Luận Văn Thử nghiệm ương nuôi cá xiêm và cá bống tượng bằng trùn giấm

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/3/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    5
    MỤC LỤC
    ĐỀ MỤC TRANG
    TRANG TỰA i
    CẢM TẠ ii
    TÓM TẮT iii
    ABSTRACT iv
    MỤC LỤC v
    DANH SÁCH ĐỒ THỊ viii
    DANH SÁCH CÁC BẢNG ix
    DANH SÁCH HÌNH ẢNH x
    I GIỚI THIỆU
    1.1 Đặt Vấn Đề
    1.2 Mục Tiêu Đề Tài
    II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2
    2.1 Đặc Điểm Sinh Học Của Cá Xiêm 2
    2.1.1 Đặc điểm phân loại 2
    2.1.2 Đặc điểm hình thái và phân bố 3
    2.1.3 Đặc điểm sinh thái 3
    2.1.4 Tập tính sống 4
    2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng 4
    2.1.6 Đặc điểm sinh sản 5
    2.1.7 Mùa vụ sinh sản 7
    2.2 Đặc Điểm Sinh Học Của Bống Tượng 7
    2.2.1 Đặc điểm phân loại 7
    2.2.2 Đặc điểm hình thái 7
    2.2.3 Phân bố 8
    2.2.4 Đặc điểm sinh thái 8
    2.2.5 Đặc điểm dinh dưỡng 9
    2.2.6 Tăng trưởng và kích thước tối đa 9
    2.2.7 Đặc điểm sinh sản 10
    2.3 Tình Hình Sản Xuất Giống Cá Bống Tượng 11
    2.3.1 Trong nước 11
    2.3.2 Trên thế giới 12
    2.4 Thức Aên Sử Dụng Trong Quá Trình Ương Cá Bột Lân Cá Hương 13
    2.4.1 Thức ăn chế biến 13
    2.4.2 Thức ăn sống 16
    III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    19
    3.1 Thời Gian Và Địa Điểm Thực Hiện Đề Tài 196
    3.1.1 Vật Liệu 19
    3.1.2 Nguồn cá bột 19
    3.1.3 Thức ăn và dụng cụ cho ăn 19
    3.1.4 Hệ thống ương nuôi cá bột 20
    3.2 Phương Pháp Nghiên Cứu 20
    3.2.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 20
    3.2.2 Quản lý và chăm sóc 22
    3.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi 22
    3.3 Phương Pháp Thu Thập Số Liệu 23
    3.4 Phương Pháp Phân Tích Số Liệu 23
    IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24
    Phần A: Kết Quả Thử Nghiệm Trên Cá Xiêm 24
    4.1 Đánh
    Giá Tỷ Lệ Sống Của Cá Xiêm Ơû Các Lần Thử Nghiệm 24
    4.1.1 Lần thử nghiệm thứ I (từ 24/4/2005 đến 4/5/2005) 24
    4.1.2
    Lần thử nghiệm thứ II (từ 11/5/2005 đến 27/5/2005) 25
    4.1.3
    Lần thử nghiệm thứ III (từ 14/6/2005 đến 20/6/2005) 26
    4.1.4
    Lần thử nghiệm thứ IV (từ 1/7/2005 đến10/7/2005) 28
    Phần B: Kết Quả Thử Nghiệm Trên Cá Bống Tượng 31
    4.1
    Đánh Giá Tỷ Lệ Sống Của Cá Bống Tượng Ơû Các Lần Thử Nghiệm 31
    4.1.1 Lần
    thử nghiệm thứ I (từ 14/4/2005 đến 20/4/2005) 31
    4.1.2
    Lần thử nghiệm thứ II (từ 8/6/2005 đến 12/6/2005) 32
    4.1.3
