Thạc Sĩ Thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2011 - 2020

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: Thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2011 - 2020
    6. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
    Đề tài tốt nghiệp dự kiến gồm có 3 chương và phần kết luận, kiến nghị:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về KCN và đầu tư phát triển KCN.
    Chương 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các KCN của tỉnh Hậu Giang
    trong thời gian qua.
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các KCN
    của tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2011 - 2020.
    Phần kết luận và kiến nghị.

    LỜI MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã và đang tiến hành
    cải cách theo hướng phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để
    phát triển nền kinh tế, Việt Nam đã chú trọng phát triển mạnh cả nông nghiệp, công
    nghiệp và dịch vụ. Phát triển Khu công nghiệp (KCN) là xu hướng hiện đại của tổ
    chức sản xuất công nghiệp theo lãnh thổ. Việc tổ chức quản lý hợp lý các KCN sẽ đem
    lại nhiều lợi ích: tiết kiệm đất; sử dụng chung cơ sở hạ tầng (điện, nước, giao thông,
    viễn thông ); tổ chức mối liên hệ sản xuất giữa các doanh nghiệp; xử lý chất thải, bảo
    vệ môi trường Nhưng không phải nơi nào phát triển KCN cũng thành công. Để bảo
    đảm hiệu quả phát triển KCN phải giải quyết nhiều vấn đề, trong đó thu hút đầu tư vào
    KCN là vấn đề quan trọng hàng đầu.
    Theo Nghị Quyết số 22/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội,
    kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2004 tỉnh Cần Thơ được chia tách thành tỉnh Hậu Giang
    và thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương. Tỉnh Hậu Giang được xác định là tỉnh
    nghèo của khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nền kinh tế sản xuất nông
    nghiệp là chủ yếu, công nghiệp và dịch vụ hầu như chưa phát triển. Là đơn vị hành
    chính mới được thành lập, Hậu Giang có rất nhiều khó khăn về tổ chức, nhân sự, kinh
    tế - xã hội, vốn. Đặc biệt là khó khăn về nguồn vốn đầu tư và nguồn nhân lực, các yếu
    tố hết sức quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nhất là phát triển công nghiệp
    và dịch vụ.
    Để hòa nhập cùng với sự phát triển và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    (CNH - HĐH) đất nước, hoạt động thu hút vốn đầu tư được xem trọng vì chỉ có cách
    thu hút các nguồn vốn đầu tư thì mới có thể đẩy nhanh và mạnh nền kinh tế. Có như
    vậy mới tạo ra được những bước đột phá mới và có thể bỏ qua được một số giai đoạn
    nghiên cứu mà tận dụng ngay những thành tựu khoa học kỹ thuật cũng như sức mạnh
    của những nguồn vốn có sẵn. Nhận thấy được điều đó, từ những ngày đầu thành lập
    tỉnh, nhận thức về vai trò của KCN trong phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh, lãnh
    đạo tỉnh Hậu Giang đã xây dựng chiến lược thu hút đầu tư trong và ngoài nước như:
    lập quy hoạch phát triển các KCN, triển khai xây dựng các KCN . nhằm phát triển
    công nghiệp và dịch vụ tạo thành bệ phóng vững chắc cho phát triển kinh tế toàn tỉnh.
    Nhưng thực tế trong thời gian vừa qua gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hút đầu tư
    2
    vào KCN và kêu gọi các nhà đầu tư tham gia vào đầu tư sản xuất kinh doanh tại các
    KCN trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
    Từ thực tế đó, vấn đề đặt ra là làm thế nào, bằng những giải pháp gì để thu hút và
    sử dụng một cách có hiệu quả vốn đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh. Xuất phát từ
    thực trạng trong việc thu hút vốn đầu tư và tính cấp thiết của vấn đề này, tôi chọn đề
    tài: “Thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai
    đoạn 2011 - 2020”làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ kinh tế chuyên ngành Quản trị kinh
    doanh.
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    2.1 Mục tiêu chung
    Vận dụng lý thuyết chung về phát triển KCN và thu hút đầu tư vào phát triển
    KCN để phân tích thực trạng, xác định rõ những khó khăn, bất cập trong việc thu hút
    đầu tư phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải
    pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các KCN của tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn
    2011- 2020.
    2.2 Mục tiêu cụ thể
    Từ mục tiêu đó, đề tài có những mục tiêu cụ thể sau đây:
    (1) Tổng quan về KCN và thu hút vốn đầu tư vào KCN.
    (2) Phân tích thực trạng, tình hình thu hút vốn đầu tư vào các KCN trên địa bàn
    tỉnh Hậu Giang thời gian qua.
    (3) Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các
    KCN của tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2011-2020.
