Luận Văn Thu hút vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) từ Ngân hàng thế giới (WB) phục vụ sự nghiệp phát tri

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Thực hiện đường lối “Đổi mới” do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng từ giữa thập niên 80 của thế kỷ trước, Việt Nam đã thoát ra khỏi khủng hoảng để từng bước phát triển. Điều này đã được chứng minh qua những thành tựu to lớn về kinh tế mà Việt Nam đã đạt được trong hơn 20 năm qua thông qua các chỉ số về tăng trưởng GDP, tăng thu nhập GDP bình quân đầu người, tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu, xuất khẩu lương thực . Để đạt được những thành tựu to lớn như vậy một phần là nhờ chính sách đúng đắn và sáng tạo của Đảng và Nhà nước ta trong việc huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của toàn xã hội vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
    Trong thời đại hiện nay, khi mà quan hệ hợp tác quốc tế đã mở rộng, trong các nguồn lực được huy động để xây dựng và phát triển đất nước thì các nguồn nội lực luôn đóng vai trò chủ chốt và quyết định, tuy nhiên các nguồn ngoại lực như nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) luôn có vai trò hỗ trợ và bổ sung quan trọng.
    Năm 1993 đã đánh dấu bước phát triển trong quan hệ hợp tác của Việt Nam với các quốc gia và các vùng lãnh thổ, cũng như sự trở lại của cộng đồng các nhà tài trợ sau một thời gian dài ngừng quan hệ với Việt Nam. Cho đến nay, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) mà các tổ chức quốc tế cũng như quốc gia tài trợ song phương dành cho Việt Nam đã lên đến 42,5 tỷ USD, chiếm khoảng 2% tổng giá trị vốn ODA của toàn thế giới. Với nhiều ưu điểm như nguồn vốn hỗ trợ lớn, lãi suất thấp (hoặc không có lãi suất), thời gian ân hạn dài ODA đã thực sự trở thành một nguồn lực hết sức quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế -xã hội của Việt Nam.
    Trong số các nhà tài trợ có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội của nước ta, Ngân hàng Thế giới (WB) luôn giữ vai trò quan trọng không chỉ bởi những khoản hỗ trợ với khối lượng lớn dành cho Việt Nam mà còn ở sự hỗ trợ quan trọng trong vai trò điều phối nguồn viện trợ phát triển. Từ khi Hội nghị Nhóm Tư vấn các Nhà tài trợ dành cho Việt Nam (CG) được tổ chức hàng năm tại Việt Nam, Ngân hàng Thế giới luôn phối hợp với Chính phủ Việt Nam trong vai trò đồng chủ toạ đã điều hành thành công các cuộc họp quan trọng này. Bên cạnh đó, Ngân hàng Thế giới cũng luôn theo sát hỗ trợ Việt Nam thực hiện các Chiến lược Phát triển Kinh tế Xã hội 10 năm và Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội 5 năm thông qua cung cấp các khoản tín dụng phù hợp với những ưu tiên của Chính phủ. Do vậy các chương trình, dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội nước ta.
    Tuy vậy, việc quản lý và sử dụng ODA tại Việt Nam còn khá mới mẻ và gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với các chương trình, dự án đòi hỏi sự chặt chẽ và minh bạch như các chương trình, dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Kết quả việc thực hiện các chương trình, dự án cụ thể một trong những tiêu chí quan trọng để các nhà tài trợ xem xét quyết định việc tiếp tục hỗ trợ cho Việt Nam trong bối cảnh nhu cầu về ODA của các nước nghèo, các nước chậm phát triển vẫn đang ngày một tăng cao.
    Nhận thức được tầm quan trọng của ODA cũng như lợi ích từ các khoản tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Thế giới đối với sự phát triển của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và giai đoạn tới, tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) từ Ngân hàng Thế giới (WB) phục vụ sự nghiệp phát triển Kinh tế-xã hội của Việt Nam” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp. Thông qua khoá luận này tôi mong muốn được góp một phần nhỏ bé trong việc thu hút nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức từ WB phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của nước ta.
    Khoá luận sẽ tập trung nghiên cứu tình hình thu hút và sử dụng ODA từ WB phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Việt Năm trong giai đoạn 1993-2007, phân tích những thành quả đạt được và hạn chế trong việc thu hút và sử dụng ODA từ WB tại Việt Nam và nguyên nhân của những hạn chế đó. Dựa trên những nguyên nhân đó, khoá luận sẽ đề xuất một số giải pháp thu hút và sử dụng ODA từ Ngân hàng Thế giới để phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.
    Kết cấu khóa luận: Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được kết cấu theo ba chương.
    Chương I. Khái quát về Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) và Ngân hàng Thế giới
    Chương II: Thu hút vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) từ Ngân hàng thế giới (WB) phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam
    Chương III: Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút vốn ODA từ Ngân hàng Thế giới

