Tài liệu Thu hút vốn đầu tư tư nhân phát triển mạng lưới tài chính vi mô nhằm hỗ trợ công cuộc giảm nghèo ở V

Thảo luận trong 'Kinh Tế Vi Mô' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Thu hút vốn đầu tư tư nhân phát triển mạng lưới tài chính vi mô nhằm hỗ trợ công cuộc giảm nghèo ở Việt Nam

    Bối cảnh nghiên cứu
    Việt Nam là một nước nước nông nghiệp nghèo với trên 70% dân số làm nông nghiệp và 90% số người nghèo sống ở nông thôn, tỷ lệ hộ đói nghèo c̣n cao. V́ vậy, xóa đói, giảm nghèo là là một trong những mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Giúp người nghèo vươn lên là một trong những nỗ lực mang tính toàn cầu. Ở Việt Nam, chương tŕnh quốc gia “Xóa đói giảm nghèo” trong hơn một thập kỷ qua được cả thế giới công nhận và khâm phục. Đạt được những kết quả trên đây là sự đóng góp không nhỏ của chương tŕnh TCVM của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xă hội, các cá nhân trong và ngoài nước
    Năm 2005, sự ra đời của Nghị định 28 đă chính thức công nhận TCVM là một bộ phận của hệ thống tài chính Việt Nam. Cùng với đó là sự được công nhận TCVM như một công cụ giảm nghèo hiệu quả trên thế giới. Đặc biệt, sau năm 2006 đầy thành công của TCVM thế giới với việc người sáng lập ra mô h́nh này nhận giải thưởng Nobel Hoà B́nh. Và sau đó, TCVM Việt Namđón nhận nhiều sự quan tâm sâu sắc của Chính phủ, các cơ quan ngôn luận, truyền thông đại chúng. Trong năm 2007, có tới 3 nghị định bổ sung sửa đổi NĐ 28, rất nhiều chương tŕnh phóng sự có tầm quy mô quốc gia về Tài chính vi mô nước nhà, nhiều hội thảo trong nước và quốc tế bàn về định hướng phát triển của TCVM Việt Nam trong tương lai. Năm 2008, NHNN giới thiệu Nghị định 165 của Chính phủ về Tổ chức và hoạt động của các định chế TCVM. Những sự kiện trên đă ngày càng khẳng định vai tṛ của TCVM trong công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Mặc dù vậy, thị trường TCVM Việt Nam c̣n rất sơ khai và chưa phát triển bằng các nước trong khu vực và trên thế giới.
    Bước vào năm 2009 với những thách thức lớn ở phía trước, năm 2008 chỉ tiêu giảm nghèo không đạt kế hoạch đề ra. Cùng với đó là việc Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, đă khiến cho người nghèo (là người dễ bị tổn thương nhất trong xă hội) gặp vô vàn những khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn; tỷ lệ người nghèo được đánh giá thông qua mức chuẩn nghèo mới . đă làm cho số người nghèo trong nền kinh tế ngày càng tăng. Và hơn hết, nhu cầu vay vốn của các hộ nghèo ngày càng tăng và càng vượt xa khả năng cung cấp của ngân sách nhà nước và cácđịnh chế TCVM phi chính thức. Trong khi đó, nguồn vốn trong khu vực dân cư c̣n rất dồi dào. V́ vậy, thu hút vốn đầu tư tư nhân pháp triển mạng lưới TCVM nhằm hỗ trợ công cuộc xóa đói giảm nghèo trong những năm tiếp theo là một vấn đề cấp bách và mang tính chiến lược.
    Câu hỏi nghiên cứu
    Cần làm ǵ để thu hút vốn đầu tư tư nhân phát triển mạng lưới tài chính vi mô để hỗ trợ công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam?
    Để trả lời câu hỏi này cần làm rơ những vấn đề sau:
    1. Tài chính vi mô là ǵ? Vai tṛ của TCVM với giảm nghèo? Tại sao phải thu hút tư nhân vào phát triển mạng lưới TCVM? Cần phải có những điều kiện nào để có thể thu hút được tư nhân vào mạng lưới TCVM?
    2. Xu hướng phát triển của ngành TCVM thế giới? Kinh nghiệm nào của các nước trên thế giới có thể áp dụng khi thu hút vốn đầu tư tư nhân vào phát triển mạng lưới TCVM?
    3. Thực trạng về sự phát triển của TCVM Việt Nam trong những năm gần đây?
