làm sáng tỏ các vấn đề trong nội dung luận văn.
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
    Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống về thủ tục giải quyết yêu cầu
    tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết trong TTDS Việt Nam - một vấn đề
    mới, đã và đang gặp nhiều vướng mắc từ thực tiễn xét xử. Luận văn có ý nghĩa khoa
    học và thực tiễn sau đây:
    Thứ nhất: Lần đầu tiên thủ tục giải quyết yêu cầu tuy ên bố một người mất
    tích hoặc là đã chết được nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện cả về vấn
    đề lý luận cũng như thực tiễn.
    Thứ hai: Quá trình nghiên cứu đề tài tìm ra được những tồn tại trong công tác
    xây dựng và thi hành pháp luật về thủ tục giải quyết việc dân sự nói chung và thủ
    tục giải quyết yêu cầu tuy ên bố một người mất tích hoặc là đã chết nói riêng. Từ đó
    đưa ra những đề xuất, kiến nghị để góp phần vào việc hoàn thiện các quy định của
    pháp luật TTDS Việt Nam trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn.
    Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu giảng dạy
    ở bậc Đại học, Trường Đào tạo nghề trong lĩnh vực tư pháp và là tư liệu tốt để các
    nhà khoa học tham khảo trong nghiên cứu khoa học TTDS. Luận văn là một công
    trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc, trong một chừng mực nhất định cũng có thể
    6
    giúp ích phần nào cho các cán bộ làm công tác thực tiễn (Thẩm phán, Luật sư, Kiểm
    sát viên . ) trong việc hiểu biết một cách sâu sắc, đầy đủ và vận dụng đúng đắn các
    quy định của pháp luật khi áp dụng chế định thủ tục giải quyết việc dân sự nói
    chung và thủ tục giải quyết yêu cầu tuy ên bố một người mất tích hoặc là đã chết
    trong TTDS Việt Nam nói riêng.
    6. Kết cấu của Luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
    văn gồm 3 chương:
    Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về thủ tục giải quyết yêu cầu tuy ên
    bố một người mất tích hoặc là đã chết
    Chương 2: Thủ tục giải quyết yêu cầu tuy ên bố một người mất tích hoặc là
    đã chết theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam
    Chương 3: Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự
    Việt Nam về thủ tục giải quyết yêu cầu tuy ên bố một người mất tích hoặc là đã chết
    và một số kiến nghị
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...