Luận Văn Thu thập chứng cứ ở nước ngoài và ủy thác quốc tế

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 13/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Thu thập chứng cứ ở nước ngoài và ủy thác quốc tế
    Giới thiệu chung

    Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn hướng tới việc mở rộng
    quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam đã ký kết và tham gia
    nhiều điều ước, trong đó có các hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý được ký kết
    giữa Nhà nước ta với các nước khác. Các hiệp định này được ký kết đã đánh dấu
    những bước phát triển mới trong quan hệ pháp lý quốc tế giữa nước ta với các nước có
    liên quan trong nhiều lĩnh vực tư pháp và pháp lý, góp phần mở rộng quan hệ pháp lý
    quốc tế, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của công dân, tạo điều kiện thuận lợi trong việc
    hợp tác giải quyết nhiều vấn đề pháp lý đa dạng và phức tạp về hình sự, dân sự, hôn
    nhân-gia đình giữa Nhà nước, công dân Việt Nam với các Nhà nước và công dân của
    các nước hữu quan. Điều này đã góp phần rất quan trọng vào việc thực hiện chính
    sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta và chính sách hợp tác, tương trợ về tư pháp và
    pháp lý giữa nước ta với các quốc gia khác, trên cơ sở độc lập, chủ quyền, không can
    thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
    Thành phố Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa-xã hội của cả nước. Trong thời gian
    qua việc mở rộng mối quan hệ giao lưu về các lĩnh vực chính trị, văn hóa xã hội, kinh
    tế, pháp luật đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của đất nước. Về lĩnh
    vực pháp luật nói riêng, những năm qua Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã thực
    hiện tốt hợp tác quốc tế với Tòa án nước ngoài trong việc ủy thác tư pháp quốc tế,
    cùng nhau hợp tác giải quyết nhiều vấn đề về hình sự, dân sự, hôn nhân-gia đình,
    kinh tế, lao động.
    I. CÁC HIỆP ĐỊNH TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP.
    Hiệp định tương trợ tư pháp là Điều ước quốc tế quan trọng, được ký kết với danh
    nghĩa Nhà nước, nhằm điều chỉnh quan hệ giữa nước ta và nước ngoài về tương trợ tư
    pháp như: lập, tống đạt giấy tờ, điều tra thu thập chứng cứ, công nhận và thi hành
    các bản án, quyết định của Tòa án về các vấn đề dân sự, tiến hành khám xét, thu giữ,
    chuyển giao vật chứng, tiến hành giám định, lấy lời khai của các bên, người làm
    chứng, bị cáo và những người khác là đối tượng của các vụ điều tra hình sự, dẫn độ để
    truy tố hình sự hoặc để thi hành bản án.
    Cho đến nay, Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã ký kết hợp định tương trợ tư pháp và
    pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự với nhiều nước (Cộng hòa
    Séc và Slovakia, Cộng hòa Liên bang Đức, Cộng hòa Cuba, CHND Hunggari, CHND
    Bungari, CH Ba Lan, CHDCND Lào, Liên bang Nga, CHND Trung Hoa, CH Pháp,
    Ucraina, Mông Cổ, Bêlarút). Để áp dụng thống nhất các quy định trong Hiệp định, Nhà
    nước ta cũng đã ban hành 2 văn bản hướng dẫn quan trọng:

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...