Thế giới đang đứng trước ngưỡng cửa của sự toàn cầu hoá, hứa hẹn nhiều biến chuyển. Những ảnh hưởng ngày càng lan rộng của các công ty đa quốc gia cùng với phát triển như vũ bão của khoa học công nghệđã thúc đẩy cả xã hội cùng chạy đua trên con đường phát triển. Quá trình chuyên môn hóa, hợp tác hóa ngày càng được chuyên sâu góp phần tăng tổng sản phẩm toàn xã hội. Chúng ta đang sống trong giai đoạn chứng kiến những sự thay đổi nhanh chóng trong tổng thể nền kinh tế, kĩ thuật, công nghệ, và những biến đổi khác trong chính trị, xã hội. Tất cảđem lại cho thời đại một sắc màu riêng. Để hội nhập với nền kinh tế thế giới, chúng ta cũng phải có những sự chuyển mình để không bị gạt ra khỏi vòng quay của sự phát triển.Trong bối cảnh đó, xu hướng mở cửa, hợp tác kinh tế với các nước là một quan điểm nổi bật của chính phủ ta. Thể hiện điều này ngày 19/12/1987 Quốc Hội ta đã thông qua luật đàu tư trực tiếp nước ngoài, cho phép các tổ chức, cá nhân là người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Qua đóđã thu hút được một lượng vốn lớn thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tuy nhiên quá trình đó còn găp nhiều thách thức, cần có sự nỗ lực từ hai phía. Cũng từ những suy nghĩ trên em đã chọn đề tài “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam” để tìm hiểu thực trạng của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài và các tác động của nóđ ối với nền kinh tế nước ta. Bài làm gồm có ba phần: - Phần I: Lý luận vềđầu tư trực tiếp nước ngoài - Phần II: Thực trạng về thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam - Phần III: Những tác động của thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, nguyên nhân và giải pháp Mặc dù em đã nhận được rất nhiều sự hướng dẫn chỉ bảo của các thầy cô trong bộ môn Luật kinh tế để em có thể hoàn thành bài tiểu luận này, nhưng do sự nhận thức còn chưa đầy đủ và thời gian nghiên cứu ít nên còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn. Lời mở đầu Nội dung I. Lí luận về đầu tư nước ngoài 1. Khái quát vềđầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 2. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế 3.Hạn chế của FDI II. Thực trạng về đầu tư nước ngoài ở Việt Nam từ năm 1988 đến nay 1.Giai đoạn từ năm 1988 đến năm 1989 2. Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 1996 3.Giai đoạn từ năm 1997 đến nay III. Những tác động của FDI đến nền kinh tế nước ta, nguyên nhân và giải pháp 1. Những tác động tích cực của FDI đối với phát triển kinh tếở Việt Nam 2.Những mặt hạn chế, tồn tại của hoạt đông FDI đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam 3. Nguyên nhân của tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay 4. Giải pháp cho quá trình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam 5. Một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài Kết luận