Báo Cáo Thu thập đánh giá, khai thác và sử dụng nguồn gen gừng, nghệ góp phần bảo tồn đa dạng cây trồng ở Vi

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÁO CÁO
    KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI



    MỤC LỤC Trang
    I.THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI 5
    II.MỞ ĐẦU: 7
    III.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC: 9
    III.1. Ngoài nước: 9
    III.2.Trong nước: 11
    IV. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
    IV.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 13
    IV.2.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 13
    IV.2.1.Thu thập nguồn gen gừng, nghệ: 13
    IV.2.2. Nhân giống, mô tả, đánh giá và lưu giữ nguồn gen 13
    IV. 2.3. So sánh chính quy 2 bộ giống gừng và nghệ ưu tú: 14
    IV.2.4.Tiến hành thí nghiệm kỹ thuật cho giống gừng, nghệ triển vọng. 14
    IV.2.5. Xây dựng 2 mô hình trình diễn giống gừng và nghệ triển vọng: 15
    IV.3. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 15
    IV.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
    IV.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm: 15
    IV.4.2.Phương pháp thu thập số liệu: 15
    IV.4.3.Phương pháp phân tích số liệu: 21
    V.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21
    A.KẾT QUẢ THU THẬP, ĐÁNH GIÁ VÀ KHAI THÁC NGUỒN GEN GỪNG: 21
    V.1. KẾT QUẢ THU THẬP: 21
    V.2.KẾT QUẢ MÔ TẢ, ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA TẬP ĐOÀN GỪNG 24
    V.2.1. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA LÁ 24
    V.2. 2.ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CỦ : 25
    V.2.3. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ CHỐNG CHỊU CỦA TẬP ĐOÀN GỪNG 26
    V.2.4.KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT CỦA TẬP ĐOÀN GỪNG 27
    V.2.5. KẾT QUẢ TUYỂN CHỌN MỘT SỐ DÒNG GIỐNG GỪNG TRIỂN VỌNG TỪ TẬP ĐOÀN 28
    V.2.6.KẾT QUẢ SO SÁNH CÁC DÒNG GIỐNG GỪNG TRIỂN VỌNG 28
    1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái của các giống gừng triển vọng 28
    2. Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và chống chịu của các giống 29
    gừng triển vọng
    3. Kết quả nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống gừng triển vọng 29
    4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT CANH TÁC CHO GIỐNG GỪNG HOÀ BÌNH 30
    B.KẾT QUẢ THU THẬP, ĐÁNH GIÁ VÀ KHAI THÁC NGUỒN GEN NGHỆ: 33
    V.3. KẾT QUẢ THU THẬP GIỐNG NGHỆ: 33
    V.4.KẾT QUẢ MÔ TẢ, ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA TẬP ĐOÀN NGHỆ 35
    V.4.1. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA LÁ 35
    V.4. 2.ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CỦ: 36
    V.4.3. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ CHỐNG CHỊU CỦA TẬP ĐOÀN NGHỆ 37
    V.4.4. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT CỦA TẬP ĐOÀN NGHỆ 38
    V.4.5. KẾT QUẢ TUYỂN CHỌN MỘT SỐ DÒNG GIỐNG NGHỆ TRIỂN VỌNG TỪ TẬP ĐOÀN 39
    V.4.6.KẾT QUẢ SO SÁNH CÁC DÒNG GIỐNG NGHỆ TRIỂN VỌNG 39
    1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái của các giống nghệ triển vọng 39
    2. Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và chống chịu của các giống nghệ triển vọng 40
    3. Kết quả nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống nghệ triển vọng 41
    4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT CANH TÁC CHO GIỐNG NGHỆ QUẢNG NINH 1 41
    VI.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 44
    VI.1. KẾT LUẬN: 44
    VI.2. ĐỀ NGHỊ: 45
    VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO 46

    II.MỞ ĐẦU:
    Gừng (Zingiber officinale Roscoe) là cây trồng nhiệt đới có nguồn gốc từ vùng Ấn Độ - Malaixia. Song do khả năng thích ứng rộng nó đã nhanh chóng mở rộng tới các vùng nhiệt đới khác của châu Á, châu Phi, Austraria và châu Mỹ. Trong vùng nhiệt đới, gừng được phát triển trên các loại đất giàu dinh dưỡng, ẩm ướt ở ven đường, ven suối, trên sườn đồi, núi thấp trong rừng thứ sinh ở độ cao < 3000m so với mặt biển.
