Thạc Sĩ Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông nghiệp Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CẢM ƠN

    Để hoàn thành cuốn Luận văn này, ngoài những nỗ lực cố gắng của bản
    thân mình, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của Quý
    Thầy cô giáo và của bạn bè.
    Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và cảm ơn chân thành tới
    toàn thể các Thầy cô giáo trong Ban Giám hiệu, Khoa sau đại học, khoa Kinh
    tế chính trị trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội cùng các Thầy
    cô đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt cho Học viên chúng tôi những kiến thức
    và rất nhiều thông tin bổ ích trong suốt thời gian học tập tại trường.
    Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo-PGS.TS
    Lê Quốc Hội là người đã giúp tôi định hướng đề tài, hướng dẫn cụ thể và tạo
    mọi điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho tôi từ việc xây dựng đề cương, dự thảo và
    hoàn thành Luận văn tốt nghiệp.
    Tôi xin chân thành cảm ơn Ban cán sự lớp và các bạn học viên trong
    lớp QLKT3-K21 đã luôn nhiệt tình giúp đỡ, chia sẻ thông tin và cùng tôi gây
    dựng tinh thần đoàn kết thân ái trong suốt thời gian qua.
    Cuốn Luận văn sẽ không thể hoàn chỉnh nếu thiếu sự động viên, cổ vũ
    của bạn bè, sự quan tâm của gia đình đã luôn sát cánh để giúp tôi tự tin vượt
    qua mọi khó khăn.
    Do thời gian có hạn, nên luận văn không thể tránh khỏi những sai sót.
    Kính mong được sự đóng góp của các Thầy cô giáo cũng như bạn bè, đồng
    nghiệp để kiến thức của tôi được hoàn thiện hơn.
    Tôi xin gửi lời kính chúc sức khỏe và hạnh phúc tới toàn thể Quý thầy
    cô và các bạn.
    Tôi xin chân thành cảm ơn!

    MỤC LỤC
    DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT i
    DANH MỤC HÌNH, BẢNG .ii
    Mở đầu 1
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT FDI TRONG
    NGÀNH NÔNG NGHIỆP . 5
    1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về FDI . 5
    1.1.1. Khái niệm FDI . 5
    1.1.2. Các đặc điểm của FDI 7
    1.1.3. Các hình thức FDI 9
    1.2. Cơ sở thực tiễn về thu hút FDI vào nông nghiệp 14
    1.3. Vai trò của quản lý Nhà nước với FDI . 16
    1.3.1. Ổn định chính trị và môi trường kinh tế vĩ mô cho sự vận động vốn FDI . 17
    1.3.2. Tạo lập môi trường pháp lý đảm bảo và khuyến khích FDI định hướng theo
    chủ trương đường lối phát triển kinh tế của Đảng trong điều kiện kinh tế - xã hội
    của Việt Nam, phù hợp với thông lệ và luật pháp quốc tế 18
    1.3.3. Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và đảm bảo an toàn cho
    sự vận động của FDI 19
    1.4. Một số vấn đề lý luận về nông nghiệp . 20
    1.4.1. Khái niệm về nông nghiệp 20
    1.4.2. Đặc điểm nông nghiệp 21
    1.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp 22
    1.5. Vai trò của FDI đối với ngành nông nghiệp . 26
    1.5.1. FDI bổ sung nguồn vốn cho sự phát triển của ngành. . 26
    1.5.2. FDI thúc đẩy chuyển giao công nghệ cho ngành. . 27
    1.5.3. FDI góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ngành. 29
    1.5.4. FDI góp phần thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản. 30
    1.5.5. FDI làm thay đổi tập quán canh tác ở các vùng nông nghiệp nông thôn 31
    1.5.6. FDI góp phần phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm cho ngành . 32

