Luận Văn Thử nghiệm nuôi vỗ thành thục và kích thích sinh sản loài hàu rừng đước (Crassostrea iredalei)

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Nhu Ely, 13/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Lời cảm tạ .i
    Tóm tắt .ii
    Mục lục iii
    Danh sách bảng v
    Danh sách hình vi

    Chương I: Giới thiệu 1
    Chương II: Lược khảo tài liệu 3

    2.1 Đặc điểm sinh học 3
    2.1.1 Vị trí phân loại .3
    2.1.2 Phân bố 3
    2.3 Đặc điểm hình thái .4
    2.4 Đặc điểm dinh dưỡng .4
    2.4.1 Giai đoạn ấu trùng 4
    2.4.2 Giai đoạn trưởng thành 4
    2.4.3 Phương thức bắt mồi 4
    2.5 Đặc điểm sinh trưởng .5
    2.5.1 Sinh trưởng theo nhóm kích thước .5
    2.5.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng của hàu .6
    2.6 Đặc điểm sinh sản .6
    2.6.1 Đặc điểm giới tính .6
    2.6.2 Kích thước sinh sản lần đầu .6
    2.6.3 Phương thức sinh sản .7
    2.6.4 Mùa vụ sinh sản . 7
    2.6.5 Sức sinh sản . 7
    2.6.6 Các giai đoạn phát triển của trứng và ấu trùng .8
    2.6.7 Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục .9
    2.7 Kỹ thuật sản xuất giống 9
    2.7.1 Nuôi vỗ hàu bố mẹ 9
    2.7.2 Kích thích sinh sản 10
    2.7.3 Tỷ lệ thành thục . 10
    2.7.4 Ương ấu trùng 11
    2.7.5 Các phương pháp và tình hình nghề nuôi hàu ở Việt Nam . 11

    Chương III: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu . 13

    3.1 Vật liệu nghiên cứu 13
    3.2 Phương pháp nghiên cứu 13
    3.2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 13
    3.2.2 Thí nghiệm nuôi vỗ thành thục 13
    3.2.3 Phương pháp kích thích sinh sản 14
    3.2.4 Phương pháp thu thập số liệu . 15
    3.2.5 Phương pháp phân tích mô học 15
    3.2.6 Phương pháp xử lý số liệu . 18

    Chương IV: Kết quả và thảo luận . 19

    4.1Các yếu tố môi trường 19
    4.1.1 Nhiệt độ và pH 19
    4.1.2 Một số yếu tố thủy hóa 20
    4.2 Tỷ lệ sống của hàu 22
    4.3 Kích thước và khối lượng hàu thí nghiệm . 23
    4.4 Chỉ số thể trạng (CI) . 24
    4.5 Chỉ số thành thục (GI) 24
    4.6 Kết quả thử nghiệm các phương pháp kích thích sinh sản . 26
    4.7 Kết quả sinh sản khi nuôi vỗ . 28
    4.8 Sức sinh sản thực tế . 28

    Chương V. Kết luận và đề xuất . 30

    5.1 Kết luận 30
    5.2 Đề xuất . 30

    Tài liệu tham khảo 31
    Phụ lục . 33


    GIỚI THIỆU

    Động vật thân mềm (Mollusca) nước ta là nguồn lợi to lớn có ý nghĩa quan trọng không những đối với tài nguyên đa dạng sinh học, mà còn có ý nghĩa kinh tế xã hội, là nguồn nguyên liệu có giá trị cho xuất khẩu, là đối tượng nuôi quan trọng cần được phát triển đúng mức và phải được khẳng định vai trò vị trí trong chương trình nuôi biển của thế kỷ 21 (Trần Thái Bái, 2001). Trong đó loài hàu (Crassostrea. iredalei) là loài có nhiều giá trị kinh tế lớn,sản lượng hàng năm thu bắt hàng năm hàng tăm tấn. Hàu chủ yếu được sử dụng làm thực phẩm, thit hàu ngon và già trị dinh dưỡng cao, các kết quả phân tích cho thấy. Thịt hàu chứa 45-51 % protein, 10,2% lipid,
    22,3% gluxide (Đỗ Văn Thu et al, 2005). Ngoài ra hàu là sinh vật có vai trò quan trọng trong việc duy trì tính đa dạng sinh học và tạo ra sự phát triển bền vững cho nghề nuôi động vật thân mềm. Do đó ngoài việc có thể mang lại cho cư dân miền ven biển một nghề nuôi trồng mới, dễ nuôi chi phí thấp, thu nhập cao so với một số nghề nuôi khác, nuôi hàu còn mở ra một triển vọng tốt trong việc góp phần phục hồi môi trường sinh thái rừng ngập mặn đang bị tàn phá khốc liệt để nuôi tôm ở các tỉnh phía Nam (Lê Minh Viễn và Phạm Cao Vinh, 2005).

