Tài liệu THỬ SỨC TRƯỚC KỲ THI ĐH-CĐ LẦN 1(Năm 2011) MÔN VẬT LÝ - Mã đề thi 123

Thảo luận trong 'Vật Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN BẮT BUỘC CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH( 40 CÂU)
    Câu 1: Sóng cơ không đựơc tạo ra trong trường hợp nào sau đây?
    A. Tiếng còi tàu.
    B. Lấy búa gõ vào đường ray xe lửa
    C. Tiếng vượn hú D. Tiếng cá heo gọi bầy.
    Câu 2: Ánh sáng vàng trong chân không có bước sóng là 589nm. Vận tốc của ánh sáng vàng trong một loại
    thủy tinh là 1,98.108 m / s . Bước sóng của ánh sáng vàng trong thủy tinh đó là:
    A. 982nm
    B. 458nm
    C. 0,589  m
    D. 0,389  m
    Câu 3: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng nếu ta làm cho hai nguồn kết hợp lệch pha thì vân sáng trung
    tâm sẽ:
    A. Sẽ không còn vì không có giao thoa
    B. Không thay đổi.
    C. Xê dịch về phía nguồn sớm pha.
    D. Xê dịch về phía nguồn trễ pha.
    Câu 4: Một nguồn O dao động với tần số f = 50Hz tạo ra sóng trên mặt nước có biên độ 3cm (coi như không
    đổi khi sóng truyền đi). Biết khoảng cách giữa 7 gợn lồi liên tiếp là 9 cm. Điểm M nằm trên mặt nước cách
    nguồn O đoạn bằng 5cm. Chọn t =0 là lúc phần tử nước tại O đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Tại thời
    điểm t1 li độ dao động tại M bằng 2cm. Li độ dao động tại M vào thời điểm t2 = t1+2,01 (s) bằng bao nhiêu?
    A. 0 cm
    B. 2cm
    C. -1,5 cm
    D. -2cm
    Câu 5: Tia cực tím được ký hiệu như sau . Chọn phương án SAI.
    A. UVA, UVB
    B. UVC, UVA
    C. UVB, UVC
    D. UVD, UVC.
    Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng quang điện?
    A. Là hiện tượng electron bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào nó.
    B. Là hiện tượng electron bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại khi tấm kim loại bị nhiễm điện do tiếp xúc với
    một vật đã bị nhiễm điện khác.
    C. Là hiện tượng electron bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại khi tấm kim loại do tác dụng của từ trường.
    D. Là hiện tượng electron bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại khi tấm kim loại bị nung nóng đến nhiệt độ rất cao.
    Câu 7: Cho một hộp kín X chỉ chứa 1 phần tử là R, L, C, mắc hộp kín trên vào mạch điện xoay chiều có
    U = const khi đó dòng điện trong mạch có một giá trị nào đó. Mắc thêm một phần tử khác vào mạch thì
    thấy dòng điện trong mạch đạt giá trị cực đại là vô cùng. Các phần tử trong X và mắc thêm là gì?
    A. L và C
    B. R và R’
    C. R và C
    .
    D. R và L
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...