    4. Những giải pháp cho việc thu hút vốn đầu tư tư nhân vào phát triển mạng lưới TCVM nhằm hỗ trợ công cuộc xóa đói giảm nghèo ở VN?
    Phương pháp nghiên cứu
    · Phương pháp thống kê, phân tích t́nh h́nh, thu thập số liệu thứ cấp.
    · Phương pháp so sánh chuỗi, so sánh chéo để t́m ra xu thế vận động của thị trường lao động
    · Phương pháp chuyên gia, trên cơ sở nhận định, đánh giá của các chuyên gia về các mặt, các lĩnh vực của tài chính vi mô.
    · Phương pháp tổng hợp và phân tích, cách tiếp cận, giải quyết vấn đề dựa trên tính logic của hiện tượng kinh tế, các quy luật kinh tế và các lư thuyết kinh tế để suy luận.
    Đối tượng và phạm vi xử lư của đề tài
    · Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về lư thuyết cũng như kinh nghiệm thực tế tốt nhất có liên quan đến thu hút vốn đầu tư tư nhân vào mạng lưới TCVM nhằm hỗ trợ công cuộc xóa đói, giảm nghèo.
    · Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động TCVM trên lănh thổ Việt Nam và một số nước trên thế giới có ngành TCVM phát triển.
    Tổng quan các công tŕnh nghiên cứu về tài chính vi mô
    Cho đến nay đă có nhiều đề tài nghiên cứu về tài chính vi mô. Mỗi công tŕnh nghiên cứu lại đi sâu vào phân tích những khía cạnh khác nhau của tài chính vi mô, như:
    1. Thúc đẩy hoạt động đào tạo TCVM ở Việt Nam; Trần B́nh Minh (2008)
    2. Mở rộng tiết kiệm dịch vụ và bảo hiểm ở Việt Nam; Bùi Tuấn (2008)
    3. Thực hiện bảo hiểm thành công ở các định chế TCVM; Nguyễn Thị Bích Vân (2007)
    4. Hướng tới một ngành TCVM tự vững tại Việt Nam: Các vấn đề đặt ra và thách thức; Lê Lan, Trần Như An (2005)
    5. Hiệu quả và hiệu lực của TCVM ở Việt Nam; Nghiên cứu của ADB (2006)
    6. T́m hiểu về một số cơ quan TCVM ở Việt Nam; Hướng Dương (2006)
    Những công tŕnh nghiên cứu trên đă góp phần phát triển tài chính vi mô từ nhiều góc độ: các định chế TCVM, các sản phẩm dịch vụ của TCVM, hoạt động đào tạo của TCVM, hiệu quả và hiệu lực của TCVM . Những nghiên cứu này đă cho chúng ta thấy cái nh́n mới mẻ và đa dạng của TCVM.
    Tuy nhiên, nghiên cứu về “thu hút vốn đầu tư tư nhân vào phát triển mạng lưới tài chính vi mô nhằm hỗ trợ công cuộc xóa đói, giảm nghèo” gần như chưa có một đề tài nào của Việt Nam đề cập tới. Việc nghiên cứu vấn đề này ở Việt Nam là một việc làm cấp thiết v́ tầm quan trọng và tác động của nó tới sự phát triển của ngành TCVM Việt Nam nói chung và công cuộc xóa đói giảm nghèo nói riêng.
    Kết quả dự kiến và đóng góp của đề tài
    1. Đưa ra khung lư thuyết về TCVM và tác động của TCVM đến XĐGN.
    2. Hệ thống hóa xu hướng phát triển và kinh nghiệm của các nước trên thế giới về thu hút tư nhân phát triển mạng lưới TCVM.
    3. Đánh giá tổng quan về thực trạng phát triển của các định chế TCVM ởViệt Nam hiện nay. Đánh giá các điều kiện thu hút tư nhân phát triển mạng lưới TCVM.
    4. Đưa ra các giải pháp thu hút vốn đầu tư tư nhân phát triển mạng lưới TCVM nhằm hỗ trợ công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam.
    Kết cấu của chuyên đề
    Tên đề tài: “Thu hút vốn đầu tư tư nhân phát triển mạng lưới tài chính vi mô nhằm hỗ trợ công cuộc giảm nghèo ở Việt Nam”
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của chuyên đề gồm 3 chương được kết cấu như sau:
    Chương 1: Cơ sở lư luận về tài chính vi mô và thu hút vốn đầu tư tư nhân phát triển mạng lưới tài chính vi mô
    Chương 2: Đánh giá thị trường tài chính vi mô và thực trạng thu hút tư nhân đầu tư vào mạng lưới TCVM ở Việt Nam hiện nay
    Chương 3: Giải pháp thu hút vốn đầu tư tư nhân phát triển mạng lưới tài chính vi mô nhằm hỗ trợ công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam
     
Đang tải...