    3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
    - Thu hút vốn đầu tư vào các KCN có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển
    kinh tế của tỉnh Hậu Giang? Để phát triển có hiệu quả và bền vững các KCN cần bảo
    đảm những điều kiện gì? Vị trí của thu hút vốn đầu tư trong các điều kiện ấy?
    - Tình hình thu hút đầu tư vào các KCN trong thời gian qua ra sao?
    - Những yếu tố chủ quan và khách quan chủ yếu nào gây khó khăn với việc thu
    hút đầu tư phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh?
    3
    - Những giải pháp nào cần được quan tâm để góp phần nâng cao năng lực cạnh
    tranh nhằm thu hút vốn đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Hậu Giang trong giai
    đoạn 2011 - 2020?
    4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Vấn đề thu hút vốn đầu tư vào phát triển KCN: các nguồn vốn có thể huy động,
    các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn vào phát triển KCN.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu:
    - Về không gian: các KCN trên địa bàn HG
    - Về thời gian: đánh giá thực trạng từ khi thành lập tỉnh đến năm 2010 và xác
    định biện pháp thu hút vốn đầu tư đến năm 2020.
    5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    - Sử dụng phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp nghiên
    cứu tại bàn, phương pháp chuyên gia, phương pháp điều tra phỏng vấn
    - Nguồn tư liệu:
    + Nguồn tư liệu thứ cấp: các báo cáo của các cơ quan quản lý nhà nước, các báo
    cáo của các doanh nghiệp. thông tin trên sách, báo, internet ;
    + Nguồn tư liệu sơ cấp: thu thập qua điều tra, phỏng vấn.
    6. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
    Đề tài tốt nghiệp dự kiến gồm có 3 chương và phần kết luận, kiến nghị:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về KCN và đầu tư phát triển KCN.
    Chương 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các KCN của tỉnh Hậu Giang
    trong thời gian qua.
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các KCN
    của tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2011 - 2020.
    Phần kết luận và kiến nghị.
    4
    CHƯƠNG 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP VÀ ĐẦU
    TƯ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP
    1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP.
    1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của Khu công nghiệp:
    1.1.1.1. Khái niệm về Khu công nghiệp:
    Theo quan niệm trước đây, Khu công nghiệp (KCN) là khu vực tập trung các
    hoạt động công nghiệp với mật độ khá cao. Khu vực này không có ranh giới rõ ràng,
    trong khu vực này có các doanh nghiệp công nghiệp và có cả dân cư sinh sống. Vì vậy,
    trong quá trình phát triển, hoạt động của các doanh nghiệp công nghiệp và hoạt động
    của dân cư gây nên những cản trở lẫn nhau.
    Với sự phát triển của các hoạt động kinh tế và sự tác động của khoa học - công
    nghệ, quan niệm về KCN đã có sự thay đổi căn bản và phát triển thêm những loại hình
    khu công nghiệp mới.
    Theo quy định về Khu công nghiệp, Khu chế xuất và Khu kinh tế ban hành tại
    Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ "KCN là khu
    chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp,
    có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định
    tại Nghị định này". Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập, mở rộng KCN đã
    có trong Quy hoạch tổng thể phát triển KCN hoặc có trong Quy hoạch chung xây dựng
    khu kinh tế đã được phê duyệt.
    1.1.1.2. Đặc trưng của Khu công nghiệp:
    Cho đến nay, các KCN đã được phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các quốc gia, đặc
    biệt là các nước đang phát triển. Mặc dù có sự khác nhau về quy mô, địa điểm và
    phương thức xây dựng cơ sở hạ tầng, nói chung các KCN có những đặc trưng sau:
    Về tính chất hoạt động: là nơi tập trung các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp
    và các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ mà không cần có dân cư (gọi chung là
    doanh nghiệp KCN), KCN là nơi xây dựng để thu hút các đơn vị sản xuất sản phẩm
    công nghiệp hoặc các đơn vị kinh doanh dịch vụ gắn liền với sản xuất công nghiệp.
    Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật: các KCN đều xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tạo
    điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh như đường xá, hệ thống điện
    5
    nước, điên thoại Thông thường việc phát triển cơ sở hạ tầng trong KCN do một
    công ty xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng đảm nhiệm. ở Việt Nam những công ty
    này là các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc doanh
    nghiệp trong nước thực hiện. Các công ty này phát triển cơ sở hạ tầng KCN sẽ xây
    dựng các kết cấu hạ tầng sau đó được phép cho các doanh nghiệp khác thuê lại.
    Về tổ chức quản lý: Khu công nghiệp được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
    quyền quyết định thành lập và có bộ máy quản lý riêng. Trên thực tế được quản lý bởi
    cơ quan chuyên trách là Ban Quản lý KCN cấp tỉnh để thực hiện các chức năng quản
    lý Nhà nước đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong KCN.
