Luận Văn Thử nghiệm ảnh hưởng của Zeolite đến khả năng tăng trọng, tỷ lệ tiêu chảy của lợn con sau cai sữa

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I: MỞ ĐẦU

    1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Hiện nay do tiến bộ khoa học kỹ thuật, ngành chăn nuôi nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi nhằm nâng cao năng xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, tiêu thụ trong nước, giúp nền kinh tế nước ta phát triển. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi thì bệnh tật ngày càng phát triển ngày càng mạnh, vấn đề ô nhiễm môi trường, vấn đề đảm bảo sức khỏe của của con người là một bài toán khó cần có câu trả lời. Do vậy vấn đề làm sao trong chăn nuôi vừa có năng xuất cao, vừa bảo vệ môi trường, vừa giảm thiểu bệnh tật và nâng cao chất lượng thịt . Được các nhà khoa học, người chăn nuôi tìm tòi và phát triển.
    Zeolite là một loại khoáng tự nhiên có nguồn gốc từ núi lửa và có cấu trúc tinh thể dạng khung kiên kết. Từ năm 1956 nhà địa chất Cronstede người Thuỵ Điển phát hiện ra khoáng chất zeolite tự nhiên là loại khoáng muối acid Silic chứa kim loại kiềm và kiềm thổ. Hiện nay có trên 40 loại Zeolite tự nhiên, nhưng sử dụng chủ yếu trong chăn nuôi là loại có nguồn gốc từ núi lửa, có tia hổng, xốp, hình thành từ biến đổi nhiệt dịch đá núi lửa.
    Trên Thế Giới việc nghiên cứu ứng dụng Zeolite trong các lĩnh vực như nông nghiệp, y học, bảo vệ môi trường, lọc hoá dầu, đặc biệt trong lĩnh vực chăn nuôi đã được tiến hành từ những năm 60. Hầu hết các nghiên cứu về ảnh hưởng của Zeolite trong chăn nuôi đều khẳng định được tác dụng của Zeolite khi bổ sung vào khẩu phần thức ăn là giảm hàm lượng N-NH3 và mùi thối trong phân (Bernal và Lopez-real, 1993), giảm hàm lượng nguyên tố kim loại nặng độc hại và làm tăng các nguyên tố vi lượng trong các sản phẩm chăn nuôi như thịt, trứng, sữa và một chừng mực nào đó làm cải thiện tốc độ sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn (Ward và cộng tác viên, 1991). Nước đầu tiên sử dụng Zeolite trong chăn nuôi là Nhật Bản, rồi các nước Liên Xô cũ, Hoa Kỳ. Những năm gần đây thì Trung Quốc sử dụng Zeolite tự nhiên rất phổ biến trong chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản.
    Ngoài ra cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành chăn nuôi thì tình hình dịch bệnh cũng xảy ra đa dạng và phức tạp.
    Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành đề tài.
    Thử nghiệm ảnh hưởng của Zeolite đến khả năng tăng trọng, tỷ lệ tiêu chảy của lợn con sau cai sữa, một số chỉ tiêu vệ sinh thú y của lợn con sau cai sữa và điều tra một số bệnh thường gặp tại trại lợn của công ty TNHH Thiên Phúc-Nghĩa Hưng-Nam Định ”.
    1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
    - Điều tra tình hình chăn nuôi và một số bệnh thường gặp trên đàn lợn nái và lợn con tại trại lợn công ty TNHH Thiên Phúc – Nghĩa Trung – Nghĩa Hưng – Nam Định.
    - Bước đầu thử nghiệm chế phẩm Zeolite đến khả năng tăng trọng, tỷ lệ tiêu chảy, quá trình hô hấp của lợn con sau cai sữa và một số chỉ tiêu vệ sinh.
    - Biết cách thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.