    1.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào nông nghiệp . 33
    1.6.1. Nhân tố khách quan. 33
    1.6.2. Nhân tố chủ quan. 34
    1.7. Các tiêu chí đánh giá thu hút FDI vào nông nghiệp . 37
    1.7.1. Quy mô FDI . 37
    1.7.2. Cơ cấu vốn FDI trong nông nghiệp 37
    1.7.3. Đối tác đầu tư . 38
    1.7.4. Thu hút FDI theo khu vực địa lý . 38
    1.7.5. Một số chỉ tiêu khác . 38
    1.8. Kinh nghiệm thu hút vốn FDI vào ngành nông nghiệp của một số nước và bài
    học đối với Việt Nam 39
    1.8.1. Trung Quốc 39
    1.8.2. Philippin 41
    1.8.3. Indonesia 42
    1.8.4. Thái Lan. 43
    1.8.5. Bài học đối với Việt Nam trong thu hút vốn FDI vào ngành nông nghiệp. 45
    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 49
    2.1. Phương pháp luận và phương pháp tiếp cận 49
    2.2. Khung phân tích . 50
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 51
    2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu . 51
    2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu 51
    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀO NGÀNH NÔNG
    NGHIỆP VIỆT NAM 54
    3.1. Tổng quan về tình hình thu hút vốn FDI của Việt Nam . 54
    3.1.1.Quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn FDI . 54
    3.1.2.Cơ cấu vốn FDI 55
    3.2. Thực trạng thu hút vốn FDI vào ngành nông nghiệp Việt Nam . 59
    3.2.1. Quy mô và tăng trưởng vốn FDI vào ngành nông nghiệp . 59

    3.2.2.Cơ cấu vốn FDI trong ngành nông nghiệp . 61
    3.2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả doanh nghiệp FDI . 68
    3.3. Đánh giá tình hình thu hút vốn FDI vào ngành nông nghiệp Việt Nam . 69
    3.3.1. Những kết quả đạt được . 69
    3.3.2. Hạn chế trong thu hút vốn FDI vào ngành nông nghiệp . 72
    3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 76
    CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO
    NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM . 88
    4.1. QUAN ĐIỂM , PHƯƠNG HƯỚNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH NÔNG
    NGHIỆP 88
    4.1.1. Quan điểm thu hút FDI vào ngành nông nghiệp . 88
    4.1.2. Phương hướng thu hút vốn FDI vào ngành nông nghiệp đến năm 2020. 90
    4.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn FDI vào ngành nông nghiệp
    Việt Nam 93
    4.2.1. Nhóm giải pháp của Nhà nước . 94
    4.2.2. Nhóm giải pháp của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 100
    4.2.3. Nhóm giải pháp của các hiệp hội ngành hàng 111
    4.2.4. Nhóm giải pháp của các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp trong nước. 114
    KẾT LUẬN . 119
    Tài liệu tham khảo . 121

    i
    DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
    Ký hiệu viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
    AFTA ASEAN Free Trade Area
    Khu vực mậu dịch tự do
    ASEAN
    APEC
    Asia-Pacific Economic
    Cooperation
    Tổ chức hợp tác kinh tế
    châu Á – Thái Bình Dương
    ASEAN
    Association of South-East
    Asian Nations
    Hiệp hội các quốc gia
    Đông Nam Á
    BCC
    Business Cooperation
    Contract
    Hợp đồng hợp tác kinh
    doanh
    BOT Built – Operate – Transfer
    Xây dựng – Kinh doanh –
    Chuyển giao
    BT Built - Transfer Xây dựng – Chuyển giao
    BTO Built – Transfer - Operate
    Xây dựng – Chuyển giao –
    Kinh doanh
    BTA Bilateral Trade Agreement
    Hiệp định thương mại
    Việt- Mỹ
    EU European Union Liên minh châu Âu
    FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
    GDP Gross Domestic Product
    Tổng giá trị sản phẩm quốc
    nội
    ICOR
    Incremental Capital Output
    Ratio
    Hệ số giá trị sản phẩm gia
    tăng
    IMF
    International Mometary
    Fund
    Quỹ tiền tệ quốc tế
    JETRO
    Japan External Trade
    Organization
    Tổ chức ngoại thương Nhật
    Bản
    M&A Merger & Acquisition Mua lại và sáp nhập
    ODA
    Official Development
    Assistance
    Viện trợ phát triển chính
    thức
    OECD
    Organization for Economic
    Cooperation and
    Development
    Tổ chức hợp tác và phát
    triển kinh tế
    TNC Trans-national Corporation Tập đoàn xuyên quốc gia
    UNCTAD
    United Nations Conference
    on Trade and Development