    Gừng, nghệ là cây trồng truyền thống của người Việt Nam với mục tiêu chủ yếu là làm gia vị và cung cấp một nguồn dược liệu quan trọng trong việc chữa trị những bệnh phổ biến ở vùng nhiệt đới. Mặc dù vậy, nguồn gen gừng, nghệ nước ta đã và đang đứng trước những khó khăn và thách thức lớn, có nguy cơ làm xói mòn nguồn gen, thậm chí có thể làm mất đi vĩnh viễn những nguồn gen vô giá này nếu chúng ta không sớm thực hiện một quá trình điều tra, thu thập và bảo tồn. Sự thoái hoá của đất và nước, quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển công nghiệp, đô thị và giao thông được coi là những tác động có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến sự mất đi của các nguồn tài nguyên vô giá này.
    Sự thoái hóa của đất đang là xu thế phổ biến trên nhiều vùng rộng lớn ở Việt Nam, đặc biệt là vùng đồi núi, nơi tập chung hơn 3/4 quỹ đất, nơi sinh tồn chủ yếu của các loài gừng, nghệ địa phương, bản địa ở nước ta. Các dạng thoái hóa của đất chủ yếu là xói mòn, rửa trôi, mất dinh dưỡng, khô hạn, sa mạc hóa, lũ quét, đất trượt và đất sạt lở. Những con số thống kê gần đây còn cho thấy có > 50% diện tích đất (3,2 triệu ha) ở đồng bằng và > 60% diện tích đất ở vùng đồi núi (13,0 triệu ha) đang có những vấn đề liên quan tới sự suy thoái (Định hướng chiến lược phát triển
    bền vững ở Việt Nam, 2004 ). Ở đồng bằng thách thức lớn nhất về môi trường đất là nạn ngâp úng, phèn mặn, xói mòn, sạt lở bờ sông, bờ biển ô nhiễm đất, vắt kiệt độ phỳ của đất để thu lợi trước mắt. Thoái hóa đất dẫn tới nhiều vùng đất bị khô cằn không còn khả năng canh tác, đất trồng trọt dần bị thu hẹp, khiến cho nhiều giống, loài cây trồng nói chung và các giống gừng, nghệ nói riêng không còn nơi phân bố.
    Đó là dấu hiệu đầu tiên của sự cạn kiệt về nguồn tài nguyên gừng, nghệ nhìn từ giác độ suy thoái của môi trường đất ở nước ta.
    Bên cạnh sự thoái hoá của đất, sự cạn kiệt của nguồn nước do lượng mưa phân bố không đều giữa các vùng, miền cũng như do quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, quá trình thu hẹp diện tích đất nông lâm nghiệp để thực hiện công nghiệp hoá, đô thị hoá và phát triển giao thông .đã và đang là một thách thức không nhỏ trong cuộc đấu tranh chống lại điều kiện môi trường khắc nghiệt của các giống và loài gừng, nghệ Việt Nam. Nghiên cứu, điều tra, thống kê, thu thập, bảo tồn, khai thác và sử dụng nguồn gen gừng, nghệ là một hành động thiết thực và cấp bách
    trong tình hình hiện nay.
