Thạc Sĩ Thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 21/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, chính vì vậy mà trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm hoàn thiện chính sách và cơ chế thu thuế xuất khẩu (XK), thuế nhập khẩu (NK) để đáp yêu cầu mới của sự phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay, góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước ổn định tình hình kinh tế - xã hội, tạo ra những tiền đề cần thiết để chuyển nền kinh tế sang một thời kỳ phát triển mới thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
    Thời gian qua thu thuế XK, thuế NK ở nước ta nói chung và trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nói riêng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ; tuy nhiên vẫn còn những tồn tại như: tình trạng trốn thuế, nợ đọng thuế và gian lận thương mại còn khá phổ biến; hoạt động kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chính sách thuế hàng hoá XK, NK chưa được coi trọng đúng mức gây thất thu lớn cho ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó sự bình đẳng và công bằng về nghĩa vụ thuế cũng chưa được đảm bảo
    Xuất phát từ những tồn tại trong thu thuế XK, thuế NK nêu trên đòi hỏi phải luôn quan tâm hoàn thiện. Để đạt hiệu quả cao, đây là yêu cầu cấp bách nhằm tăng thu cho ngân sách Nhà nước, kích thích sản xuất kinh doanh phát triển. Ninh Bình là một tỉnh phía Nam đồng bằng sông Hồng, điều kiện kinh tế - xã hội còn chậm phát triển, nguồn thu từ thuế XK, thuế NK là một trong những nguồn thu chủ yếu trên địa bàn. Vì vậy, thu thuế XK, thuế NK là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của tỉnh. Trong bối cảnh đó, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài: “Thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình”, để đáp ứng được yêu cầu cấp thiết từ thực tế thu thuế XK, thuế NK trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Đề tài về thu thuế XK, thuế NK nói chung đã và đang được nhiều tổ chức, cá nhân liên quan nghiên cứu đến ở nhiều góc độ khác nhau như:
    - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Tổng cục thuế về “Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2001-2010”;
    - Đề tài: “Hải quan Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế”, Luận án tiến sỹ Kinh tế chính trị của Lê Văn Tới, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2005;
    - Đề tài: “Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu ngành Hải quan”, Luận văn thạc sỹ Kinh tế của Dương Phú Đông, Đại học Kinh tế quốc dân năm 2008;
    - Đề tài: “Tiếp tục cải cách, hiện đại hoá Hải quan Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận án tiến sỹ Kinh tế của Nguyễn Ngọc Túc, Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội năm 2007;
    - Đề tài: “Các giải pháp tăng cường quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong tiến trình gia nhập AFTA của Việt nam”, Luận án tiến sỹ Kinh tế của Nguyễn Danh Hưng, Học viện Tài chính năm 2003.
    - Đề tài: “Đổi mới quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của ngành Hải quan hiện nay”, Luận án thạc sỹ Kinh tế của Trần Thành Tô, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2006.
    - Đề tài: “Một số giải pháp về quản lý chống thất thu thuế xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, Luận án thạc sỹ Kinh tế của Phan Duy Bình, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2000.
    - Đề tài: “Quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan thành phố Hải Phòng”, Luận văn thạc sỹ Kinh tế của Đặng Văn Dũng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh năm 2011.
    Nhìn chung, các đề tài và tài liệu trên đều có đề cập ở những mức độ nhất định về Thuế, quản lý thuế, chống thất thu thuế XK, thuế NK của ngành Hải quan. Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào dưới dạng luận văn thạc sỹ và luận án tiến sỹ nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về đề tài thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện nay ở góc độ kinh tế chính trị. Do vậy, tác giả đã chọn đề tài làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Kinh tế chính trị.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:
    3.1. Mục đích nghiên cứu:
    Luận văn chọn lọc và hệ thống hoá một số vấn đề cơ bản về thuế XK, thuế NK; Phân tích, đánh giá thực trạng thu thuế XK, thuế NK ở Ninh Bình thời gian qua và từ đó đề xuất giải pháp góp phần thu thuế XK, thuế NK hiệu quả trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
    - Làm rõ vai trò của thuế XK, thuế NK đối với phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) và nội dung của thu thuế XK, thuế NK.
    - Phân tích đánh giá thực trạng thu thuế XK, thuế NK trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, rút ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân.
    - Đề xuất những giải pháp và kiến nghị cơ bản nhằm hoàn thiện thu thuế XK, thuế NK hiệu quả trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
    4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của luận văn
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đề tài tập trung nghiên cứu về thu thuế XK, thuế NK trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài là thu thuế XK, thuế NK trên địa bàn tỉnh Ninh Bình từ năm 2006 - 2011.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
    5.1. Cơ sở lý luận: Đề tài thực hiện dựa trên cơ sở duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, nhà nước về quản lý nhà nước về Thuế và Hải quan.
    5.2. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng đồng bộ các phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích. Lý luận kết hợp với thực tiễn để nghiên cứu, gắn nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn, bám sát quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước. Đồng thời tham khảo có chọn lọc, kế thừa các công trình khoa học đã công bố của các tác giả có liên quan đến đề tài.
    6. Những đóng góp khoa học của luận văn
    - Tìm hiểu kinh nghiệm thu thuế XK, thuế NK của một số tỉnh trong nước và rút ra bài học kinh nghiệm trong thu thuế XK, thuế NK cho tỉnh Ninh Bình.
    - Đánh giá toàn diện thực trạng thu thuế XK, thuế NK trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006 - 2011.
    - Nêu lên những quan điểm cơ bản cần quán triệt trong thu thuế XK, thuế NK hiện nay
    - Đề xuất các giải pháp cơ bản và kiến nghị nhằm hoàn thiện thu thuế XK, thuế NK hiệu quả trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu gồm 3 chương, 8 tiết.
    Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
    Chương 2: Thực trạng về thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
    Chương 3: Phương hướng, giải pháp cơ bản và kiến nghị nhằm hoàn thiện thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiệu quả trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
     
Đang tải...