Luận Văn Thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Duyên hải miền Trung

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đối với vùng Duyên hải miền Trung Việt Nam (DHMT), vốn FDI có ý nghĩa
    quan trọng trong việc tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của vùng, đặc biệt
    trong việc tạo ra nguồn lực bổ sung về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, góp
    phần tạo việc làm, cải thiện thu nhập, nâng cao trình độ phát triển của vùng so với
    đất nước, Mặc dù Chính phủ đã áp dụng nhiều biện pháp, ban hành nhiều chính
    sách ưu đãi, khuyến khích các nhà ĐTNN đầu tư vào vùng DHMT, nhưng vốn FDI
    vào vùng này là rất ít so với cả nước và so với tiềm năng phát triển kinh tế của vùng.
    Đây là vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà lãnh đạo, nhà quản lý và các nhà
    nghiên cứu. Trong bối cảnh đó, tôi chọn vấn đề “Thu hút và sử dụng vốn FDI trên
    địa bàn Duyên hải Miền Trung” làm đề tài luận án, nhằm góp phần đáp ứng đòi
    hỏi của thực tiễn, góp phần tìm ra những giải pháp thu hút và sử dụng vốn cho quá
    trình xây dựng và phát triển kinh tế vùng DHMT.
    Nhìn chung, vấn đề thu hút và sử dụng vốn FDI đã trở thành đối tượng nghiên
    cứu của nhiều nhà khoa học, như những nghiên cứu: FDI với sự nghiệp công nghiệp
    hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam giai đoạn 1988 - 2005; Các giải pháp tài chính nhằm
    tăng cường thu hút và quản lý FDI tại Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010; Vai trò của
    FDI đối với sự phát triển kinh tế bền vững của các nước Đông á và bài học đối với
    Việt Nam; Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt
    động FDI tại TP.Hồ Chí Minh; Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực
    tiếp của các nước trong nhóm G7 vào Việt Nam; ảnh hưởng của quá trình tự do hoá
    thương mại trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đến hoạt động thu hút
    đầu tư tiếp nước ngoài tại Việt Nam; Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp
    nước ngoài (FDI) ở Việt Nam; Chiến lược đổi mới chính sách huy động các nguồn
    vốn nước ngoài phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010;
    Xây dựng một lộ trình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai
    đoạn 2003 - 2010; Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, vị trí vai trò của nó
    trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; Ngoài ra,
    trên các tạp chí kinh tế chuyên ngành có rất nhiều bài viết, công trình đề cập đến
    những vấn đề liên quan đến FDI. Tuy nhiên, trong những nghiên cứu trên, vấn đề sử
    dụng vốn FDI thường chỉ được đề cập đến như một nhân tố ảnh hưởng đến thu hút
    hoặc một giải pháp để tăng cường thu hút FDI. Vẫn biết rằng thu hút và sử dụng là
    hai mặt của một hoạt động thống nhất, nhưng nghiên cứu một cách tương đối độc
    lập hai mặt này trong một đề tài sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn những công việc phải
    làm để đạt được mục đích cuối cùng là làm cho vốn FDI trở thành nguồn vốn đóng
    vai trò thật sự quan trọng trong quá trình phát triển của nền kinh tế tiếp nhận nó.
    Hơn nữa, các đề tài khoa học từ trước đến nay chủ yếu chỉ tập trung nghiên cứu vốn
    FDI đối với Việt Nam, chưa có đề tài nào nghiên cứu vốn FDI đối với một vùng
    kinh tế, cụ thể là vùng DHMT - một vùng kinh tế đầy tiềm năng và có một vị trí
    chiến lược trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
    2
    2. Mục tiêu nghiên cứu của Luận án
    - Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp
    nước ngoài (FDI) tại một vùng kinh tế của một quốc gia.
    - Đánh giá thực trạng thu hút và hiệu quả sử dụng vốn FDI trên địa bàn DHMT
    thời gian qua và phân tích những nguyên nhân hạn chế thu hút và sử dụng vốn FDI
    tại vùng DHMT.
    - Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử
    dụng vốn FDI trên địa bàn DHMT thời gian tới.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động thu hút và sử dụng vốn FDI trên địa bàn DHMT
    - Thời gian: từ năm 1988 đến 2005.
    Trong phạm vi Luận án này, tác giả đứng trên quan điểm quản lý Nhà nước để
    đánh giá về khả năng thu hút và hiệu quả sử dụng vốn FDI đối với một vùng kinh tế
    của đất nước.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    - Tác giả sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
    nghĩa duy vật lịch sử; Sử dụng các phương pháp điều tra, phân tích, tổng hợp, thống
    kê; Sử dụng phương pháp diễn dịch, quy nạp,
    - Tác giả quán triệt và vận dụng các nguyên tắc sau: nguyên tắc khách quan,
    nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc thống nhất giữa lịch sử và logic, nguyên tắc đi từ
    trừu tượng đến cụ thể;
    5. Những đóng góp khoa học và điểm mới của Luận án
    Những đóng góp khoa học của Luận án:
    - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về thu hút và sử dụng vốn FDI đối
    với vùng kinh tế của một quốc gia;
    - Mô tả, phân tích, đánh giá thực trạng thu hút và hiệu quả sử dụng vốn FDI trên
    địa bàn DHMT từ năm 1988 đến 2005; phân tích những nguyên nhân thành công và
    hạn chế trong hoạt động thu hút và sử dụng vốn FDI;
    - Đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử
    dụng vốn FDI trên địa bàn DHMT trong những năm tới.
    Điểm mới của Luận án:
    Thứ nhất, Khi luận giải về nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút và hiệu quả
    sử dụng vốn FDI tại vùng kinh tế của một quốc gia, Luận án đã chia ra một cách
    tương đối ba nhóm nhân tố: nhóm nhân tố ảnh hưởng chung đến cả thu hút và hiệu
    quả sử dụng vốn FDI, nhóm nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn FDI,
    nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn FDI.
    Thứ hai, Tác giả có những đánh giá toàn diện thực trạng thu hút và hiệu quả sử
    dụng vốn FDI trên địa bàn vùng DHMT, bên cạnh những thành công nhất định, tác
    giả đã khẳng định những hạn chế trong thu hút và sử dụng vốn FDI tại vùng DHMT.
    Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên được phân tích một cách toàn
    diện và sâu sắc.
    3
    Thứ ba, khẳng định rõ quan điểm, định hướng thu hút và sử dụng vốn FDI trên
    địa bàn DHMT. Theo đó luận án đã đưa ra ba nhóm giải pháp để tăng cường thu hút
    và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI trên địa bàn DHMT: nhóm giải pháp chung
    (8 giải pháp); nhóm giải pháp tăng cường thu hút vốn FDI (3 giải pháp) và nhóm
    giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI (5 giải pháp). Ngoài ra, để những giải
    pháp này có hiệu quả cao, Luận án đã đưa ra các giải pháp hỗ trợ (6 giải pháp).
    Nhiều giải pháp đặc thù áp dụng đối với vùng DHMT; Các giải pháp được luận giải
    một cách sâu sắc, có căn cứ lý luận và xuất phát từ thực tiễn nên có tính khả thi.
    6. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận án được trình bày theo kết cấu sau:
    Chương 1: Những vấn đề cơ bản về thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước
    ngoài (FDI) tại vùng kinh tế.
    Chương 2: Thực trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
    trên địa bàn Duyên hải miền Trung.
    Chương 3: Những giải pháp cơ bản nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu
    quả sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trênn địa bàn Duyên hải miền Trung.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...