    Lần thử nghiệm thứ III (từ 22/7/2005 đến 31/7/2005) 33
    4.2
    So Sánh Tỷ Lệ Sống Trung Bình Giữa Các Nghiệm Thức 34
    4.3
    Các Yếu Tố Chất Lượng Nước Trong Quá Trình Nuôi 35
    4.3.1
    Chỉ tiêu pH trong suốt quá trình thí nghiệm 35
    4.3.2
    Chỉ tiêu nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm 36
    V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 38
    5.1 Kết Luận 38
    5.2 Đề Nghị 387
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
    PHỤ LỤC 40
    Phụ Lục 1: Một Số Hình Aûnh Minh Họa 40
    Phụ Lục 2: Cách Bố Trí Thí Nghiệm 43
    Phụ Lục 3: Kết Quả Phân Tích Thống Kê 46
    Phụ Lục 4: Kết Quả Tỷ Lệ Sống 49
    Phụ Lục 5: Các Chỉ Tiêu Môi Trường Nước 51
    DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
    ĐỒ THỊ NỘI DUNG TRANG
    4.1 Tỷ Lệ Sống Trung Bình Của Cá Xiêm Ơû Giai Đoạn I 24
    4.2 Tỷ Lệ Sống Trung Bình Của Cá Xiêm Ơû Giai Đoạn II 26
    4.3 Tỷ Lệ Sống Trung Bình Của Cá Xiêm Ơû Giai Đoạn III 27
    4.4 Tỷ Lệ Sống Trung Bình Của Cá Xiêm Ơû Giai Đoạn IV 28
    4.5 Tỷ Lệ Sống Trung Bình Của Cá Bống Tượng Ơû Giai Đoạn III 33
    4.6 Chỉ Tiêu pH Các Buổi Sáng Trong Quá Trình Thí Nghiệm 35
    4.7 Chỉ Tiêu pH Các Buổi Chiều Trong Quá Trình Thí Nghiệm 36
    4.8 Nhiệt Độ Trong Quá Trình Thí Nghiệm 36
    DANH SÁCH CÁC BẢNG
    BẢNG NỘI DUNG TRANG
    4.1 Tỷ Lệ Sống Trung Bình Của Cá Xiêm Có Mật Độ 20con/Lít (Lần IV) 29
    4.2 Tỷ Lệ Sống Trung Bình Của Cá Xiêm Có Mật Độ 50con/Lít (Lần IV) 30
    4.3 Kết Quả Ương Nuôi Cá Bống Tượng Trong Bình Nhựa (Lần Thứ I) 31
    4.4 Kết Quả Ương Nuôi Cá Bống Tượng Trong Bình Nhựa (Lần Thứ I) 32
    4.5 Tỷ Lệ Sống Trung Bình Của Cá Bống Tượng (Lần III) 34
    4.6 Yếu Tố Nhiệt Độ Trong Quá Trình Thí Nghiệm 378
    DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH
    HÌNH ẢNH NỘI DUNG TRANG
    Hình 1 Hình Dạng Ngoài Của Trùn Giấm 40
    Hình 2 Cá Bống Tượng 1 Ngày Sau Khi Nở 40
    Hình 3 Cá Xiêm 2 Ngày Sau Khi Nở 41
    Hình 4 Cá Xiêm 10 Ngày Tuổi (Lần III) 41
    Hình 5 Cá Xiêm Trưởng Thành 42
    Hình 6 Thức Aên Cho Cá Bột 429
    I. GIỚI THIỆU
    1.1 Đặt vấn đề
    Trong những năm gần đây, ngành thủy sản nước ta đã không ngừng phát triển.
    Nhiều mặt hàng thủy hải sản đã có mặt trên thị trường thế giới như: cá basa, tôm sú và
    một số mặt hàng thủy hải sản khác. Để ngành thủy sản có thể ngày càng ổn định và phát
    triển hơn nữa thì cần phải chú ý đến ba vấn đề sau: con giống, kỹ thuật nuôi và thức ăn.
    Trong đó, thức ăn có thể coi là nhân tố quan trọng nhất.