    Ngoài ra ở miền núi và trung du, do tốc độ tăng dân số còn khá cao trong khi thu nhập bình quân đầu người còn rất thấp đã khiến cho quá trình sử dụng đất nông lâm nghiệp không theo quy hoạch đã và đang diễn ra khá phổ biến. Đó là việc chuyển đổi các loài bản địa truyền thống nói chung, các loài gừng, nghệ nói riêng sang những giống cây trồng mớị. Hơn thế nữa ở nhiều vùng, đồng bào dân tộc vẫn coi việc du canh, du cư, đốt nương làm rẫy, chặt phá rừng, khai thác lâm sản là một kế sinh nhaị. Đó là một thưc tế đã và đang tồn tại và diễn ra ở nhiều vùng đồng bào
    dân tộc thiểu số nước ta.
    Như thế sự thoái hoá của đất và nước, sự phát triển của các khu công nghiệp, đô thị, giao thông và chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã và đang khiến cho đất nông, lâm nghiệp, nơi phân bố của nhiều giống loài gừng, nghệ đang bị ô nhiễm, thu hẹp và có thể làm mất đi vĩnh viễn hàng loạt các giống và loài gừng, nghệ quý hiếm ở nước ta. Quá trình thoái hoá của đất và nước, chuyển đổi mục đích sử dụng đất hay làm thay đổi tập quán canh tác như trên chắc chắn đã và sẽ làm thay đổi đáng kể đến thành phần các giống, loài gừng, nghệ nếu không muốn nói là làm suy giảm và
    cạn kiệt nguồn gen gừng, nghệ bản địa quý hiếm có giá trị trong kho báu tài nguyên thực vật Việt Nam. Diện tích đất nông, lâm nghiệp bị thoái hoá, thu hẹp kéo theo sự mất mát nguồn gen cây trồng, làm suy giảm tính đa dạng sinh vật được coi là những hậu quả song hành gắn liền với sự chuyển đổi của đất, nước, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, công nghiệp hoá, đô thị hoá và phát triển giao thông ở Việt Nam hiện naỵ.
    Đánh giá tổng quan về định hướng phát triển gừng nghệ trên thế giới, các nhà khoa học cho rằng gừng, nghệ là cây trồng mang lại nguồn lợi lớn, bảo vệ sức khoẻ con người và có khả năng thích ứng rộng với các vùng sinh thái nhiệt đới. Bởi vậy các vùng, miền nhiệt đới trên thế giới cần đầu tư, nghiên cứu, bảo tồn, khai thác, phát triển, mở rộng diện tích đồng thời tăng cường công tác chế biến và đa dạng hoá các sản phẩm được chế biến từ gừng, nghệ, nâng cao hơn nữa năng suất và chất lượng, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu tiêu dùng cho con người.
    Căn cứ vào giá trị của các sản phẩm gừng, nghệ trong việc cung cấp nguyên, vật liệu cho các ngành công nghiệp, ngày nay nguồn gen gừng, nghệ đã và đang được quan tâm đầu tư, nghiên cứu phát triển ở hầu khắp các châu lục, trong đó Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và Australia được xem là những nước đi đầu trong việc thu thập, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên này.
    Để bảo tồn và phát triển trong điều kiện tự nhiên, nguồn gen thực vật này phải được sinh tồn trong một môi trường thuận lợi, ổn định, ít có những biến đổi khắc nghiệt mang tính hủy diệt nguồn gen. Song trong thế giới ngày nay, ở hầu khắp các châu lục, điều kiện sinh tồn của hàng nghìn giống, loài gừng, nghệ đã và đang đứng trước những thảm hoạ xói mòn nguồn gen, có nguy cơ mất đi hàng loạt bởi những biến đổi khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường. Trong đó quá trình biến đổi khí hậu, sa mạc hoá, sự thu hẹp của diện tích đất nông, lâm nghiệp được xem là những thay đổi có ảnh hưởng lớn nhất đến sự mất đi của nguồn tài nguyên thực vật này. Như thế chiều hướng gia tăng xói mòn nguồn gen gừng, nghệ đã và đang khiến cho công tác điều tra, thu thập, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên này trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết trong quá trình đa dạng hoá cây trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...