    Hội nghị của Liên hợp
    quốc về thương mại và
    phát triển
    WTO World Trade Organization
    Tổ chức thương mại thế
    giới ii
    DANH MỤC HÌNH, BẢNG
    STT Tên hình, bảng Trang
    HÌNH
    Hình 3.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép
    giai đoạn 1988 -2014
    50
    Hình 3.2 Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép
    phân theo ngành kinh tế (Luỹ kế các dự án còn hiệu lực
    đến 12/2014)
    51
    Hình 3.3 Cơ cấu vốn FDI tại Việt Nam phân theo hình thức đầu tư
    (lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2014)
    52
    Hình 3.4 Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép
    phân theo đối tác đầu tư chủ yếu (Luỹ kế các dự án còn
    hiệu lực đến ngày 31/12/2014)
    53
    Hình 3.5 Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép
    phân theo địa phương (Luỹ kế các dự án còn hiệu lực
    đến ngày 15/12/2014)
    54
    Hình 3.6 Cơ cấu FDI trong ngành nông nghiệp giai đoạn 1998-
    2012
    57
    BẢNG
    Bảng 3.1 Chính sách thu hút FDI của Thái Lan 31
    Bảng 3.2 Số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp
    từ 2009 – 2014 (cấp mới trong từng năm)
    55
    Bảng 3.3 Diễn biến dòng FDI đăng ký vào nông nghiệp giai đoạn
    2009 - 2014
    56
    Bảng 3.4 Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông nghiệp theo
    hình thức đầu tư (lũy kế các dự án còn hiệu lực đến
    tháng 4/2015)
    58
    Bảng 3.5 Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông nghiệp theo
    đối tác đầu tư (lũy kế các dự án còn hiệu lực đến tháng
    4/2015)
    60
    Bảng 3.6 Đầu tư trực tiếp nước ngoài ngành nông nghiệp theo địa
    phương (lũy kế các dự án còn hiệu lực đến 04/2015)
    62
    Bảng 3.7 Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của doanh nghiệp
    FDI trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
    64

    1

    Mở đầu

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một nước có nền văn minh lúa
    nước. Do đó nền nông nghiệp của Việt Nam có lịch sử lâu đời. Hiện nay, hơn
    70% dân số nước ta vẫn sống chủ yếu ở khu vực nông thôn và dựa vào sản
    xuất nông nghiệp là chính. Sản xuất nông nghiệp không những phải đảm bảo
    thỏa mãn nhu cầu về lương thực, thực phẩm thiết yếu cho tiêu dùng trong
    nước, góp phần giảm tỷ lệ hộ đói nghèo xuống còn 12% mà còn phục vụ xuất
    khẩu ra thị trường thế giới. Nhiều sản phẩm xuất khẩu chủ lực, phát huy được
    lợi thế so sánh của nước ta là các mặt hàng nông lâm sản. Vì vậy, ngành nông
    nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã
    hội và xóa đói giảm nghèo.
    Những cơ hội và thách thức mới của một nền kinh tế đang trong giai
    đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền
    kinh tế thế giới đòi hỏi nước ta phải xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa
    mạnh, hiện đại và có năng lực cạnh tranh cao. Để đạt được những mục tiêu
    trên, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn phải tập trung huy động mọi
    nguồn lực và sự đóng góp của mọi thành phần kinh tế. Một trong những
    nguồn lực quan trọng đó là: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI. FDI chính
    là nguồn bổ sung vốn cho phát triển, là nguồn cung cấp công nghệ, thúc đẩy
    quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, tăng cường khả năng xuất khẩu
    các sản phẩm nông nghiệp cũng như tạo thêm nhiều việc làm và nâng cao
    mức sống cho người lao động, nhất là khu vực nông thôn. Năm 1987, lần đầu
    tiên Việt Nam ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đặt dấu mốc
    quan trọng cho sự khởi đầu thu hút FDI vào nền kinh tế nói chung và ngành
    nông nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, kết quả thu hút FDI vào ngành nông nghiệp 2

