Luận Văn Thử nghiệm nuôi và Xây dựng quy trình nuôi thu sinh khối Artemia franciscana trong ao đất tại Ninh H

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC Trang
    LỜI CẢM ƠN i
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
    DANH MỤC CÁC BẢNG v
    DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH vi
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3

    1.1. Đặc điểm Sinh học của Artemia. 3
    1.1.1. Hệ thống phân loại và đặc điểm phân bố 3
    1.1.2. Hình thái 3
    1.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng của Artemia 4
    1.1.4. Khả năng thích nghi với điều kiện sống của Artemia 5
    1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng và vòng đời của Artemia 6
    1.2. Vai trò của Artemia trong nuôi trồng thủy sản 9
    1.3. Hoạt động nuôi sinh khối A.franciscana. 11
    1.4.Tình hình nghiên cứu về A.franciscana tại Việt Nam 12
    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
    2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 18
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 18
    2.2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 18
    2.2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm, thu thập và xử lý số liệu. 20
    2.2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm. 20
    2.2.2.2.Phương pháp thu thập số liệu 20
    2.2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu. 24
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25
    3.1. Kỹ thuật chuẩn bị ao và cấy giống 25
    3.1.1. Kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi 25
    3.1.1.1. Kỹ thuật cải tạo ao 25
    3.1.1.2. Kỹ thuật gây nuôi tảo 27
    3.1.2. Kỹ thuật ấp trứng và thả giống 29
    3.1.3. Kỹ thuật thả giống 31
    3.2. Kỹ thuật chăm sóc và quản lý ao nuôi. 33
    3.2.1. Quản lý ao nuôi 33
    3.2.2. Quản lý một số yếu tố môi trường trong ao nuôi 35
    3.2.3. Theo dõi sự tăng trưởng, tỉ lệ sống và mật độ quần thể 41
    3.2.3.1. Sự tăng trưởng về chiều dài và tốc độ tăng trưởng theo ngày của Artemia 41
    3.2.3.2. Tỉ lệ sống 44
    3.2.3.3. Biến động mật độ quần thể 46
    3.3. Kỹ thuật thu và bảo quản sinh khối A.franciscana. 47
    3.3.1. Kỹ thuật thu sinh khối 47
    3.3.2. Kỹ thuật bảo quản sinh khối 49
    3.3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế 51
    CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 53
    4.1. Kết luận: 53
    4.2. Đề xuất ý kiến 54





    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

    Từ viết tắt Ý nghĩa
    NTTS Nuôi trồng thủy sản
    DO Hàm lượng oxy hòa tan
    ppt Tỷ lệ phần nghìn
    ppm Phần triệu
    HUFA Hàm lượng Acid béo không no bậc cao.
    L Lít
    mL Mililít
    tb Tế bào
    % Tỉ lệ phần trăm
    N Nauplii
    g gam
    kg kilogam


    DANH MỤC CÁC BẢNG
    Trang

    Bảng 3.1: Kết quả ấp nở thực tế của trứng A.franciscana 29
    Bảng 3.2: Điều kiện môi trường các ao nuôi trước khi thả Nauplii 32
    Bảng 3.3: Một số yếu tố môi trường các ao nuôi 37
    Bảng 3.4: Tăng trưởng về chiều dài (mm) của A.franciscana ở các ao. 42
    Bảng 3.5: Tốc độ tăng trưởng bình quân/ngày (mm/ngày) của A.franciscana 43
    Bảng 3.6: Tỉ lệ sống (%) của A.franciscana ở các ao thí nghiệm 44
    Bảng 37: Năng suất sinh khối của các ao thí nghiệm 48
    Bảng 3.8: Hiệu quả kinh tế trên 1ha nuôi thu sinh khối Artemia 51

    DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
    Trang

    Hình 1.1: Artemia franciscana 4
    Hình1.2: Vòng đời Phát triển của Artemia (Jumalon et al., 1982)[18] 7
    Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 19
    Hình 2.2: Sơ đồ ao thí nghiệm 20
    Hình 2.3: Máy đo YSI, Khúc xạ kế và nhiệt kế 21
    Hình 2.4: Vị trí thu mẫu trong ao 22
    Hình 3.1: Cải tạo ao nuôi 27
    Hình 3.2: Kết quả gây màu nước 29
    Hình 3.3: Tăng trưởng về chiều dài (mm) của A.franciscana ở các ao . 42
    Hình 3.4: Tốc độ tăng trưởng trung bình /ngày (mm/ngày) của Artemia 43
    Hình 3.5: Tỉ lế sống (%) của A.franciscana ở các ao thí nghiệm. 44
    Hình 3.6: Gia tăng mật độ quần thể trong ao nuôi thí nghiệm. 46
    Hình 3.7: Thu sinh khối Artemia 49
    Hình 3.8: Sinh khối A.franciscana chuẩn bị đem đi bảo quản 50