    Các loại thức ăn có thể là nguồn gốc động vật hay thực vật, thức ăn tự nhiên
    hay thức ăn chế biến. Để duy trì sự sống và hoạt động của cơ thể, ngoài oxygen mọi
    sinh vật đều cần có thức ăn. Thức ăn là nguồn cung cấp nguyên liệu giúp cho cơ thể
    sinh trưởng và phát triển, là nguồn vật liệu tái tạo bổ sung những bộ phận hao mòn của
    cơ thể trong quá trình sống. Hơn nữa, thức ăn còn cung cấp nguồn năng lượng cần thiết
    cho cơ thể hoạt động. Cho nên, trong quá trình sống, động vật không ngừng lấy thức ăn
    từ môi trường bên ngoài. Thức ăn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển
    bình thường của động vật thủy sản. Nếu dinh dưỡng không hợp lý có thể gián tiếp ảnh
    hưởng đến sự phát triển của các bệnh khác nhau mà ngày nay người ta chưa kịp xác
    định hết. Vì vậy thức ăn đóng một vai trò nhất định trong nuôi trồng thủy sản đặt biệt là
    trong giai đoạn ấu trùng.
    Hiện nay, ở Việt Nam, có rất nhiều loại thức ăn sống được sử dụng để ương
    nuôi cá bột như : Rotifera, Moina, trùng chỉ, lăn quăn, Atermia nhưng không phải thức
    ăn nào cũng phù hợp cho tất cả mọi loài cá, đặc biệt là những loài cá có kích thước nhỏ
    như cá xiêm, cá bống tượng Tuy nhiên, trên thế giới, từ lâu, có một loại thức ăn sống
    rất phổ biến cho các loài cá đặc biệt là cá có kích cỡ nhỏ, đó là trùn giấm.
    Được sự phân công của Khoa Thuỷ Sản Trường Đại Học Nông Lâm Thành
    phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Thử Nghiệm Ương Nuôi
    Cá Xiêm (Betta splendes) và Cá Bống Tượng (Oxyeleotris marmorata) Bằng Trùn
    Giấm (Tubatrix aceti).
    1.1 Mục tiêu đề tài
    Mục tiêu đề tài nhằm:
     Nhằm đánh giá tỷ lệ sống của cá bột cá xiêm và cá bột bống tượng khi cho ăn
    trùn giấm.
     So sánh kết quả tỷ lệ sống của cá khi cho ăn trùn giấm và khi cho ăn các loại
    thức ăn khác.
    II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    2.1 Đặc điểm sinh học của cá xiêm
    2.1.1 Đặc điểm phân loại10
    Bộ: Perciformes
    Bộ phụ: Anabantoidei
    Họ: Anabantidae
    Giống: Betta
    Loài: Betta splendes
    Tên tiếng Anh: Fighting fish.
    Tên tiếng Việt: Cá lia thia, cá đá, cá xiêm, cá chọi.
    Phân loại theo màu sắc và hình dáng
    - Cá lia thia đồng
    Gồm 2 loài: cá mang đỏ và cá mang xanh, thường thấy ở các đồng ruộng miền
    đông và miền tây Nam Bộ.
    Cá mang đỏ: toàn thân màu xanh da trời, đuôi màu tím nhạt, mang cá màu đỏ.
    Cá mang xanh: cũng có hình dáng giống cá mang đỏ nhưng màu sắc ở thân xanh
    đậm và nhanh nhẹn hơn.
    Cá xiêm (đuôi rẽ quạt)
    Hiện nay, loài này được coi là điển hình của loài cá đá. Màu sắc của cá đậm, sặc sỡ
    và lớn hơn cá lia thia đồng. Đặc biệt là vây đuôi của cá tròn xoe giống như hình rẽ quạt.