    PHẦN VI: TÀI LIỆU THAM KHẢO
    6.1. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
    1. Nguyễn Đức Chung, Nguyễn Thị Thu, Phùng Tiến Đạt ‘‘Kết quả bước đầu nghiên cứu về Zeolite tự nhiên ở Việt Nam’’. ; TB Khoa học - Đại học Quốc gia Hà Nội ; Năm 1997 ; Số 1 ; Trang 42-46
    2. Nguyễn Đức Chung ‘‘Kết quả nghiên cứu bước đầu về tổng hợp Zeolite Y từ khoáng sét Việt Nam’’; TB Khoa học - Đại học Quốc gia Hà Nội; Năm 1997; Số 4; Trang 15-19.
    3. Nguyễn Đức Chung Nguyễn Thị Thu ‘‘Tổng hợp Zeolite Na-Pl từ khoáng sét Việt Nam’’; TB Khoa học - Đại học Quốc gia Hà Nội; Năm 2000; Số 1; Trang 41-44.
    4. Trần Cừ, Cù Xuân Dần (1972), "Sinh lý học gia súc". Nhà xuất bản Nông thôn, Hà Nội.
    5. Đỗ Trung Cứ, Trần Thị Hạnh, Nguễn Quang Tuyên (2004), Sử dụng chế phẩm Bíosubtyl để phòng và điều trị bệnh tiêu chảy, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Hà Nội.
    6. Cù Xuân Dần (1996), Sinh lý gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
    7. Đào Trọng Đạt và cộng sự (1995), Bệnh đường tiêu hoá ở lợn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
    8. Đào Trọng Đạt (1996), Bệnh lợn con phân trắng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
    9. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng (1996), Bệnh ở lợn nái và lợn con, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
    10. Tạ Ngọc Đôn ‘‘Nghiên cứu tổng hợp một số Zeolite từ khoáng cao lanh’’; Tạp chí Hóa học và công nghiệp hoá chất; Năm 1999; Số 6; Trang 20-25
    11.Tạ Ngọc Đôn, Vũ Đào Thắng, Hoàng Trọng Yêm ‘‘ Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất tạo phức khác nhau đến quá trình chuyển hóa cao lanh thành zeolite Y. ; ; Năm 2001 ; Số 7 ; Trang 7-10.
    12. Tạ Ngọc Đôn ‘‘ Nghiên cứu sự kết tinh Zeolite từ cao lanh nung ở các nhiệt độ khác nhau’’. Tạp chí Hóa học và công nghiệp hóa chất; Năm 2001; Số 7; Trang 24-28.
    13. Tạ Ngọc Đôn ; Vũ Đào Thắng ‘‘Tổng hợp thủy nhiệt Zeolite trực tiếp từ cao lanh không nung’’. Tạp chí Hóa học; Năm 2001; Tập 39; Số 3; Trang 53-56.
    14. Tạ Ngọc Đôn; Vũ Đào Thắng; Hoàng Trọng Yêm ‘‘Ảnh hưởng của các chất tạo phức khác nhau đến quá trình chuyển hoá cao lanh thành zeolite kiểu gismondin’; Tuyển tập các công trình Hội nghị khoa học và công nghệ Hoá hữu cơ toàn quốc lần thứ 2 ; Năm 2001 ; Trang 400 – 404.
    15. Tạ Ngọc Đôn, Vũ Đào Thắng; Hoàng Trọng Yêm ‘‘Ảnh hưởng của tỷ lệ SiO2/AlO3 trong gel đến quá trình chuyển hóa cao lanh thành zeolite X’’ Tuyển tập các công trình Hội nghị Khoa học và công nghệ Hóa hữu cơ toàn quốc lần thứ 2; Năm 2001; Trang 405-410.
    16. Tạ Ngọc Đôn ‘‘Nghiên cứu chuyển hóa cao lanh không nung thành sản phẩm chứa zeolite A có tỉ số SiO2/Al2O3=1,85 ứng dụng để tách ion Pb2+ trong dung dịch’’. Tạp chí Hóa học và ứng dụng; Năm 3002; Số 3; Trang 29-32, 40.
    17. Tạ Ngọc Đôn ‘‘Tính chất hấp phụ Pb2+ đối với zeolite NaP được tổng hợp từ cao lanh không nung’’; Tạp chí Hóa học và ứng dụng; Năm 2003; Số 2; Trang 24-27.
    18. Nguyễn Bá Hiên (2001), Một số vi khuẩn đường ruột thường gặp và biến động của chúng ở gia súc khoẻ mạnh và bị tiêu chảy nuôi tại vùng ngoại thành Hà Nội, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Hà Nội.
