Luận Văn Thử nghiệm bổ sung chế phẩm sinh học trong mô hình xử lý nước thải chăn nuôi của trại heo Đồng Hiệp

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    CHƯƠNG TRANG
    Trang tựa
    Lời cảm tạ iii
    Tóm tắt iv
    Mục lục v
    Danh sách các chữ viết tắt . .v ii
    Danh sách các hình . . viii
    Danh sách các bảng . ix
    PHẦN 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1.1 Đặt vấn đề . 1
    1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài . . 2
    1.2.1 Mục đích 2
    1.2.2 Yêu cầu . 2
    PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3
    2.1. Nước thải chăn nuôi . 3
    2.1.1. Thành phần nước thải chăn nuôi . 3
    2.1.2. Tính chất của nước thải chăn nuôi 3
    2.1.3. Tác động của nước thải chăn nuôi . 4
    2.1.4. Các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi . 5
    2.1.5. Các thông số đánh giá chất lượng nước thải chăn nuôi 8
    2.2. Giới thiệu về mô hình xử lý nước thải của trại heo Đồng Hiệp 9
    2.2.1. Bể lên men tuỳ nghi . 10
    2.2.2. Bể hiếu khí số 1 . 11
    2.2.3. Bể hiếu khí số 2 . 11
    2.2.4. Bể hoàn thiện số 1 . 11
    2.2.5. Bể hoàn thiện số 2 . 12
    2.2.6. Bể hoàn thiện số 3 . 12
    2.3. Chế phẩm sinh học khảo sát 13




    vi

    2.3.1. Chế phẩm BET-ORGA 13
    2.3.2. Chế phẩm ENCHOICE . 16
    2.4. Hiện trạng ô nhiễm môi trường tại xí nghiệp chăn nuôi heo Đồng Hiệp . . 19
    PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
    3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài . 21
    3.1.1. Thời gian . 21
    3.1.2. Địa điểm 21
    3.2 Vật liệu . 21
    3.3. Phương pháp nghiên cứu 22
    3.3.1. Bố trí thí nghiệm 22
    3.3.2. Quy trình thí nghiệm . 22
    3.3.2.1. Lấy mẫu . 22
    3.3.2.2. Bổ sung chế phẩm 23
    3.3.2.3. Chạy mô hình . . 23
    3.3.3. Chỉ tiêu theo dõi 24
    3.3.3.1. pH . 24
    3.3.3.2. COD . . 24
    3.3.3.3. BOD[SUB]5 [/SUB] 24
    3.3.3.4. E.coli 25
    3.3.4. Xử lý số liệu . 25
    PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 26
    4.1. Kết quả phân tích pH 26
    4.2. Kết quả phân tích COD . . 26
    4.3. Kết quả phân tích BOD[SUB]5 [/SUB] 30
    4.4. Kết quả phân tích E.coli . 33
    PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 34
    5.1. Kết luận . 34
    5.2. Đề nghị 34
    PHẦN 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO . 35
    PHỤ LỤC

    PHẦN 1. MỞ ĐẦU
    1.1. Đặt vấn đề
    Như chúng ta đã biết, ngành chăn nuôi ở nước ta đã có nguồn gốc từ rất lâu đời và cũng đóng góp quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế đất nước nói chung và đáp ứng cho nhu cầu thực phẩm nói riêng.Để đảm bảo về nguồn thực phẩm cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ của người dân, ngành chăn nuôi đã không ngừng phát triển. Cụ thể là chuyển từ một ngành chăn nuôi lạc hậu, thô sơ, chỉ phát triển rãi rác theo từng hộ gia đình thành một nền chăn nuôi công nghiệp với quy mô, mật độ lớn hơn và các kỹ thuật trong chăn nuôi tiến bộ hơn.
    Xét về khu vực thì địa bàn TP. HCM cũng là một trong những nơi phát triển
    mạnh về nền chăn nuôi công nghiệp, cụ thể như các khu vực ngoài trung tâm Thành
    Phố như Thủ Đức, Hóc Môn, Quận 9, Củ Chi và tại đây nhiều xí nghiệp, trại chăn
    nuôi mọc lên rất nhiều. Song song với mặt tích cực là giải quyết được nguồn thực
    phẩm cung cấp cho nhu cầu của mọi người thì nghành chăn nuôi cũng ảnh hưởng tiêu
    cực không nhỏ đến đời sống và sức khỏe của người dân. Đó là vấn đề ô nhiễm môi
    trường (ô nhiễm bầu không khí, đất, nước ) do các chất thải từ quá trình sản xuất
    chăn nuôi, đặc biệt là nước thải chăn nuôi. Đứng trước tình hình đó vấn đề đặt ra cho
    các cơ sở chăn nuôi là phải xử lý triệt để nước thải chăn nuôi trước khi thải ra môi
    trường. Để giải quyết vấn đề này nhiều mô hình xử lý nước thải đã được nghiên cứu
    và đưa vào ứng dụng nhưng hiệu quả xử lý vẫn chưa triệt để, nước thải sau thử
    nghiệm chưa đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường, cụ thể như mô hình xử lý
    nước thải của trại heo Đồng Hiệp, huyện Củ Chi, TP.HCM. Đứng trước khó khăn này
    thì có một giải pháp mới đó là chế phẩm sinh học xử lý nước thải có thể bổ sung vào
    mô hình để nâng cao hiệu quả xử lý. Tuy nhiên do sự hiểu biết về chúng chưa nhiều
    và thật sự có mang lại hiệu quả xử lý cao hay không. Để trả lời cho những thắc mắc
    trên, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “ Thử nghiệm bổ sung chế phẩm sinh học
    trong mô hình xử lý nước thải chăn nuôi của trại heo Đồng Hiệp
    ”.
    1.2. Mục đích và yêu cầu
    1.2.1. Mục đích
    Đánh giá hiệu quả của phương pháp thử nghiệm bổ sung chế phẩm sinh học trong mô hình xử lý nước thải chăn nuôi của trại heo Đồng Hiệp, đồng thời cũng so sánh hiệu quả xử lý nước thải giữa các chế phẩm sinh học với nhau.
    1.2.2. Yêu cầu
    - Tìm hiểu quy trình công nghệ xử lý nước thải của trại heo Đồng Hiệp, huyện Củ Chi, TP.HCM.
    - Thử nghiệm ảnh hưởng của chế phẩm sinh học đến chất lượng nước thải chăn nuôi của trại heo Đồng Hiệp
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...