Thạc Sĩ Thu hút vốn để phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/10/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Về lý luận, theo tìm hiểu của tác giả thì cho đến nay chưa có tài liệu nào đề cập một cách có hệ thống về lý thuyết thu hút vốn đầu tư để phát triển nông nghiệp (PTNN) của một địa phương (tỉnh). Do đó, cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện khung lý thuyết này để làm cơ sở phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp thu hút vốn để PTNN cho các địa phương trong giai đoạn hiện nay.
    Về thực tiễn, thông qua nghiên cứu về thực trạng PTNN của tỉnh Hải Dương, tác giả nhận thấy ngành nông nghiệp của tỉnh vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và mục tiêu đặt ra. Một trong những lý do cơ bản của thực trạng này là thiếu vốn đầu tư (VĐT). Trong những năm qua, mặc dù tỉnh cũng đã có những biện pháp nhằm thu hút vốn đầu tư vào nông nghiệp, nhưng hiệu quả của các biện pháp này chưa cao, ngành nông nghiệp vẫn chưa hấp dẫn các nhà đầu tư. Vì vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra là Hải Dương cần phải tiếp tục nghiên cứu để đưa ra các giải pháp hiệu quả để thu hút VĐT vào nông nghiệp.
    Xuất phát từ yêu cầu đặt ra về cả lý luận và thực tiễn, nghiên cứu sinh quyết định chọn đề tài "Thu hút vốn để phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay" làm đề tài cho luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế.
    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
    Tác giả tổng quan 35 tài liệu trong đó có 22 tài liệu nghiên cứu của nước ngoài và 13 tài liệu nghiên cứu trong nước về các nội dung liên quan đến đề tài luận án. Trong đó nêu bật những giá trị khoa học và thực tiễn mà các công trình nghiên cứu trước đã đạt được và ý nghĩa của những kết quả này đối với nghiên cứu của luận án. Tác giả cũng chỉ ra những khoảng trống cần được tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện khung lý thuyết về thu hút vốn để PTNN của một tỉnh cũng như cần phải nghiên cứu ứng dụng vào điều kiện cụ thể của tỉnh Hải Dương.
    3. Mục tiêu nghiên cứu
    Mục tiêu chung: Luận án hướng tới mục tiêu bổ sung và hoàn thiện các vấn đề lý luận về thu hút VĐT để PTNN của một tỉnh và vận dụng lý luận này vào trường hợp cụ thể của tỉnh Hải Dương.
    Mục tiêu cụ thể: (1) Hệ thống hóa trong đó có bổ sung, hoàn thiện lý luận cơ bản về thu hút VĐT để PTNN của một tỉnh; (2) Phân tích, đánh giá thực trạng thu hút VĐT để PTNN của tỉnh Hải Dương; và (3) Phân tích các nguyên nhân của thực trạng và đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm tăng cường thu hút VĐT để PTNN của tỉnh Hải Dương.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến thu hút VĐT để PTNN của một tỉnh trên góc độ quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước cấp tỉnh.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    Luận án nghiên cứu thu hút VĐT vào ngành nông nghiệp của một tỉnh. Nguồn VĐT cần thu hút là của khu vực tư nhân. Công cụ để thu hút VĐT chủ yếu là các chính sách của tỉnh và các công cụ khác gồm: quy hoạch, kế hoạch, cải cách hành chính, xúc tiến đầu tư.
    Về thời gian và không gian, luận án phân tích thực trạng thu hút VĐT tập trung chủ yếu trong giai đoạn 2007-2012 của Hải Dương. Giải pháp đề xuất thực hiện cho giai đoạn từ 2014 đến 2020 định hướng cho các năm tiếp theo.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và tư duy logic khi phân tích các nội dung liên quan đến đề tài. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng gồm: phương pháp điều tra, phương pháp thống kê, phương pháp đối chiếu, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh và phương pháp quy nạp.
    6. Đóng góp của luận án
    Về lí luận: (i) làm rõ vai trò của VĐT đối với PTNN, phân định các yếu tố thuộc môi trường đầu tư (MTĐT) trong nông nghiệp của một tỉnh và ảnh hưởng của nó đến sự hấp dẫn đối với VĐT; (ii) làm rõ khái niệm, đặc điểm của thu hút vốn để PTNN của một tỉnh và các phương thức thu hút VĐT trên góc độ quản lý kinh tế; (iii) Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá kết quả thu hút VĐT để PTNN của một tỉnh. Về thực tiễn: phân tích và đánh giá thực trạng thu hút VĐT để PTNN của Hải Dương, nhận dạng những thuận lợi và khó khăn trong thu hút VĐT để PTNN nông nghiệp của tỉnh, nêu rõ những thành công, hạn chế và đề xuất các giải pháp thu hút VĐT để PTNN tỉnh Hải Dương đến 2020 định hướng các năm tiếp theo.
    Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu thảm khảo tốt đối với các nhà hoạch định chính sách của tỉnh Hải Dương nói riêng và các tỉnh trong vùng ĐBSH nói chung, phục vụ cho việc hoạch định chính sách và thực thi các giải pháp nhằm thu hút vốn để PTNN trong giai đoạn hiện nay.
    7. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 3 chương:

    Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thu hút vốn để phát triển nông nghiệp của một tỉnh.
    Chương 2: Thực trạng thu hút vốn để phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương giai đoạn 2007 – 2012.
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư để phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...