Đồ Án Thu nhận hợp chất tự nhiên bằng phương pháp nuôi cấy rễ tơ

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Các nghiên cứu về hợp chất biến dưỡng thứ cấp của thực vật đã và đang phát triển rất
    mạnh từ 50 năm trở lại đây. Ngoài việc đóng vai trò lớn trong hệ thống tự vệ của thực vật, các hợp chất biến dưỡng thứ cấp còn mang lại rất nhiều lợi ích cho con người. Rất nhiều các sản phẩm phục vụ trong ngành dược phẩm, mỹ phẩm, phụ gia thực phẩm có nguồn gốc từ các hợp chất biến dưỡng thứ cấp của thực vật. Việc tổng hợp các hợp chất này đã được nghiên cứu rất nhiều trên các hệ thống nuôi cấy in vitro như các hệ thống nuôi cấy mô, tế bào thực vật và các hệ thống nuôi cấy tế bào thực vật được chuyển gene từ vi sinh vật. Ở mỗi hệ thống đều có những lợi thế và hạn chế khác nhau. Mặc dù vi sinh vật được xem là nguồn sản xuất enzyme và các hợp chất tự nhiên tối ưu nhất, nhưng đối với các sản phẩm biến dưỡng thứ cấp của thực vật thì các hệ thống này có nhiều hạn chế do sự hạn chế những hiểu biết cơ bản về con đường sinh tổng hợp của nhiều hợp chất tự nhiên thực vật. Do đó, hệ thống nuôi cấy mô và tế bào thực vật vẫn là đối tượng ưu tiên để sản xuất hợp chất tự nhiên thực vật. Trong đó, rễ tơ là một đối tượng có nhiều ưu thế và đangđược quan tâm phát triển rất nhiều, có nhiều tiềm năng lớn trong việc nâng lên quy mô sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, do được biết đến muộn hơn so với các hệ thống nuôi cấy tế bào và nuôi cấy mô thực vật khác, số lượng các nghiên cứu về hệ thống nuôi cấy rễ tơ ở nhiều đối tượng vẫn còn hạn chế và cần được phát triển mạnh hơn để có thể đưa vào ứng dụng trong sản xuất.
    -----------------------------------------------------------------------------
    MỤC LỤC

    Đề mục
    Lời cảm ơn
    Mục lục
    Danh mục bảng
    Danh mục hình
    Danh mục ảnh
    Lời mở đầu
    Chương 1. TỔNG QUAN

    1.1. Hợp chất tự nhiên (HCTN)
    1.1.1. Khái niệm
    1.1.2. Phân loại
    1.1.3. Con đường sinh tổng hợp các HCTN
    1.1.4. Ý nghĩa của HCTN đối với bản thân thực vật và đối với con người
    1.2. Vi khuẩn Agrobacterium rhizogenes
    1.2.1. Lịch sử về Agrobacterium rhizogenes
    1.2.2. Gene Ri T-DNA ở Agrobacterium rhizogenes
    1.3. Kĩ thuật thu nhận HCTN in vitro
    1.4. Rễ tơ
    Chương 2. KỸ THUẬT NUÔI CẤY RỄ TƠ
    2.1. Giai đoạn chuẩn bị mẫu cấy
    2.2. Giai đoạn chuyển gene và cảm ứng tạo rễ tơ
    2.2.1. Kĩ thuật chuyển gene vào tế bào thực vật nhờ vi khuẩn Agrobacterium hizogenes và cảm ứng tạo rễ tơ
    2.2.2. Loại bỏ vi khuẩn Agrobacterium rhizogenes
    2.2.3. Kiểm tra và chọn lọc dòng đã chuyển gene
    2.3. Nuôi cấy rễ tơ để sản xuất HCTN
    2.3.1. Nuôi cấy rễ tơ trên quy mô bioreactor để thu nhận HCTN
    2.3.2. Khảo sát các điều kiện trong quá trình nuôi cấy rễ tơ thu nhận HCTN.
    2.3.3. Các dạng thiết bị bioreactor được sử dụng để nuôi cấy rễ tơ
    2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp HCTN ở hệ thống nuôi cấy rễ tơ
    2.4.1. Sự lựa chọn dòng
    2.4.2. Hình thái của rễ tơ sau khi đã chuyển gene
    2.4.3. Mối quan hệ giữa sự tổng hợp HCTN với các giai đoạn phát triển của rễ tơ (phase) trong quá trình nuôi cấy
    2.4.4. Thành phần của môi trường
    2.4.5. Hàm lượng khí
    2.4.6. Chất cảm ứng
    2.4.7. Ánh sáng
    2.4.8. Các yếu tố khác
    2.5. Lưu trữ và bảo quản rễ tơ
    Chương 3. Một số kết quả nghiên cứu về phương pháp nuôi cấy rễ tơ để thu nhận HCTN
    3.1. Thu nhận resveratrol bằng phương pháp nuôi cấy rễ tơ của cây đậu phộng
    3.1. Thu nhận plumbagin bằng phương pháp nuôi cấy rễ tơ Plumbago indica
    3.2. Thu nhận ginsenoside bằng phương pháp nuôi cấy rễ tơ của Panax ginseng
    3.3. Thu nhận betalain bằng phương pháp nuôi cấy rễ tơ của Beta vulgaris
    Chương 4. KẾT LUẬN
    Tài liệu tham khảo

    ---------------------------------------------------------------------------
    GVHD: TS. Lê Thị Thủy Tiên – Trường ĐH Bách Khoa TPHCM
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...