Thạc Sĩ Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để phát triển ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
    NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO NGÀNH DU LỊCH . 7
    1.1.1. Một số khái niệm 7
    1.1.1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 7
    1.1.1.2. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 7
    1.1.1.3. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài . 8
    1.1.2. Đặc điểm của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài . 8
    1.1.2.1 Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước 8
    1.1.2.2 Chu kỳ sản phẩm 8
    1.1.2.3 Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia . 9
    1.1.2.4. Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại 9
    1.1.2.5. Khai thác chuyển giao và công nghệ . 10
    1.1.2.6. Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên . 10
    1.1.3. Ý nghĩa, vai trò của vốn FDI 10
    1.1.3.1 Bổ sung cho nguồn vốn trong nước . 10
    1.1.3.2 Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý . 12
    1.1.3.3 Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu 12
    1.1.3.4 Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công 13
    1.1.3.5. Làm tăng nguồn thu ngân sách . 13
    1.1.3.6 Vai trò của FDI 14
    1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH DU LỊCH ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT VỐN
    ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) 16
    1.2.1 Khái niệm về du lịch 16
    1.2.2. Đặc điểm của ngành du lịch . 17
    1.2.3. Sự cần thiết phải thu hút vốn đầu tư FDI để phát triển du lịch 18


    4
    1.3 NỘI DUNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
    VÀO NGÀNH DU LỊCH . 20
    1.3.1. Chính sách xúc tiến quảng bá . 20
    1.3.2. Chính sách cải thiện môi trường đầu tư: 20
    1.3.3. Chính sách hỗ trợ đầu tư 22
    1.3.3.1 Giai đoạn trước mắt 22
    1.3.3.2 Giai đoạn từ 2010: . 22
    1.4. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT VỐN FDI VÀO
    NGÀNH DU LỊCH . 23
    1.4.1 Điều kiện tự nhiên 23
    1.4.1.1 Vị trí địa lý 23
    1.4.2. Điều kiện kinh tế 24
    1.4.3. Điều kiện chính trị - xã hội: . 26
    1.4.4. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng 27
    1.4.4.1 Cơ sở hạ tầng 27
    1.4.4.2 Sự phát triển của cơ sở hạ tầng 28
    1.4.5. Sự phát triển của ngành Du lịch . 29
    1.5. KINH NGHIỆM THU HÚT VỐN FDI CỦA CÁC NƯỚC TẠI CHÂU Á .32
    1.5.1. Cải thiện môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư 33
    1.5.2. Đơn giản hóa thủ tục, quy trình đầu tư 33
    1.5.3. Công khai các kế hoạch phát triển kinh tế 33
    1.5.4. Hệ thống pháp luật đồng bộ, đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư 33
    1.5.5. Giảm thuế, ưu đãi tài chính tiền tệ 34
    1.5.5.1 Cắt giảm thuế 34
    1.5.5.2 Cho phép nhà đầu tư hoạt động trên thị trường tài chính . 34
    1.5.5.3 Các chính sách ưu đãi về dịch vụ 35
    1.5.6. Xây dựng cơ sở hạ tầng 35
    1.5.6.1 Thái Lan chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng: . 35
    1.5.6.2 Trung Quốc 35


    5
    1.5.7. Phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao 35
    *. Coi trọng đầu tư cho giáo dục 36
    1.5.8. Chính sách thu hút nhân tài 36
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 . 38
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ FDI VÀO NGÀNH DU
    LỊCH TỈNH KHÁNH HÒA 39
    2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT VỐN FDI VÀO
    NGÀNH DU LỊCH TỈNH KHÁNH HÒA . 39
    2.1.1. Điều kiện tự nhiên . 39
    2.1.1.1 Vị trí địa lý 39
    2.1.1.2. Địa hình . 40
    2.1.1.3. Khí hậu 40
    2.1.1.4. Thuỷ văn 40
    2.1.1.5. Tài nguyên du lịch tự nhiên 40
    2.1.1.6. Tài nguyên du lịch nhân văn 41
    2.1.2. Điều kiện kinh tế 42
    2.1.3. Điều kiện xã hội . 43
    2.1.4. Hệ thống cơ sở hạ tầng 44
    2.1.4.1 Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông 45
    2.1.4.2. Hệ thống thông tin liên lạc 46
    2.1.4.3. Hệ thống các dịch vụ tài chính - ngân hàng 46
    2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH KHÁNH HÒA 47
    2.2.1. Điều kiện trang bị cơ sở vật chất . 47
    2.2.2. Xây dựng và khai thác các tuyến, điểm du lịch . 49
    2.2.3. Hoạt động kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch . 49
    2.2.4. Về hoạt động đón khách du lịch tàu biển 50
    2.2.5. Khách du lịch và doanh thu du lịch 50
    2.3. CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN FDI VÀO NGÀNH DU LỊCH CỦA TỈNH
    KHÁNH HÒA 52