    1.1.2. Vai trò của Khu công nghiệp trong phát triển kinh tế:
    1.1.2.1. Phát triển công nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế:
    KCN là trọng điểm kinh tế của địa phương, đóng góp nguồn thu lớn cho ngân
    sách, mở mang các ngành nghề mới, tạo việc làm cho người lao động, thu hút nguồn
    lao động sẵn có ở địa phương.
    Phát triển KCN sẽ là đầu tàu tăng trưởng, thúc đẩy các ngành nghề khác phát
    triển. Việc quy tụ các doanh nghiệp vào các KCN sẽ hạn chế sự lãng phí quỹ đất, giúp
    cho địa phương có thể tập trung nguồn vốn để phát triển cơ sở hạ tầng trong các KCN,
    thu hút vốn đầu tư; các nhà đầu tư cũng giảm bớt chi phí tìm nơi đầu tư, tránh các thủ
    tục hành chính rườm rà trong việc cấp phép đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh.
    1.1.2.2. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại
    hóa:
    KCN hình thành và phát triển sẽ góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ
    nông nghiệp sang công nghiệp, làm tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ và
    giảm tỷ trọng nông nghiệp của cả nước và của địa phương nơi có các KCN.
    KCN phát triển sẽ góp phần phát triển hàng hoá trên thị trường trong và ngoài
    nước, đẩy nhanh tốc độ và kim ngạch xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ cho doanh
    nghiệp nhằm tái mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị, tích lũy thêm kinh nghiệm
    trong quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh, làm cho các doanh nghiệp ngày càng
    làm ăn có hiệu quả.
    1.1.2.3. Phát huy hiệu quả những thành tựu của khoa học và công nghệ, công tác bảo
    vệ môi trường được đảm bảo, tạo tiền đề cho phát triển bền vững:

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. UBND tỉnh Hậu Giang. Báo cáo KTXH tỉnh Hậu Giang năm 2005-2009, VP.
    UBND tỉnh Hậu Giang.
    2. UBND tỉnh Hậu Giang (2005). Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Hậu
    Giang đến năm 2020, VP. UBND tỉnh Hậu Giang.
    3. UBND tỉnh Hậu Giang (2006). Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Hậu
    Giang đến năm 2020, VP. UBND tỉnh Hậu Giang.
    4. Nguyễn Kế Tuấn (2008), Giáo trình Kinh tế và quản lý công nghiệp, NXB Đại học
    Kinh tế Quốc dân;
    5. Đoàn Thị Thu Hà & Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2000), Giáo trình chính sách – xã
    hội, NXB Khoa học kỹ thuật.
    6. Hồ Hùng (2009). Hiệu quả khác xa nhau; Thời báo kinh tế Sài gòn. Số 53,
    24/12/2009, Tr 14-15.
    7. Đoàn Thế Hùng (2003). Một số giải pháp thu hút vốn trực tiếp nước ngoài trên địa
    bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2003- 2010, TP. HCM.
    8. Edmund Malesky (2009). Đánh giá chất lượng điều hành kinh tế, VCCI.
    9. Nguyễn Thị Nhật Minh (2006). Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư của Anh Quốc
    vào Việt Nam đến năm 2020, TP. HCM.
    10. Nguyễn Bạch Nguyệt & Từ Quang Phương (2003). Giáo trình Kinh tế đầu tư,
    NXB Thống kê.
    11. Mai Văn Nam (2008). Giáo trình Nguyên lý thống kê kinh tế, NXB Văn hóa thông
    tin.
    12. Lê Khương Ninh, Phạm Lê Thông, Lê Tấn Nghiêm, Phan Anh Tú và Huỳnh Việt
    Khải (2007). Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các doanh
    nghiệp ngoài quốc doanh ở ĐBSCL, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 4 (347).
    13. Lê Khương Ninh (2008). Chi phí bôi trơn đầu tư của doanh nghiệp ngoài quốc
    doanh ở ĐBSCL. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 3 (358).
    14. Nguyễn Tấn (2009). Nhân danh công nghiệp hóa; Thời báo kinh tế Sài gòn. Số 53,
    24/12/2009, Tr 11-13.
    15. Đoàn Thị Hồng Vân (2010). Quản trị chiến lược. Nhà xuất bản thống kê.
    16. Văn kiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ XII (2010 - 2015).
    91
    17. Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
    18. Luật Doanh nghiệp sô 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
    19. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008;
    20. Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 44/2005/QH10 ngày 14/6/2005
    21. Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và
    hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
    22. Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh
    nghiệp;
    23. Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ Quy định chi tiết
    thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;
    24. Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi
    hành một số điều Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu;
    25. Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu
    công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
    26. Báo cáo Cục Thống kế tỉnh Hậu Giang
    26. Các tạp chí, tài liệu qua internet
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...