Thạc Sĩ Thử nghiệm dự báo hạn mùa một số chỉ số khí hậu cực đoan bằng mô hình regcm cho khu vực việt nam

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 7/7/13.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Trong những năm gần đây, dự báo hạn mùa (seasonal forecasting) đang là một trong những bái toán có tính ứng dụng rất lớn, có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhiều ngành kinh tế, xã hội. Thông tin dự báo hạn mùa là căn cứ cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý có thể đưa ra kế hoạch sản suất phù hợp cũng như chủ động ứng phó với các thiên tai, thảm họa. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, dường như các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng xảy ra với tần suất nhiều hơn, cường độ mạnh hơn, gây thiệt hại nặng nề, việc dự báo hạn mùa dựa trên cơ sở các mô hình động lực trở nên ưu việt hơn so với phương pháp thống kê truyền thống.
    Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ tính toán, các mô hình dự báo số trị ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu khí hậu. Việc ứng dụng không chỉ trên quy mô toàn cầu mà còn được chi tiết hóa cho từng khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho những nghiên cứu sâu hơn, mang tính ứng dụng cao hơn. Ngoài ra, mục tiêu của bài toán dự báo hạn mùa không chỉ dừng lại đơn thuần ở dự báo xu thế các yếu tố khí tượng nữa mà việc dự báo được các hiện tượng thời tiết cực đoan ở qui mô hạn mùa cũng rất được quan tâm, chú ý.
    Ở Việt Nam, việc ứng dụng và thử nghiệm các mô hình khí hậu khu vực cho bài toán dự báo tuy không còn mới mẻ nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi cần được trả lời, đặc biệt là dự báo hạn mùa và khả năng dự báo các yếu tố, hiện tượng khí hậu cực đoan. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả sẽ thử nghiệm ứng dụng mô hình khí hậu khu vực khi sử dụng sản phẩm đầu ra từ mô hình dự báo toàn cầu làm điều kiện ban đầu và điều kiện biên để dự báo một số chỉ số khí hậu cực đoan và đánh giá cho khu vực Việt Nam. Mô hình được sử dụng là mô hình RegCM phiên bản 4.2 (RegCM4.2). Sản phẩm của mô hình toàn cầu được sử dụng là sản phẩm dự báo của hệ thống mô hình CFS.
    Luận văn được bố cục thành 3 chương, ngoài mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo như sau:
    8
    Chương 1: Tổng quan
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
    Chương 3: Kết quả và nhận xét

    MỤC LỤC
    DANH MỤC HÌNH . 4
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT . 6
    Chương 1 TỔNG QUAN . 9
    1.1 Các nghiên cứu trên thế giới . 9
    1.2. Các nghiên cứu trong nước 19
    Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 24
    2.1 Xác định các chỉ số khí hậu cực đoan . 24
    2.2 Hệ thống mô hình dự báo khí hậu CFS 28
    2.3 Mô hình khí hậu khu vực RegCM 29
    2.4 Cách xác định các chỉ số ECE từ sản phẩm mô hình . 34
    2.5 Phương pháp đánh giá 36
    Chương 3 KẾT QUẢ VÀ NHẬN XÉT 40
    3.1 Kết quả nhiệt độ trung bình tháng 40
    3.2 Các trường nhiệt độ cực trị . 50
    3.3 Các chỉ số khí hậu cực đoan . 63
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
    PHỤ LỤC . 73
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...