Tiểu Luận thủ thuật sử dụng giáo cụ trực quan trong giờ dạy tiếng Anh

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỘT SỐ THỦ THUẬT
    SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN NHẰM
    NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG DẠY - HỌC TIẾNG ANH

    PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ
    Trong những năm gần đây việc dạy và học đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt luôn trú trọng việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Cụ thể Bộ giáo dục đã cho thực hiện đại trà chương trình thay sách mới từ 6 đến 12. Điều này đòi hỏi người thầy luôn tìm tòi, phát hiện, thay đổi phương pháp giảng dạy cho phù hợp với chương trình sách giáo khoa mới. Có người cho rằng học tiếng mẹ đẻ đã khó thì việc học ngoại ngữ lại càng không dễ dàng gì. Xét về phương diện nào đó thì câu nói này vẫn đúng. Thế nhưng theo tôi, học ngoại ngữ sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu ta có phương pháp giảng dạy khoa học phù hợp với nội dung và đối tượng giảng dạy.
    Theo tôi, nội dung sách giáo khoa mới phải dạy theo phương pháp mới, học sinh đóng vai trò chủ động tìm tòi, tư duy, sáng tạo, giáo viên là người gợi mở, kích thích tính chủ động sáng tạo của học sinh. Thực tế qua gần 9 năm thực hiện chương trình sách giáo khoa mới theo phương pháp mới, tôi nhận thấy có nhiều tiến bộ vượt bật trong giảng dạy và khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh. Có nhiều phương pháp và thủ thuật trong việc truyền đạt kiến thức. Ở đây tôi chỉ xin đề cập đến môn học ngoại ngữ mà tôi đang đảm trách, cụ thể là môn tiếng Anh.
    Những năm trở lại đây môn tiếng Anh dần chiếm ưu thế . Nay, tiếng Anh dã thực sự trở thành môn học chính thức trong trường phổ thông, tầm quan trọng của nó không thua gì môn Toán, Lý, hay môn Hoá. Đặc biệt là trong thi tốt nghiệp 12 và hơn thế nữa đa số các ngành thi vào đại học, cao đẳng đều bắt buộc phải có môn tiếng Anh.
    Đến nay việc dạy-học đã thực sự đi vào vĩ đạo theo chủ trương của Bộ về thực hiện “Hai không với bốn nội dung”. Trong đó có nội dung học thật, thi thật, kết quả thật. Điều đó đòi hỏi người giáo viên đứng lớp phải không ngừng miệt mài nghiên cứu tìm ra phương pháp dạy học tối ưu. Tuy nhiên tình trạng dạy chay vẫn còn của một số giáo viên hiện nay đã và đang gây khó khăn rất lớn trong việc truyền đạt kiến thức theo phương pháp mới, cũng như quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh hay việc vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. Chính vì vậy nhiều em học sinh cho rằng môn tiếng Anh thật là khó.
    Thực tế cho thấy phần lớn học sinh còn lơ là trong việc học tiếng Anh vì cảm thấy khó tiếp thu, khó nhớ. Qua tìm hiểu ở một số tiết dạy thậm chí có một vài em không ghi bài, hay một số em ngồi quay qua quay lại giỡn không theo chú ý bài. Phải chăng do năng lực giảng dạy hay ta đã bỏ qua một mảng rất quan trọng nào đó trong quá trình dạy học. Vậy câu hỏi đặt ra là làm sao nâng cao hiệu quả giờ dạy? Làm sao để chó các em cảm thấy môn Anh thật là đơn giản và hứng thú học.
    Qua quá trình thực dạy, được dự giờ, rút kinh nghiệm ở nhiều thầy cô . Đến nay tôi nhận thấy nguyên nhân chính không hẳn do năng lực giáo viên, mà cũng không thể đỗ lổi hoàn toàn cho học sinh. Mà ở gốc độ là người giáo dục thế hệ tương lai, tôi nhận thấy rằng do ta chưa sử dụng, và khai thác có hiệu quả các phương tiện dạy học. Ở bài viết này một trong những phương tiện dạy học tôi đề cập đến đó là thủ thuật sử dụng giáo cụ trực quan trong giờ dạy tiếng Anh. Đây cũng là lý do tôi chọn đề tài này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...