    Vùng biển nam Trung Bộ kéo dài từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận với nhiều hệ thống sông ngòi đổ ra biển, tạo nên nhiều vùng nước cửa sông rộng lớn từ đó hình thành các khu vực có tiềm năng phát triển nuôi trồng các đối tượng giáp xác và động vật thân mềm, trong đó loài hàu dang được xem là đối tượng thích hợp với hệ sinh thái nơi đây như: Đầm Lăng Cô – Huế, đầm Thị Nại, Long Sơn – Vũng Tàu (Tạp chí thủy sản, Số10/2005). Trong tự nhiên hàu có thể tập trung thành bãi lớn như các bãi hàu ở cửa sông Bạch Đằng, sông Chanh. Ở Việt Nam năm 1961 đã bắt đầu nuôi hàu ở Quảng Yên bước đầu đạt được kết quả. Từ lâu nhân dân ở bãi giữa sông Gianh (Quảng Bình ) đã biết bỏ đá nuôi hàu (Ngô Trọng Lư et al, 1999).

    Hiện nay chỉ riêng vùng Long Sơn – Vũng Tàu sản lượng thu hoạch lên đến 2200-2500 tấn/năm, tương đương 22.000.000- 25.000.000 con có thể mang lại nguồn thu khổng lồ cho người dân nơi đây (Lê Minh Viễn và Phạm Cao Vinh, 2005).

    Cho đến nay toàn bộ những người dân nuôi hàu ở phía nam chủ yếu phụ thuộc vào nguồn giống tự nhiên, hao hụt lớn khi khai thác, hiệu quả thấp. Mỗi năm chỉ có 2 mùa lấy giống, mùa chính từ tháng 2-3, mùa phụ từ tháng 9-10 âm lịch. Các tháng còn lại vẫn có hàu đẻ nhưng không đáng kể làm cho người nuôi hàu không an tâm trong sản xuất (Lê Minh Viễn và Phạm Cao Vinh, 2005). Vì vậy sản xuất giống có thể xem là giải pháp hoàn hảo để cung cấp giống một cách chủ động nhưng đòi hỏi phải có sự kết hợp nhịp nhàng với các yếu tố sinh thái. Tuy nhiệt độ vùng Đông Nam Á thường không phải là yếu tố kích thích sinh sản nhưng sự tăng nhiệt độ trong khoảng thích hợp thì tuyến sinh dục sẽ chín (Trương Quốc Phú, 1999). Do đó việc thử nghiệm nuôi vỗ thành thục hàu và cho sinh sản nhân tạo nhằm phục vụ công tác nuôi trồng, tái tạo nguồn lợi và tạo ra sự đa dạng hóa đối tượng nuôi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long là rất cần thiết .

    Trên cơ sở được sự đồng ý của khoa Thủy Sản Trường Đại Học Cần Thơ và bộ môn kỹ thuật nuôi Hải Sản đề tài: “ Thử nghiệm nuôi vỗ thành thục và kích thích sinh sản loài hàu rừng đước (Crassostrea iredalei)” được thực hiện.

    Mục tiêu của đề tài
    Nuôi vỗ thành thục hàu bố mẹ trong các hệ thống nuôi và kích thích bằng các biện pháp khác nhau nhằm tìm ra phương pháp thích hợp nhất để sản xuất giống thành công đối tượng này.

    Nội dung dung đề tài
    Theo dõi sự phát triển của tuyến sinh dục, chỉ số thể trạng của hàu cái trong các nghiệm thức khác nhau.
    Hiệu quả của các biện pháp kích thích khác nhau trong việc kích thích hàu sinh sản đồng loạt.
     
Đang tải...