Báo Cáo Thử nghiệm ảnh hưởng của tuổi hom, vị trí lấy hom, kích thước hom và thời điểm lấy hom đến tỷ lệ sốn

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Nội dung


    PHẦN I TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    Đặt vấn đề
    Mục tiêu của đề tài
    Địa điểm và nội dung nghiên cứu
    Địa điểm nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu
    Nội dung nghiên cứu
    Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
    Tình hình nghiên cứu trên thế giới
    Tình hình nghiên cứu trong nước


    PHẦN II: THỰC NGHIỆM
    Phương pháp nghiên cứu
    Chăm sóc vườn vật liệu
    Kỹ thuật giâm hom và chăm sóc hom giâm
    Phương pháp bố trí thí nghiệm
    Phương pháp thu thập số liệu
    Phương pháp tính toán
    Trang thiết bị và dụng cụ
    Hóa chất sử dụng
    Kết quả và thảo luận
    Kết quả giâm hom dòng Keo lai KL2
    Kết quả giâm hom dòng Bạch đàn PN10


    PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    Kết luận
    Kiến nghị
    Trang

    1.1. Đặt vấn đề
    Hiện nay trên các vùng nguyên liệu của cả nước nói chung và vùng nguyên liệu giấy vùng Trung tâm Bắc Bộ nói riêng, đã trồng rừng nguyên liệu với diện tích khá lớn bằng các nguồn giống Bạch đàn vô tính và Keo lai, các giống này đã cho năng suất rừng trồng khá cao và chất lượng rừng hơn hẳn các giống có nguồn gốc từ hạt. Điều này cho thấy giống là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng rừng trồng.
    Để đáp ứng được nhu cầu trồng rừng công nghiệp với qui mô lớn như hiện nay, thì các giống mới phải có các đặc tính mong muốn như là dễ nhân giống, để sản xuất hàng loạt với số lượng lớn cung cấp cho trồng rừng, đây là điều rất quan trọng trong sản xuất lâm nghiệp hiện nay.


    Từ năm 1995 Trung tâm nghiên cứu cây nguyên liệu giấy (nay là Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy) đã nghiên cứu khảo nghiệm và tuyển chọn một số dòng vô tính bạch đàn và keo lai, trong đó có dòng Bạch đàn PN10 và dòng Keo lai KL2. Sau quá trình nghiên cứu khảo nghiệm và đánh giá chất lượng của hai dòng trên, Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy đã đề nghị và được Bộ Nông nghiệp và
    Phát triển nông thôn công nhận dòng Bạch đàn PN10 và dòng Keo lai KL2 là giống tiến bộ kỹ thuật và được phép đưa vào sản xuất đại trà, phục vụ cho việc trồng rừng nguyên liệu hiện nay.
    Dòng Bạch đàn PN10 và dòng Keo lai KL2, đây là hai giống có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, hiện tại đang được Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy áp dụng kỹ thuật nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm hom và sản xuất thành công ở vườn ươm cho tỉ lệ sống từ 60 - 70% đối với dòng Bạch đàn PN10 và 70 - 80% đối với dòng Keo lai KL2. Để sản xuất có hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu về giống cây nguyên liệu cho thời gian tới, việc nâng cao tỉ lệ sống trong sản xuất cây giống ở vườn ươm từ 85 - 90% đối với dòng Keo lai KL2 và 75 - 80% đối với dòng Bạch đàn PN10 là hết sức quan trọng, nó không những có ý nghĩa về mặt khoa học công nghệ mà còn có ý nghĩa
    về xã hội và kinh tế.
    Vì vậy, Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy đã xây dựng Dự án đầu tư nâng cao năng lực sản xuất giống cây lâm nghiệp, trong đó có đề mục nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi hom, vị trí lấy hom, kích thước hom và thời điểm lấy hom đến tỉ lệ sống và tỉ lệ ra rễ của hom có một ý nghĩa hết sức quan trọng, nó làm tăng tỉ lệ sống, tỉ lệ ra rễ của hom góp phần nhân nhanh và cung cấp đầy đủ cây giống cho việc trồng rừng nguyên liệu ở qui mô lớn, đồng thời cũng làm hạ giá thành sản phẩm. Mặt khác nó còn góp phần hoàn thiện công nghệ nhân giống và bổ sung vào qui trình kỹ thuật nhân giống vô tính bằng phương pháp giâm hom đối với dòng
    Bạch đàn PN10 và dòng Keo lai KL2, góp phần phục vụ cho các nhà sản xuất cây giống lâm nghiệp hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...