    6
    2.3.1. Chính sách xúc tiến quảng bá đầu tư du lịch 52
    2.3.2. Chính sách cải thiện môi trường đầu tư 54
    2.3.3. Chính sách hỗ trợ đầu tư 56
    2.3.2.1 Chính sách ưu đãi về thuế: 56
    2.3.2.2 Chính sách ưu đãi về sử dụng đất: 57
    2.3.2.3 Các chính sách ưu đãi khác: . 58
    2.3.4. Kết quả thu hút vốn FDI vào ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa . 59
    2.3.4.1. Kết quả thu hút FDI trong ngành du lịch . 70
    2.3.4.2 Tác động của vốn FDI với phát triển ngành du lịch và kinh tế - xã hội
    của tỉnh Khánh Hòa 72
    2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC
    TIẾP NƯỚC NGOAI (FDI) ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH
    KHÁNH HÒA 78
    2.4.1 Những thành công 78
    2.4.2. Những tồn tại trong thu hút vốn FDI và nguyên nhân 80
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 . 83
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN
    ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH
    TỈNH KHÁNH HÒA . 84
    3.1. Những căn cứ cho việc xây dựng các giải pháp . 84
    3.1.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch đến năm 2015 84
    3.1.1.1. Quan điểm 84
    3.1.1.2. Mục tiêu 85
    3.1.2. Dự báo GDP, nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển du lịch tỉnh Khánh Hoà
    đến năm 2015 87
    3.1.2.1. Dự báo GDP của ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2015 .87
    3.1.2.2.Dự báo nhu cầu vốn đầu tư vào du lịch tỉnh Khánh Hòa đến năm
    2015 88
    3.1.3. Mục tiêu thu hút vốn FDI vào ngành du lich đến năm 2015 89