    Toàn thân đậm, ánh lên các màu xanh, đỏ pha vàng nhạt và có viền đỏ. Từ loài này có thể
    chia ra làm 4 loài như sau:
     Cá xiêm đỏ
     Cá xiêm xanh
     Cá xiêm đen
     Cá xiêm xám
    Cá phướn
    Cá có hình dáng khá hấp dẫn, vi dài với dáng vẻ tha thướt. Cá có vây lưng, vây
    hậu môn và vây đuôi kéo dài rũ xuống như là lá cờ phướn nên mới gọi là cá phướn.
    Loài cá này đá không hay, không chịu được đòn nên ít dùng làm cá đá. Chủ yếu chúng
    được dùng làm cá cảnh nhờ dáng vẻ thướt tha khi bơi lượn.
    Ngoài ra, người ta còn lai tạo giữa cá xiêm với cá phướn hoặc cá xiêm thuần
    với cá xiêm lai, từ đó tạo ra nhiều giống cá và đặt tên khác nhau.11
    2.1.2 Đặc điểm hình thái và phân bố
    Cá có thân hình thoi. Cá thuần chủng có màu xanh biếc, lá mạ, màu đỏ của
    rượu chát, có hoặc không có hai sọc dọc đậm từ vây lưng tới cuốn đuôi.
    Cá có tia vi lưng màu đen, các vây xanh nhạt, các vân sẫm gợn sóng.
    Vi bụng, vi hậu môn của cá có màu đỏ.
    Những con cá được nuôi làm cảnh có các vây phát triển hơn cá ngoài tự nhiên.
    Do tập tính hung hăng hay đá nhau của nó nên người ta còn gọi nó là cá đá hay
    cá chọi.
    2.1.3 Đặc điểm sinh thái
    Cá xiêm là loài cá sống trong môi trường nước ngọt. Do có cơ quan hô hấp
    phụ là mê lộ cho phép chúng sử dụng oxy từ không khí nên cá có thể sống được trong
    môi trường có ngưỡng oxy thấp hoặc trong những môi trường ô nhiễm
    Cá xiêm có sức sống mạnh. Vì vậy, đây là đối tượng dễ chăm sóc và có thể
    nuôi ở những nới chật hẹp. Điều này rất có ý nghĩa khi nuôi riêng cá đực trong những
    chai lọ để kích thích tính hung hăng, hiếu chiến của chúng.
    Dù ở ngoài tự nhiên hay trong những bể nuôi nhân tạo, cá xiêm luôn thích ẩn
    nấp trong hốc.
    Cá xiêm sống được trong mọi tầng nước.
    Các yếu tố môi trường sống thích hợp cho cá là:
     Nhiệt độ: 24 0 C (ngoài tự nhiên)
    26 - 27 0 C (môi trường nhân tạo)
     pH: 6,5 -7,5 nhưng tốt nhất là từ 6,8 - 7,2.
    2.1.4 Tập tính sống
    Ở loài cá này, dường như những ưu điểm về màu sắc và hình dáng cũng như
    tập tính sống đặc biệt đều tập trung ở con đực.
    Khi tiếp xúc với cá đực khác hoặc thấy ảnh của nó phản chiếu qua gương, cá
    đực thường phô trương những màu sắc tiềm ẩn và kỳ ảo.
    Điều thú vị nhất khi đề cập đến tập tính “đấu tranh sinh tồn” của loài cá này là
    khả năng chọi nhau của con đực. Trận đấu diễn ra khi hai con đực gặp nhau. Chúng sẽ
    giương vi, phùng mang và màu sắc sẽ chuyển đổi rực rỡ hơn. Cá quẩy mình qua lại, đầu
    hướng thẳng về phía đối thủ. Chúng giữ tư thế này ở vài giây đến vài phút và bất chợt
    lao vào nhau và dùng miệng để tấn công. Một trong những pha quyết định sự thắng bại
    thú vị làm bất ngờ người xem là hai đối thủ chận đầu nhau và bất ngờ tấn công với haimiệng cắn dính vào nhau. Thân cá bị căng ra. Cá chiến đấu bằng cách xoay tròn quanh
    trục thân và thường kéo dài từ 10 đến 20 giây, thường kết thúc khi cá chìm xuống đáy.
