Thạc Sĩ Thu hút vốn đầu tư để phát triển khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quang Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở Đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Khu kinh tế mở Chu Lai (KKTM )- Khu kinh tế mở đầu tiên của Việt Nam, được
    Chính phủ thành lập tại Quyết định số 108/2003/QĐ-TTg ngày 5-6-2003 trên địa bàn
    tỉnh Quảng Nam nhằm thử nghiệm các thể chế, chính sách mới, tạo môi trường đầu tư
    hấp dẫn, phù hợp với các thông lệ quốc tế qua đó có thêm kinh nghiệm cho hội nhập
    kinh tế quốc tế và khu vực, khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và chính
    trị trong giao thương, dịch vụ quốc tế và trong nước để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
    hội tỉnh Quảng Nam, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho toàn khu vực
    miền Trung.
    Hơn 3 năm xây dựng kể từ ngày thành lập, KKTM Chu Lai đã thu hút được một
    lượng vốn đầu tư nhất định từ các nguồn vốn trong và ngoài nước. Tuy nhiên so với yêu
    cầu thu hút đầu tư để phát triển KKTM Chu Lai thì kết quả đạt được còn quá thấp, chưa đủ
    điều kiện để đẩy mạnh phát triển. Vốn ngân sách nhà nước đầu tư trong hơn 3 năm qua
    khoảng 900 tỷ đồng, với tiến độ này thì phải mất trên 20 năm mới có thể tạo ra một cơ sở
    vật chất ban đầu cần thiết cho sự phát triển của KKTM.
    Các nguồn vốn trong tnước và vốn đầu tư nước ngoài đăng ký khá nhiều (1,4 tỷ
    USD) nhưng vốn thực tế triển khai thì còn rất thấp (160 triệu USD) chiếm 10% vốn đăng
    ký- đặc biệt thấp hơn nhiều so với khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi - khu kinh tế
    cận kề với KKTM Chu Lai. Đây chính là điểm yếu, nếu không được khắc phục kịp thời thì
    việc xây dựng thành công khu kinh tế mở đầu tiên ở nước ta khó có thể thực hiện được.
    Làm thế nào để thu hút được ngày càng nhiều vốn đầu tư, nguồn vốn ấy ở đâu? bao nhiêu?
    đang là nỗi trăn trở của Đảng bộ, Chính quyền tỉnh Quảng Nam và của ban Quản lý
    KKTM Chu Lai.
    Vì vậy, đề tài " Thu hút vốn đầu tư để phát triển khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh
    Quang Nam " được chọn có ý nghĩa về mặt lý luận, đặc biệt là đối với việc phát triển
    KKTM Chu Lai tỉnh Quảng Nam hiện nay.
    2. Tình hình nghiên cứu của đề tài


    Nghiên cứu thu hút vốn đầu tư để phát triển kinh tế xã hội nói chung và để phát
    triển các ngành, các khu công nghiệp, khu chế xuất nói riêng được nhiều tác giả quan tâm
    nghiên cứu. Song Khu kinh tế mở - mô hình kinh tế đầu tiên của Việt Nam được triển khai
    trên địa bàn Chu Lai thuộc tỉnh Quảng Nam, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên
    cứu với tư cách là một luận văn hoặc luận án. Do vậy đề tài luận văn này không trùng lặp
    với bất kỳ một công trình nào khác
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
    - Làm rõ các luận cứ khoa học về vốn đầu tư, nhu cầu, khả năng đáp ứng và các nhân tố
    ảnh hưởng đến thu hút các nguồn vốn đầu tư vào khu kinh tế mở.
    - Tìm hiểu một số kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư phát triển khu kinh tế mở của
    Trung Quốc.
    - Đánh giá, phân tích tình hình thu hút vốn đầu tư taị khu KTM Chu Lai Tỉnh
    Quảng Nam.
    - Đề xuất những giải pháp, cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện của khu KTM
    Chu Lai nhằm thu hút với tốc độ cao hơn vốn đầu tư vào khu KTM Chu Lai trong thời
    gian đến.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nguồn vốn trong và ngoài nước có thể thu hút
    được để đầu tư phát triển khu kinh tế mở Chu Lai tỉnh Quảng Nam.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Vốn tồn tại dưới nhiều dạng, đề tài nghiên cứu giới hạn ở phạm vi vốn tiền tệ.
    - Nguồn vốn trong nước được giới hạn ở nguồn vốn ngân sách và có tính chất ngân
    sách, vốn của các tổ chức tín dụng và vốn doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
    - Nguồn vốn nước ngoài tập trung ở nguồn vốn FDI.
    - Thời gian từ khi thành lập KKTM Chu Lai (2003) đến nay.
    5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
    - Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm nền tảng cơ sở
    phương pháp luận.


    - Sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp phân tích, tổng
    hợp, thống kê và các phương pháp khác của khoa học kinh tế.
    6. Những đóng góp của luận văn
    Về mặt khoa học: Trên cơ sở nghiên cứu về vốn, nhu cầu, khả năng và các nhân tố
    ảnh hưởng đến thu hút đầu tư, đề ra các giải pháp thu hút vốn để phát triển khu kinh tế mở
    Chu Lai.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
    được kết cấu thành 3 chương, 8 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...