    7
    3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ FDI ĐỂ PHÁT TRIỂN
    DU LỊCH TỈNH KHÁNH HOÀ ĐẾN NĂM 2015 90
    3.2.1. Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch 90
    3.2.1.1. Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch 90
    3.2.1.2. Hợp tác, liên kết vùng 91
    3.2.1.3. Tìm kiếm và mở rộng thị trường 92
    3.2.1.4. Chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch . 93
    3.2.1.5. Khai thác mạnh lợi thế về tài nguyên du lịch của địa phương 94
    3.2.2. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư lành mạnh
    .95
    3.2.3. Tăng cường công tác hỗ trợ các nhà đầu tư FDI 97
    3.2.3.1 Hỗ trợ nhà đầu tư 97
    3.2.3.2 Hoàn chỉnh về các chính sách ưu đãi đầu tư: Thuế, đất đai 97
    3.2.4. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng du lịch 99
    3.2.5. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch 100
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 102
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 103
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 105
    QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO).
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi từ nông nghiệp sang nền kinh tế dịch
    vụ. Hơn một phần ba tổng sản phẩm trong nước được tạo ra bởi các dịch vụ bao
    gồm: Du lịch, phục vụ công nghiệp và giao thông vận tải. Mục tiêu của chiến lược
    phát triển du lịch trong tương lai là du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn,
    có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại,
    sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh, mang
    đậm bản sắc văn hoá dân tộc, thân thiện với môi trường đưa Việt Nam trở thành
    điểm đến đẳng cấp trong khu vực. Đây sẽ là một trong những tiền đề góp phần để
    kinh tế nước ta phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Muốn vậy,
    việc thực hiện và gắn kết lại giữa các dịch vụ với nhau sẽ là một trong những
    yếu tố bổ sung và hỗ trợ nhau để ngành du lịch phát triển được hiệu quả. Trong
    đó, du lịch biển, đảo là ngành có nhiều lợi thế lớn cho 28 trong số 64 tỉnh, thành
    phố nước ta là các tỉnh, thành phố nằm ven biển.
    Ngành “công nghiệp không khói” này đem lại hiệu quả vô cùng to lớn cho xã
    hội ở nhiều nước trên thế giới và khu vực. Hàng năm du lịch đóng góp 5% GDP của
    quốc gia. Đến nay có khoảng 1 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch. Năm
    2009, thu hút đầu tư nước ngoài vào du lịch cũng đạt 8,8 tỷ Đôla Mỹ (USD)/22,48
    tỷ USD, chiếm 41% tổng số vốn đăng ký vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào
    Việt Nam. Từ thực tế trên, đề tài đã tiến hành nghiên cứu thực trạng FDI ở Việt
    Nam, tìm ra nguyên nhân vấn đề, tổng hợp kinh nghiệm thu hút FDI của các nước
    đi trước và từ đó đề xuất những biện pháp nhằm thu hút FDI một cách có hiệu quả.
    Khánh Hòa nằm gần đường hàng hải quốc tế, có hệ thống cảng biển gắn với
    đầu nút giao thông quan trọng cả về đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường
    hàng không, là một trong những cửa ngõ ra biển Đông của khu vực Nam Trung Bộ
    và Tây Nguyên , cùng nhiều lợi thế về tài nguyên, nhất là tài nguyên biển: vịnh
    sâu, bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp, cảnh quan thiên nhiên kỳ thú và nhiều di tích lịch


    2
    sử, văn hóa phong phú Đây là những điều kiện thuận lợi cho tỉnh phát triển kinh
    tế - xã hội, nhất là phát triển ngành du lịch.
    Tuy là tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch, song so với
    ngành du lịch ở các thành phố lớn thì ngành du lịch của tỉnh Khánh Hòa vẫn còn
    nhiều hạn chế do chưa được đầu tư phù hợp với tiềm năng và lợi thế vốn có. Khánh
    Hòa có ít dự án được đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhất là đầu tư về du lịch. Đa
    phần còn lại là đầu tư trong nước nên du lịch tỉnh Khánh Hòa chưa được khai thác
    triệt để và chưa được phát triển ngang tầm với vị trí thuận lợi và tiềm năng của nó.
    Trong khi đó, FDI là nguồn ngoại lực vô cùng quan trọng đối với nhiều nước, đặc
    biệt là các nước đang phát triển như nước ta.
    Để phát huy thế mạnh du lịch biển và phát triển ngành du lịch bao gồm phát
    triển các sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch, phát triển hệ thống khai thác các dịch
    vụ du lịch đi kèm sẽ cho phép khai thác tiềm năng du lịch, khai thác các nguồn
    khách tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng phát triển mạnh hoạt động của các dịch vụ
    liên quan và có thể được xem là một khâu đột phá cho sự phát triển kinh tế du lịch
    của khu vực này. Chính vì thế mà tôi chọn đề tài: “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp
    nước ngoài (FDI) để phát triển ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa
    ” cho luận văn tốt
    nghiệp cao học ngành Kinh tế Phát triển.
    2. Tổng quan nghiên cứu
    Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để phát triển ngành du lịch tỉnh
    Khánh Hòa nói riêng và kinh tế của tỉnh nói chung đã được chú ý nghiên cứu không
    chỉ ở các nước trong khu vực, các nước trên thế giới mà còn ở Việt Nam. Dưới đây
    là một số nghiên cứu của một số tác giả:
    Nước ngoài
    Phát triển kinh tế trên cơ sở luận điểm của Torado (1992), muốn tăng trưởng
    kinh tế, có thể được suy ra từ nhiều nhân tố, nhưng quan trọng nhất, đầu tư để tăng
    chất lượng từ nguồn tài nguyên, chất lượng của cải, vật chất cũng như con người
    đang tồn tại, làm tăng chất lượng, số lượng của các nguồn sản xuất đó và làm tăng
    năng suất từ các nguồn cụ thể thông qua việc phát minh, đổi mới và tiến bộ công