    MỞ ĐẦU

    Trong những năm gần đây, nuôi trồng thuỷ sản đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt ngành nuôi hải sản đang ngày càng có vai trò quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu thực phẩm của con người, nhất là đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ biển. Với đà gia tăng dân số hiện nay, cũng như nhu cầu đối với thực phẩm chất lượng cao, con người buộc phải chú ý đến nguồn lợi hải sản. Ngoài việc khai thác giống tự nhiên, việc sản xuất giống nhân tạo là vấn đề cần thiết để cung cấp con giống cho ngành nuôi trồng hải sản. Trong quá trình sản xuất giống nhân tạo hiện nay thì việc giải quyết thức ăn tươi sống là khâu then chốt quyết định đến sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng. Nhìn nhận từ vai trò quan trọng đó thì nhiều loại thức ăn tươi sống được quan tâm nghiên cứu và sản xuất, đặc biệt trong đó phải kể đến Artemia.
    Artemia là loại thức ăn rất quan trọng và không thể thiếu được trong nghề nuôi trồng thủy sản, nhất là trong khâu sản xuất giống. Ấu trùng A.franciscana lúc mới nở ở giai đoạn Instar I và Instar II có kích thước nhỏ hơn so với các dòng Artemia khác, là loại thức ăn lý tưởng cho giai đoạn đầu của ấu trùng giáp xác và cá con [5], [7], [9] Artemia tiền trưởng thành và trưởng thành được gọi là sinh khối. So với nauplii Artemia được ấp nở từ trứng bào xác thì sinh khối Artemia có những ưu điểm vượt trội như: Chi phí thấp, chất lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt sử dụng kích cỡ thích hợp sẽ đảm bảo cân bằng năng lượng tốt hơn trong việc lấy thức ăn và đồng hóa.Vì vậy đây là loại thức ăn phổ biến trong các trại sản xuất giống, trại ương giống hay nuôi vỗ tôm, cá bố mẹ.
    Điều kiện tự nhiên khu vực Ninh Hòa-Khánh Hòa có nhiều thuận lợi và phù hợp cho nuôi sinh khối Artemia. Tuy nhiên, cho đến nay các công trình nghiên cứu và nuôi thử nghiệm đối tượng này ở Khánh Hòa chỉ mới được thực hiện tại Cam Ranh và Đồng Bò (Nha Trang), hiện chưa có một nghiên cứu nào về nuôi sinh khối Artemia tại địa phương này. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu trước đây tại Khánh Hòa còn nhiều thiếu sót nên chưa có một mô hình hoàn chỉnh nhất để nuôi đối tượng này trên diện rộng. Xuất phát từ yêu cầu trên và được sự đồng ý của Khoa NTTS Trường Đại học Nha Trang tôi tiến hành thực hiện đề tài “Thử nghiệm nuôi thu sinh khối Artemia franciscana tại Ninh Ích–Ninh Hòa-Khánh Hòa”.
    Mục tiêu đề tài:
    Thử nghiệm nuôi và Xây dựng quy trình nuôi thu sinh khối Artemia franciscana trong ao đất tại Ninh Hòa-Khánh Hòa.
    Nội dung đề tài:
     Kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi và thả giống.
     Kỹ thuật chăm sóc và quản lý ao nuôi.
     Kỹ thuật thu hoạch và bảo quản sinh khối Artemia sau thu hoạch.
    Ý nghĩa đề tài:
     Đề tài kết hợp với một số đề tài khác sẽ dần hoàn thiện quy trình nuôi sinh khối Artemia franciscana tại Khánh Hòa.
    Trong khoảng thời gian thực hiện đề tài, mặc dù bản thân tôi đã hết sức cố gắng vượt qua mọi khó khăn nhưng vì một số điều kiện khách quan như thời tiết hay điều kiện cơ sở vật chất cùng với năng lực và kiến thức có hạn nên kết quả đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy, cô và các bạn có những ý kiến đóng ghóp để đề tài được hoàn thiện hơn.
     
Đang tải...