    MỤC LỤC

    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Danh mục bảng, biểu
    [/TD]
    [TD]4
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Từ viết tắt
    [/TD]
    [TD]5
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Phần mở đầu
    [/TD]
    [TD]7
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) VÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI (WB)
    [/TD]
    [TD]10
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]I. TỔNG QUAN VỀ ODA TRÊN THẾ GIỚI
    [/TD]
    [TD]10
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1. Khái niệm và quá trình phát triển của ODA
    [/TD]
    [TD]10
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2. Đặc điểm của ODA
    [/TD]
    [TD]14
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3. Phân loại ODA
    [/TD]
    [TD]17
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 4. Vai trò của ODA trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các nước đang và chậm phát triển
    [/TD]
    [TD]19
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]II. NGÂN HÀNG THẾ GIỚI (WB) VÀ ODA CỦA WB
    [/TD]
    [TD]23
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1. Lịch sử hình thành và chức năng hoạt động
    [/TD]
    [TD]23
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2. Các tổ chức trong Nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank Group)
    [/TD]
    [TD]24
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3. Cơ chế cho vay của Ngân hàng Thế giới
    [/TD]
    [TD]26
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4. ODA của Ngân hàng Thế giới qua kênh IDA
    [/TD]
    [TD]27
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] a. Các khoản vay ưu đãi của IDA
    [/TD]
    [TD]28
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] b. Viện trợ không hoàn lại của IDA
    [/TD]
    [TD]29
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] c. Các quốc gia hợp lệ đối với tín dụng IDA
    [/TD]
    [TD]30
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] d. Nguồn vốn của IDA
    [/TD]
    [TD]30
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]CHƯƠNG II: THU HÚT VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) TỪ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI (WB) PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM
    [/TD]
    [TD]32
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]I. TỔNG QUAN VỀ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA Ở VIỆT NAM
    [/TD]
    [TD]32
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]II. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ODA ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI Ở VIỆT NAM (1993-2007)
    [/TD]
    [TD]35
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]III. TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM (1993-2007)
    [/TD]
    [TD]49
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1. Vài nét về ODA từ WB vào Việt Nam trong giai đoạn trước 1993
    [/TD]
    [TD]49
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2. Tình hình cam kết, ký kết, giải ngân vốn ODA của WB ở Việt Nam giai đoạn 1993-2007
    [/TD]
    [TD]50
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3. Đánh giá chung về thu hút ODA từ WB phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam (1993-2007)
    [/TD]
    [TD]53
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ODA TỪ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI (WB)
    [/TD]
    [TD]60
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]I. ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA CỦA VIỆT NAM THỜI KỲ 2006-2010
    [/TD]
    [TD]60
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]II. CHIẾN LƯỢC TÀI TRỢ CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI CHO VIỆT NAM
    [/TD]
    [TD]65
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1. Về hỗ trợ cải thiện môi trường kinh doanh
    [/TD]
    [TD]66
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2. Về hỗ trợ củng cố các thành tố xã hội
    [/TD]
    [TD]68
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3. Về hỗ trợ tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường
    [/TD]
    [TD]70
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4. Về hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị
    [/TD]
    [TD]70
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
    [/TD]
    [TD]72
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1. Giải pháp chung nhằm thu hút vốn ODA vào Việt Nam
    [/TD]
    [TD]72
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]a. Nhóm giải pháp về chính sách và thể chế
    [/TD]
    [TD]72
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]b. Nhóm giải pháp về tổ chức
    [/TD]
    [TD]74
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]c. Nhóm giải pháp về đào tạo và bồi dưỡng cán bộ thực hiện dự án ODA và người thụ hưởng dự án
    [/TD]
    [TD]74
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2. Giải pháp cụ thể để thu hút vốn ODA từ Ngân hàng Thế giới
    [/TD]
    [TD]75
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] a. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án
    [/TD]
    [TD]76
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] b. Cải thiện quy trình lập kế hoạch dự án đầu tư của WB

    [/TD]
    [TD]76
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] c. Đẩy mạnh nỗ lực chống tham nhũng
    [/TD]
    [TD]82
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] d. Tăng cường quan hệ đối tác với nhà tài trợ
    [/TD]
    [TD]83
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] e. Tăng cường theo dõi và đánh giá của các dự án WB
    [/TD]
    [TD]83
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] f. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền
    [/TD]
    [TD]84
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Kết luận
    [/TD]
    [TD]86
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Danh mục tài liệu tham khảo
    [/TD]
    [TD]88
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...