Luận Văn Thử nghiệm hiệu lực một số loại thuốc hóa học trong việc phòng trừ bệnh đốm nâu lá cây Keo tai tượng

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Phần 1: MỞ ĐẦU
    1
    1.1. Đặt vấn đề 1
    1.2. Mục đích nghiên cứu 3
    1.3. Mục tiêu nghiên cứu 3
    1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3

    Phần 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
    2.1. Cơ sở khoa học 5
    2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 6
    2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 6
    2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 9
    2.3 Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của khu vực nghiên cứu 10
    2.3.1. Điều kiện tự nhiên 10
    2.3.2. Điều kiện dân sinh kinh – kinh tế xã hội 12
    2.4. Tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất 14

    Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
    3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15
    3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 15
    3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 17
    3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành 17
    3.2.1 Địa điểm 17
    3.2.2 Thời gian thực hiện đề tài 17
    3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 17
    3.3.1. Nội dung nghiên cứu 17
    3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi 18
    3.4. Phương pháp nghiên cứu 18
    3.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu chọn lọc 18
    3.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm kết hợp điều tra quan sát 18

    Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26
    4.1 Tình hình vệ sinh vườn ươm và phân bố bệnh cây 26
    4.1.1 Tình hình vệ sinh vườn ươm 26
    4.1.2. Đánh giá tình hình phân bố bệnh cây 27
    4.2. Đánh giá mức độ hại bệnh đốm nâu lá Keo trước và sau mỗi lần sử dụng thuốc và tìm ra loại thuốc có hiệu lực phòng trừ cao nhất 30
    4.2.1. Kết quả điều tra mức độ hại của bệnh đốm nâu lá Keo trước khi sử dụng thuốc 30
    4.2.2. Kết quả điều tra mức độ hại lá sau khi sử dụng thuốc lần 1 31
    4.2.3. So sánh hiệu lực của thuốc và tìm ra loại thuốc có hiệu quả cao nhất. 39
    4.3. Đặc điểm sinh trưởng phát triển của bệnh đốm nâu lá Keo và đề xuất một số biện pháp phòng trừ 41
    4.3.1. Mốt số đặc điểm sinh trưởng phát triển của bệnh đốm nâu 41
    4.3.2. Đề xuất một số biện pháp phòng trừ 41

    Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 43
    5.1. Kết luận 43
    5.2 Đề nghị 44
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 45