    3
    nghệ kỹ thuật, đã và sẽ tiếp tục là nhân tố hàng đầu trong việc kích thích tăng
    trưởng kinh tế.
    Theo quan điểm của P.A. Samuelson, đa số các nước đang phát triển đều thiếu
    vốn, mức thu nhập thấp chỉ đủ sống ở mức độ thiếu, do đó khả năng tích luỹ vốn
    hạng chế và phải có đầu tư của nước ngoài vào các nước đang phát triển.
    Roy Hadod - Evsey Domar (1940) muốn phát triển kinh tế (nói chung) đòi
    hỏi phải đầu tư vốn cho sản xuất nhưng cũng cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng
    vốn [41, 117]. Hạn chế của Roy Hadod - Evsey Domar là không chỉ ra hạn chế của
    việc đầu tư mà chỉ tạo sự tăng trưởng trong ngắn hạn. Do vậy Robert Solow (1956)
    đã phát triển kết quả của Roy Hadod - Evsey Domar và lập luận rằng: “Việc tăng
    khối lượng vốn sản xuất qua đầu tư chỉ ảnh hưởng tới tăng trưởng cho lĩnh vực đầu
    tư trong ngắn hạn nhưng không ảnh hưởng trong dài hạn”.
    Gillis (1992) kết luận rằng tốc độ tăng trưởng trong thu nhập chỉ có thể được
    duy trì trong một thời gian dài chỉ khi xã hội có khả năng duy trì mức đầu tư ở một
    tỷ lệ đáng kể nào đó so với tổng sản phẩm quốc dân. [38, 107]
    Theo quan điểm của Ragnar Nurkse, mở cửa cho FDI có ý nghĩa đối với các
    nước đang phát triển có thể vươn đến những thị trường mới, cũng như khuyến
    khích việc mở rộng kỹ thuật hiện đại và những phương pháp quản lý có hiệu quả.
    FDI giúp các nước đang phát triển tránh được những đòi hỏi về lãi suất chặt chẽ, về
    điều kiện thanh toán nợ và những điều hay tác động đến vay nợ quốc tế. Ragnar
    Nurkse cho rằng, FDI đem lại lại lợi ích chung cho cả hai bên, dù chẳng bao giờ cân
    bằng tuyệt đối nhưng không thể làm khác được vì nó là đòi hỏi tự nhiên, tất yếu của
    quá trình vận động thị trường. Đầu tư trực tiếp là kết quả hoàn toàn tự nhiên bởi
    hoạt động tự do của các động cơ kiếm lợi nhuận.[40, 107]
    Và có thể nói rằng, lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu của Moise Syrquin là một
    bức tranh tổng thể về sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên thế giới thời
    kỳ hiện đại. Thực tiễn phát triển kinh tế thế giới thời gian qua đã cho thấy tầm quan
    trọng của khu vực dịch vụ tại bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng tùy thuộc phần
    lớn vào giai đoạn phát triển đương thời. [39, 107]


