Luận Văn Thủ tục giải quyết đình công, bảo đảm tính khả thi quyền đình công của người lao động.

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Thủ tục giải quyết đình công, bảo đảm tính khả thi quyền đình công của người lao động.
    Giới thiệu chung

    1. Sự cần thiết ban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các cuộc đình công
    2. Góp ý nội dung những quy định chung
    3. Góp ý một số điều khoản cụ thể
    4. Đề xuất

    Trên cơ sở nội dung nguyên tắc xây dựng “Pháp lệnh thủ tục giải quyết các cuộc đình công”, các quy định về tên gọi, đối tượng áp dụng, nguyên tắc đình công và giải quyết đình công, tác giả cho rằng, xây dựng Pháp lệnh về đình công không phải để “phòng ngừa đình công”, mà nhằm bảo đảm quyền đình công – một trong những quyền cơ bản của người lao động. Từ đó, tác giả đưa ra đề xuất mô hình về nội dung giải quyết đình công, đóng góp ý kiến hoàn thiện các quy định về thủ tục giải quyết đình công, bảo đảm tính khả thi quyền đình công của người lao động.
    1. Sự cần thiết ban hành Pháp lệnh
    Từ khi Quốc hội thông qua Bộ luật lao động (23/6/1994), đình công được chính thức thừa nhận về mặt pháp lý. Sau đó, ngày 11/4/1996, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động, làm cơ sở cho việc giải quyết các tranh chấp lao động, có quy định về đình công và thủ tục giải quyết các cuộc đình công (phần thứ hai của Pháp lệnh). Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động tồn tại chỉ ở “nửa thân trên” của nó. “Phần thứ hai” của Pháp lệnh đã không được sử dụng, vì không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có đơn yêu cầu toà án nhân dân xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công, ngay cả khi đình công đã xảy ra và thậm chí gây nên hậu quả đối với quan hệ lao động, doanh nghiệp và nền kinh tế - xã hội. Hơn 10 năm qua, các quy định về đình công và giải quyết đình công chỉ “tồn tại trên giấy”, không được cuộc sống chấp nhận. Hầu hết các cuộc đình công trong thực tế không đảm bảo tính hợp pháp, mặc dù có tính hợp lý về nguyên nhân và mục đích.
    Mặt khác, nội dung giải quyết đình công không thể được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự, vì đình công không phải là đối tượng của luật tố tụng dân sự. Đó là những lý do cơ bản để soạn thảo và ban hành “Pháp lệnh thủ tục giải quyết các cuộc đình công”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...