    Sau đó, chúng rời nhau ra và nhanh chóng trồi lên mặt nước để thở nhờ cơ quan hô hấp
    phụ. Sau đó, lại tiếp tục chiến đấu. Trận đấu kết thúc khi con yếu sức bỏ chạy, thậm chí
    có khi chết trận. Cả hai chiến sĩ cá sau trận đấu đều không tránh khỏi những tổn thương
    và các vi rách nát.
    2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng
    2.1.5.1 Tính ăn
    Cá xiêm là loài ăn tạp thiên về động vật. Chúng thích những mồi sống di động
    như: lăn quăn, trùng chỉ, ấu trùng muỗi lắc
    Theo kết quả khảo sát tính ăn của cá xiêm của Dương Thị Thuý Nga (1993),
    thì cơ quan tiêu hoá của cá xiêm gồm: miệng, hầu, thực quản với hai manh tràng khá dài,
    ruột ngắn và tận cùng là lỗ hậu môn nếu là con đực. Còn ở con cái thì tận cùng của ruột
    là lỗ huyệt. Đồng thời đo được tỷ lệ chiều dài ruột /chiều dài thân (Li/Ls) là 0.67 - 0.75.
    Vì vậy, đây là loài cá có cấu tạo cơ quan tiêu hoá thích hợp với tập tính ăn tạp thiên về
    động vật.
    2.1.5.2 Thức ăn theo các giai đoạn tuổi
    Theo nhiều tài liệu tham khảo cùng kinh nghiệm của các nghệ nhân cá cảnh thì
    thức ăn và liều lượng cho ăn thay đổi theo từ giai đoạn tuổi.
    Từ 1 - 3 ngày tuổi, cá dinh dưỡng chủ yếu nhờ noãn hoàng. Cá bột mới nở trú
    ẩn dưới tổ cho đến khi tiêu hết noãn hoàng.
    Từ 4 - 7 ngày tuổi, cá bắt đầu ăn thức ăn ngoài. Loại thức ăn thích hợp cho cá
    là infusoria.
    Từ 8 - 14 ngày tuổi, cá được cho ăn Moina và lòng đỏ trứng gà. Ngoài ra, với
    cách nuôi dân gian, người ta còn cho cá ăn vài giọt mỡ heo. Với loại thức ăn này, tránh
    cho cá ăn quá nhiều vì sẽ tạo lớp ván mỡ bên trên mặt nước cản sự khuếch tán của oxy
    từ không khí vào nước.
    Từ 15 - 21 ngày tuổi, cá có thể ăn được Moina với kích cỡ lớn hơn và trùng
    chỉ. Theo Dr William T.innes (1990), khi cá khoảng ba tuần tuổi thì cơ quan hô hấp phụ
    chưa hình thành. Vì vậy, việc ương nuôi cá trong giai đoạn này phải chú ý đến mật độ
    cá và chất lượng nước nuôi. Mật độ cá phải vừa phải và phải đảm bảo oxy cần thiết cho
    cá. Nếu mật độ quá dày hoặc chất lượng nước quá xấu sẽ làm hàm lượng oxy hoà tan
    trong nước thấp. Lúc này, cá buộc phải sử dụng đến cơ quan hô hấp phụ chưa hoàn
    chỉnh, dễ làm cá bị tổn thương Lượng oxy đòi hỏi không được đáp ứng sẽ dẫn tới tình
    trạng chết ngạt ở cá.
    Từ 21 ngày tuổi trở đi, thức ăn là Moina trưởng thành, trùng chỉ, cung quăn
    Chúng đặc biệt ưa thích mồi sống chuyển động. Nếu cùng một lúc cho cá ăn cả thức ăn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...