    4
    Trong nước
    Có nhiều nghiên cứu khác nhau trên nhiều khía cạnh từ thu hút vốn đầu tư
    trực tiếp nước ngoài và đây còn là một vấn đề rất rộng. Tuy nhiên, trong phạm vi
    này, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
    (FDI) để phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa. Dưới đây là phần trình bày một số
    nghiên cứu.
    - “Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các nước ASEAN
    và vận dụng vào Việt Nam”, Nguyễn Huy Thám, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện
    Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1999.
    - “Thực trạng và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên
    địa bàn tỉnh Đồng Nai”, Phan Minh Thành, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện
    Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2000.
    - “Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài - vị trí, vai trò của nó trong nền
    kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam”, Đề tài KH-CN cấp nhà nước
    KX01.05, GS.TS Nguyễn Bích Đạt, Hà Nội, 2004.
    - “Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bình Dương - Thực trạng và giải pháp”, Bùi
    Thị Dung, Luận văn thạc sĩ Kinh doanh và quản lý, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
    Chí Minh, Hà Nội, 2005.
    - “Gọi vốn nước ngoài cho 7 dự án du lịch biển”. Trong đó, miền Trung có 4
    dự án Celadon tại Hòn Ngang (Vạn Ninh, Khánh Hòa) - Thời báo Kinh Tế Sài Gòn
    -2009.
    Xu hướng Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI: Foreign Direct Investment) của
    các công ty đa quốc gia (TNCs: Trans National Companies) hiện nay - Trung tâm
    Thông tin Kinh tế - Viện Nghiên cứu Phát triển Tp.Hồ Chí Minh (2009): Trên cơ sở
    tổng kết kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của một số nước
    khu vực Châu Á khi đã là thành viên của WTO và rút kinh nghiệm cho Việt Nam.
    Kinh nghiệm quý báu này nhằm giúp cho thành phố biển có thể phát triển thành
    công thành một trong nhưng điểm đến lý tưởng cho du khách quốc tế và quốc nội.


    5
    Điểm đột phá trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020,
    tầm nhìn 2030 của TS. Hà Văn Siêu (2010) đã phân tích vị thế thực tại của ngành
    du lịch Việt Nam, những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm,
    đồng thời đặt trong bối cảnh và xu thế chung của khu vực và thế giới để xác định
    quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu và những định hướng đột phá cho giai đoạn tới.
    3. Mục tiêu nghiên cứu
    - Khái quát lý luận và thực tiễn về vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
    ngoài (FDI), từ đó hình thành khung nội dung nghiên cứu cho đề tài.
    - Đánh giá những tiềm năng phát triển Du lịch ở tỉnh Khánh Hòa và nhu cầu về
    vốn cho phát triển ngành du lịch.
    - Nghiên cứu tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du
    lịch, chỉ ra những mặt thành công và hạn chế trong hoạt động thu hút vốn đầu tư
    trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa.
    - Đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
    ngoài (FDI) để đáp ứng nhu cầu vốn và phát triển cho ngành du lịch tỉnh Khánh
    Hòa.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích thống kê, so
    sánh, đánh giá, tổng hợp, điều tra khảo sát, phương pháp chuyên gia
    5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề kinh tế và quản lý về thu hút vốn đầu tư
    trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành du lịch.
    - Phạm vi nghiên cứu:
    + Về không gian: Tỉnh Khánh Hòa
    + Về thời gian: từ năm 2003 đến năm 2009
    6. Nguồn thông tin dữ liệu, công cụ phân tích chính
    Số liệu thứ cấp: Chủ yếu sử dụng số liệu của Niên giám thống kê tỉnh Khánh
    Hòa, số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa, Sở văn hóa thể thao và Du
    lịch tỉnh Khánh Hòa


    6
    Điều tra thực tế bằng phỏng vấn
    Ý kiến của chuyên gia.
    Công cụ chính: Xử lý số liệu bằng excel, kết hợp với thống kê mô tả.
    7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp
    nước ngoài (FDI) để phát triển ngành du lịch.
    - Phân tích đánh giá thực trạng các chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp
    nước ngoài (FDI) để phát triển ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa, chỉ ra những thành
    công, hạn chế, những nhân tố tác động đến thu hút vốn FDI vào ngành du lịch của
    tỉnh.
    - Các giải pháp được kiến nghị dựa trên tính đặc thù của địa phương sẽ hứa
    hẹn nhiều hữu ích cho hoạch định chính sách phát triển ngành du lịch
    8. Kết cấu đề tài
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 3 chương:
    Chương 1. Cơ sở lý luận về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào
    ngành du lịch
    Chương 2. Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du
    lịch tỉnh Khánh Hòa
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp
    nước ngoài để phát triển ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...