Luận Văn Thụ lý vụ án hành chính, thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời giới thiệu
    1. Tính cấp thiết của đề tài.

    Việc “dân” kiện “quan” xưa nay vốn không phải là điều hiếm lạ trong lịch sử đất nước Việt Nam. Dưới thời phong kiến với những trói buộc của luật lệ hà khắc, việc khiếu kiện đó có thể phải đổi bằng cả tính mạng của các bậc quân thần. Từ khi chính quyền dân chủ nhân dân được thành lập (02/09/1945), ngay từ những ngày đầu dựng nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung, giải quyết khiếu kiện hành chính nói riêng. Thực tiễn đặt ra yêu cầu cần phải có hệ thống pháp luật hoàn thiện và cũng chính thực tiễn góp phần kiểm nghiệm tính hiệu quả của hệ thống pháp luật đó; vì vậy, sự thừa nhận quyền khiếu kiện hành chính cũng như việc thành lập Toà hành chính (năm 1996) đã đáp ứng được nhu cầu bức xúc của thực tiễn- của việc đổi mới phương thức giải quyết khiếu kiện hành chính, sự mong mỏi chính đáng của xã hội là để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật từ phía các cơ quan nhà nước. Nói cách khác, nó là chiếc “chìa khoá vàng” để giải quyết những khúc mắc của “lòng dân”.
    Tuy nhiên, muốn nâng cao hiệu lực quản lý hành chính nhà nước, thúc đẩy kinh tế phát triển, đảm bảo thực thi tốt các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên trong quan hệ quản lý hành chính nhà nước, thì việc ban hành một hệ thống các quy định về thủ tục tố tụng hành chính phù hợp và thực hiện chúng nghiêm chỉnh trên thực tế là việc làm cần thiết. Ngày 21 tháng 5 năm1996, Uỷ ban thường vụ Quốc Hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX đã thông qua Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, (Pháp lệnh này đã được sửa đổi, bổ sung một số điều vào ngày 25 tháng 12 năm 1998) làm căn cứ pháp lý để tổ chức thực hiện việc xét xử hành chính ở nước ta.
    Có thể nói, với sự kiện này, trong kho tàng các phương thức bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý nhà nước có thêm một phương thức mới, thuộc loại rất quan trọng: Cơ quan hành chính- cơ quan công quyền đóng vai trò là bị đơn duy nhất trong các vụ án hành chính mà Toà án xét xử [Tr 511- 16].
    Căn cứ vào Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính và những văn bản pháp lý liên quan, những khiếu nại của công dân chưa được giải quyết thoả mãn có thể được khởi kiện ra Toà hành chính. Mặc nhiên, gánh nặng đơn thư khiếu nại của các cơ quan hành chính phần nào đã được giảm đi, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ, nâng cao ý thức tự giác đấu tranh của nhân dân đối với các sai phạm trong quản lý hành chính nhà nước. Song, bên cạnh đó, vẫn còn nhiều những đơn thư khiếu nại của nhân dân chưa thoả mãn mà vẫn không được giải quyết theo con đường khởi kiện ra Toà. Lượng đơn khởi kiện còn “ùn lại” trước “cửa quan” là rất lớn. Nguyên nhân chính là do thủ tục tố tụng hành chính mà trước hết là công tác thụ lý vụ án hành chính chưa thực sự phù hợp với đòi hỏi của cuộc sống, nó đã và đang bộc lộ những hạn chế cần phải khắc phục.
    Thực tế cho thấy rằng, việc hoàn thiện công tác thụ lý vụ án hành chính là một quá trình đòi hỏi phải thường xuyên tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và nghiên cứu đổi mới phù hợp với nhiệm vụ, yêu cầu của từng giai đoạn lịch sử, trên cơ sở nhận thức ngày một đầy đủ và khoa học hơn về thủ tục tố tụng hành chính.
    Đứng trước thực trạng trên, tôi xin mạnh dạn chọn đề tài luận văn: “Thụ lý vụ án hành chính, thực trạng và giải pháp” , mong rằng luận văn sẽ đóng góp phần nào cho việc hoàn thiện cơ chế khiếu kiện hành chính ở nước ta.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
    Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ theo chiều sâu những vấn đề lý luận và thực tiễn về thụ lý vụ án hành chính. Chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của nó trong việc thụ lý vụ án hành chính. Từ đó tìm ra những giải pháp nhằm đảm bảo cho việc giải quyết các khiếu kiện hành chính đạt hiệu quả.
    - Phân tích một số vấn đề lý luận về thụ lý vụ án hành chính, các căn cứ để thụ lý vụ án hành chính;
    - Phân tích làm sáng tỏ thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về thụ lý vụ án hành chính những năm vừa qua, chỉ ra những hạn chế và kiến nghị những giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả trong việc xét xử hành chính của Toà án;
    3. Phương pháp nghiên cứu.
    Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tư tưởng hồ chí minh, đường lối của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa. Cụ thể là phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các phương pháp khác như: phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp lịch sử cụ thể
    4. Bố cục của luận văn.
    Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm có ba chương:
    - Chương một: Những vấn đề lý luận chung về thụ lý vụ án hành chính;
    - Chương hai: Thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về thụ lý vụ án hành chính ở Việt Nam;
    - Chương ba: Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thụ lý vụ án hành chính;
    Trong quá trình nghiên cứu đề tài, mặc dù được thầy giáo hướng dẫn tận tình chỉ bảo và sự nỗ lực của bản thân, song trong khuôn khổ của luận văn tốt nghiệp đại học, trình độ bản thân có hạn , đề tài đòi hỏi phải nghiên cứu theo chiều sâu. Vì vậy, không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự chỉ bảo và lượng thứ của các thầy cô giáo, các bạn đọc.
    Hy vọng sau này có dịp, chúng ta sẽ trở lại đề tài này một cách toàn diện, sâu sắc hơn nữa.



    Lời cảm ơn
    Lời giới thiệu
    Chương một: Những vấn đề lý luận chung về thụ lý vụ án hành chính

    1.1 Khái quát chung về thụ lý vụ án hành chính .
    1.1.1 Khái niệm thụ lý vụ án hành chính .
    1.1.2 Vị trí vai trò của thụ lý trong thủ tục tố tụng hành chính
    1.2 Căn cứ thụ lý vụ án hành chính .
    1.3 Thời điểm thụ lý vụ án hành chính
    Chương hai: Thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về thụ lý vụ án hành chính .
    1.1 Thụ lý vụ án hành chính theo pháp luật hiện hành .
    1.2 Thực tiễn việc thụ lý vụ án hành chính những năm năm gần đây .
    1.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong việc thụ lý vụ án hành chính .
    Chương ba: Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thụ lý vụ án hành chính
    1.1 Quan điểm hoàn thiện pháp luật về thụ lý vụ án hành chính .
    1.2 Mục tiêu và phương hướng
    1.3 Các giải pháp cụ thể
    1.3.1 Công tác xây dựng pháp luật .
    1.3.2 Công tác phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật .
    1.3.3 Kiện toàn tổ chức và đội ngũ cán bộ, Thẩm phán hành chính
    1.3.4 Công tác tổng kết thực tiễn xét xử hành chính
    1.3.5 Các biện pháp khác .
    Kết luận
    Danh mục tài liệu tham khảo và chú thích
    .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...