    từ sau năm 1987 cho đến nay chưa thực sự phát huy được hết tiềm năng của
    ngành. Trong những năm gần đây, nguồn vốn FDI vào nông nghiệp có xu
    hướng giảm cả về giá trị tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng vốn FDI của nền
    kinh tế.
    Vai trò quản lý của Nhà nước đối với thu hút FDI là rất lớn. Vai trò
    quản lý Nhà nước đối với FDI được thể hiện thông qua vai trò của Nhà nước
    trong việc hình thành phát triển và hoàn thiện môi trường đầu tư cho sự vận
    động có hiệu quả FDI. Nhà nước tạo lập môi trường pháp lý đảm bảo và
    khuyến khích FDI định hướng theo chủ trương đường lối phát triển kinh tế
    của Đảng trong điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam, phù hợp với thông lệ
    và luật pháp quốc tế. Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và
    đảm bảo an toàn cho sự vận động của FDI
    Nhận thức được vấn đề đó, tăng cường thu hút vốn FDI cho phát triển
    nông nghiệp nông thôn là một chủ đề được Bộ nông nghiệp và Phát triển
    nông thôn và các bộ, ngành có liên quan hết sức quan tâm. Năm 2005,
    chương trình hành động thực hiện đề án “Nâng cao hiệu quả thu hút và sử
    dụng đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và phát triển nông
    thôn ” đã được xây dựng và sẽ từng bước được thực hiện dưới sự chủ trì của
    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phối hợp với bộ Kế hoạch và Đầu
    tư, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng
    Phát triển Việt Nam và một số cơ quan khác trên cơ sở nguồn vốn ngân sách
    nhà nước và huy động tài trợ từ nguồn ODA. Ngoài ra, “Kế hoạch tổng thể về
    thu hút nguồn vốn FDI cho nông nghiệp và phát triển nông thôn” do Thứ
    trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bùi Bá Bổng phụ trách được
    xác định là chương trình trọng tâm cấp Bộ và đang được xúc tiến mạnh mẽ.
    Vì vậy, nghiên cứu đánh giá thực trạng thu hút FDI vào nông nghiệp,
    tìm ra nguyên nhân hạn chế khả năng thu hút FDI của khu vực này, từ đó đề 3

    ra những giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI cho sự phát triển của ngành
    là rất cần thiết. Do đó, tôi chọn đề tài: “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
    ngoài vào ngành nông nghiệp Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ của
    mình.

    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
    *Mục tiêu
    Đề tài được tiến hành nghiên cứu nhằm mục đích phân tích, đánh giá
    thực trạng thu hút vốn FDI của ngành nông nghiệp trong thời gian qua, từ đó
    đề ra các giải pháp tăng cường thu hút FDI trong thời gian tới để thúc đẩy sự
    phát triển của ngành nông nghiệp đáp ứng được các yêu cầu về hội nhập.
    * Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về FDI và thu hút nguồn
    vốn FDI vào ngành nông nghiệp.
    - Phân tích thực trạng thu hút FDI vào ngành nông nghiệp Việt Nam từ
    năm 2009 đến 2014. Từ đó làm rõ những kết quả đạt được cũng như những
    hạn chế của ngành nông nghiệp trong thu hút vốn FDI, đồng thời tìm ra
    những nguyên nhân hạn chế để có cơ sở đề ra các giải pháp hữu ích cho thu
    hút FDI của ngành.
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng thu hút FDI vào
    ngành nông nghiệp Việt Nam.
    3. Câu hỏi nghiên cứu:
    - Thực trạng thu hút FDI của ngành nông nghiệp Việt Nam như thế nào?
    - Những nguyên nhân gì hạn chế sức thu hút FDI vào nông nghiệp Việt
    Nam?
    - Cần làm gì để thu hút FDI vào nông nghiệp Việt Nam?
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu *Đối tượng nghiên cứu :
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thu hút FDI vào ngành nông nghiệp
    Việt Nam.
    * Phạm vi nghiên cứu
    - Phạm vi thời gian: nghiên cứu từ năm 2009 – 2014. Số liệu FDI của các giai
    đoạn trước đó có thể được sử dụng để so sánh.
    - Phạm vi không gian : Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông
    nghiệp Việt Nam.
    - Phạm vi nội dung: Nghiên cứu các tiểu ngành nông nghiệp bao gồm : chăn
    nuôi, trồng trọt, trồng rừng và chế biến nông lâm sản, sản xuất thức ăn chăn
    nuôi.
    5. Kết cấu của luận văn:
    Mở đầu
    Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút FDI trong ngành nông
    nghiệp
    Chương 2. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu.
    Chương 3. Thực trạng thu hút vốn FDI vào ngành nông nghiệp Việt Nam
    Chương 4. Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn FDI vào
    ngành nông nghiệp Việt Nam.
    Kết luận.
     
Đang tải...