    Phần 1
    MỞ ĐẦU

    1.1. Đặt vấn đề

    Hiện nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội, sự tiến bộ khoa học - kĩ thuật nền kinh tế nước ta cũng thay đổi từng ngày từng giờ. Sự thay đổi đó diễn ra ở các ngành nghề khác nhau, các lĩnh vực khác nhau. Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu con người ngày càng cao. Cùng với sự phát triển chung của ngành kinh tế thì ngành Lâm nghiệp cũng không nằm ngoài quy luật đó. Rừng là nguồn tài nguyên di sản quý giá của nhân loại. Rừng có tác dụng nhiều mặt đối với đời sống con người.
    Một trong những lâm sản quan trọng mà rừng mang lại cho con người là gỗ và các lâm sản ngoài gỗ. Rừng có vai trò vô cùng quan trọng là điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường sống, chống xói mòn, rửa trôi. Chớnh vì vậy được ví như là “Rừng là lá phổi xanh của nhân loại”. Nhưng hiện nay diện tích rừng của Việt Nam đang suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng, diện tích đang bị thu hẹp ở mức báo động. Trước thực trạng đó Đảng và nhà nước ta đã có nhiều biện pháp nhằm giảm tình trang khai thác nguồn tài nguyên rừng bừa bãi, tiếp tục phủ xanh diện tích đất trống đồi núi trọc, tiến hành trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, trồng rừng sản xuất tập trung. Đảng và nhà nước chủ trương, chớnh sách nhằm tái tạo và trồng rừng như: dự án PAM, dự án 327, dự án 661 .
    Hiện nay, các nhà máy giấy được thành lập nên rất nhiều cần cây nguyên liệu giấy. Đảng bộ và chính quyền tỉnh Thái Nguyên coi cây Keo là cây nguyên liệu quan trọng và rất phù hợp với đất rừng Thái Nguyên trong đó cây Keo tai tượng chiếm vị trí quan trọng. Keo tai tượng là một loại cây họ đậu thường được sử dụng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo về đất, nước, và cung cấp số lượng lớn cho kế hoạch trồng rừng hàng năm. Nhưng trên thực tế, việc cung cấp số lượng cây giống nói chung và cây Keo tai tượng nói riêng cho kế hoạc trồng rừng hàng năm còn gặp nhiều khó khăn như chịu ảnh hưởng của thời tiết khí hậu nhiệt đới, giú mùa: nóng ẩm mưa nhiều. Vì vậy quá trình sản xuất cây giống ở vườn ươm thường gặp phải hàng loạt các bệnh phát sinh, phát triển ở các loài cây khác nhau trong vườn ươm. Đối với cây Keo tai tượng trong giai đoạn vườn ươm thường gặp các bệnh như: bệnh đốm nâu lá Keo, bệnh khụ lá, bệnh gỉ sắt, bệnh phấn trắng
    Khi trồng rừng trên một diện tích lớn số lượng cây nhiều và trồng thuần loài nên dễ bị sâu, bệnh hại phát sinh phát triển. Để đạt được kết quả tốt của việc trồng rừng thì quan trọng nhất ở đây là phải tạo được nhiều cây giống tốt, khỏe mạnh, không bị sâu hại và không có mầm bệnh. Muốn có được như vậy thì ngoài việc chọn được hạt giống tốt, bảo quản hạt giống tốt. Đối với những cây có khả năng tái sinh bằng hạt, những phương pháp xử lý trước khi gieo ươm thì việc phòng trừ sâu bệnh hại ở giai đoạn là không thể thiếu được, nếu thực hiện được vấn đề đú thỡ tổn thất do bệnh hại gây ra sẽ giảm xuống một cách đáng kể. Hiện nay, vườn ươm Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên là nơi sản xuất nguồn cây con giống và cung cấp cây giống trong khu vực và các nơi lân cận.
    Quỏ trình sản xuất cây giống ở vườn ươm thường gặp phải hàng loạt các bệnh phát sinh, phát triển ở các loài cây khác nhau trong vườn ươm, đã ảnh hưởng không nhỏ đến yêu cầu về số lượng và chất lượng cây giống. Đặc biệt là bệnh đốm nâu lá ở cây Keo tai tượng trong giai đoạn vườn ươm.
    Hàng năm, bệnh đã gây ảnh hưởng trực tiếp tới kế hoạch trồng rừng và những tổn thất kinh tế. Bệnh đã gây hại 60-70%, nhiều cây bị chết khô, những cây bị bệnh ở giai đoạn nhỏ không có khả năng ra lá thật, lá bị bệnh nặng. Do vậy, việc tìm ra biện pháp phòng trừ bệnh đốm nâu lá ở cây Keo tai tượng có hiệu quả nhất là vấn để quan tâm hàng đầu. Do vậy, để phòng trừ bệnh đạt hiệu quả cao nhất phải xác định được một số loại thuốc có hiệu quả tốt nhất để phòng trừ bệnh kịp thời ngăn chặn được mầm bệnh phát triển.
    Xuất phát từ yêu cầu đú tụi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thử nghiệm hiệu lực một số loại thuốc hóa học trong việc phòng trừ bệnh đốm nâu lá cây Keo tai tượng (Acacia mangium wild) ở vườn ươm tại vườn ươm Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên ”.
    1.2. Mục đích nghiên cứu
    Hiện nay, trên thị trường có bán rất nhiều loại thuốc hóa học phòng trừ bệnh đốm nâu lá Keo. Việc tìm ra loại thuốc có hiệu quả tốt nhất để phòng trừ bệnh kịp thời ngăn chặn được mầm bệnh phát triển là mục đích chính, chung nhất cần đạt được, góp phần tăng năng suất và chất lượng cây trồng.
    1.3. Mục tiêu nghiên cứu
    Đánh giá được tình hình phân bố bệnh đốm nâu lá Keo, đánh giá được mức độ hại của bệnh đốm nâu lá Keo, trước và sau mỗi lần sử dụng thuốc và tìm ra loại thuốc có hiệu lực phòng trừ cao nhất.
    Xác định được loại thuốc hóa học có hiệu lực nhất trong các loại thuốc đen thử nghiệm để phòng trừ bệnh đốm nâu lá Keo tai tượng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...