    20. Phạm Khắc Hiếu, Bùi Thị Tho và cộng sự (1996), "Kết quả kiểm tra tính kháng thuốc của E.coli phân lập từ lợn con bị bệnh phân trắng tại các tỉnh phía bắc trong 20 năm qua", Tạp chí KHKT, Tập III, Số 4/1996.
    21. Phạm Khắc Hiếu, Lê Ngọc Diệp, Trần Thị Lộc (1998), Stress trong đời sống con người và vật nuôi, NXB Nông nghiệp,Hà Nội.
    22. Pham Văn Khuê, Phan Lục (1996), Giáo trình ký sinh trùng thú y, NXB Nông nghiệp, Hà nội.
    23. Nguyễn Văn Lãm (1968), "Chế vacxin phó thương hàn lợn con", Kết quả nghiên cứu khoa học Thú y (1968 - 1978), NXB Nông nghiệp, Hà Nội, Tr. 280 - 289.
    24. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Trương Quang, Phùng Quốc Chướng, Chu Đức Thắng, Phạm Ngọc Thạch (1997), "Bệnh viêm ruột ỉa chảy ở lợn", Tạp chí KHKT Thú y, Tập IV (Số 2), Tr. 39 - 45
    25. Nguyễn Ngọc Nhiên, Khương Bích Ngọc (1994), “Bệnh đường hô hấp trong chăn nuôi lợn công nghiệp”, tạp chí KHKT Thú y, số 4.
    26. Vũ Văn Ngữ và cộng sự (1979), ‘‘Loạn khuẩn đường ruột và tác dụng điều trị của Colisuptil’’. NXB Y học, Hà Nội.
    27. Sử An Ninh (1993), "Kết quả bước đầu tìm hiểu nhiệt độ, độ ẩm, thích hợp phòng bệnh lợn con phân trắng", Kết quả nghiên cứu khoa học khoa chăn nuôi Thú y ĐH Nông nghiệp I (1991 - 1993), NXB Nông nghiệp, Hà Nội, Tr 48.
    28 Nguyễn Thị Nội (1986), Tìm Hiểu vai trò E.coli trong bệnh phân trắng lợn con và vacxin dự phòng, Luận án PTS - KH, Viện thú y quốc gia, Hà Nội.
    29. Nguyễn Như Thanh - Nguyễn Bá Hiên - Trần Thị Lan Hương (2001),“Giáo trình vi sinh vật thú y”, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
    30. Nguyễn Đình Thành ‘‘Nghiên cứu tổng hợp và các tính chất hóa lý của Zeolite và một số hệ xúc tác oxit trên cơ sở oxit nhôm’’. Luận án phó tiến sĩ ; Năm 1990
    31. Phạm Ngọc Thạch, Hồ Văn Nam, Chu Đức Thắng (2006), Giáo trình bệnh nội khoa gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội
    32. Hoàng Văn Tuấn, Lê Văn Tạo, Trần Thị Hạnh (1998), "Kết quả điều tra tình hình bệnh tiêu chảy ở lợn trong một trại giống lợn hướng nạc", Tạp chí KHKT Thú y, Tập IV (Số 4), NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
    33. Bùi Thị Tho (2003), Thuốc kháng sinh và nguyên tắc sử dụng trong chăn nuôi, NXB Hà Nội, Hà Nội.
    34. Trần Đình Trúc (2007), “Nghiên cứu một số đặc tính sinh vật hoá học, khả năng gây bệnh của vi khuẩn Streptococcus ở lợn và biện pháp phòng trị bệnh”. Luận văn Thạc Sỹ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
    6.2. TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI
    35. Niconxki. V. V (1986), Bệnh lợn con (Phạm Quân, Nguyễn Đình Trí dịch), NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
    36. US2003049199 Manufacturing method of zeolite from waste: Phương pháp sản xuất zeolite từ nước thải
    37. WO0170629 Process for manufacture of zeolites and zeolite mixtures having enhanced cation exchange properties products produced thereby, and detergent compositions formulated therewith: quá trình sản xuất zeolit và hỗn hợp zeolit từ muối nhôm được tăng cường sự trao đổi cation, thành phần chất tẩy và các sản phám của chúng.
    38. RU2160228 method of production of zeolite, type mordenite : phương pháp sản xuất zeolite, kiểu mondenite.


    Luận văn chia làm V chương
     
Đang tải...