Chuyên Đề Thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn 1988 - 2010

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục

    Lời Mở Đầu 1

    1. Sự cần thiết của đề tài 1

    2. Mục đích nghiên cứu 2

    3. Kết cấu của đề tài 3

    Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư trực tiếp nước ngoài 4

    1.1 Cơ sở lý luận của đầu tư trực tiếp nước ngoài 4

    1.1.1 Nguyên nhân hình thành và phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài 4

    1.1.2 Khái niệm, bản chất và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 6

    1.1.2.1 Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài 6

    1.1.2.2 Các hình thức cơ bản của đầu tư trực tiếp nước ngoài 7

    1.1.2.3 Bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài 10

    1.1.2.4 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 11

    1.2. Kinh nghiệm thu hút và sử dụng FDI của một số nước 13

    1.2.1 Kinh nghiệm thu hút vốn FDI của Trung Quốc 13

    1.2.2 Kinh nghiệm thu hút vốn FDI của Thái Lan. 14

    1.2.3 Kinh nghiệm thu hút vốn FDI của Malaysia 15

    Chương II. Thực trạng thu hút và sử dụng vốn FDI ở Việt Nam 16

    2.1 Xu hướng phát triển của FDI hiện nay 16

    2.1.1. Xu hướng phát triển FDI trên thế giới hiện nay 16

    2.1.2. Các chủ chương thu hút vốn FDI đối với Việt Nam 17

    2.1.2.1 Sự cần thiết phải thu hút FDI 17

    2.1.2.2 Các chủ chương về thu hút FDI ở Việt Nam 19

    2.2Tình hình thu hút vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 1988 đến nay 20

    2.2.1. Tình hình thu hút và Cấp phép đầu tư 20

    2.2.2 FDI phân theo ngành 23

    2.2.3 FDI phân theo vùng lãnh thổ 24

    2.2.4 FDI theo hình thức đầu tư 26

    2.2.5 FDI phân theo đối tác đầu tư 27

    2.3. Đánh giá chung tác động FDI vào Việt Nam 28

    2.3.1 Vốn thực hiện tăng 28

    2.3.2 Vốn FDI là nguồn vốn bổ xung quan trọng cho vốn đầu tư xã hội 30

    2.3.3 Vốn FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp: 32

    2.3.4 Vốn FDI thúc đẩy chuyển giao công nghệ: 33

    2.3.5 Vốn FDI góp phần hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế 33

    2.3.6 Vốn FDI góp phần quan trọng về tạo việc làm, tăng năng suất lao động, cải thiện nguồn nhân lực: 34

    2.4.Chính sách khuyến khích thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam 35

    2.4.1 Hình thức đầu tư, hình thức pháp lý và chuyển nhượng vốn 35

    2.4.2 Thủ tục đầu tư

    2.4.3 Ưu đãi về tài chính 37

    2.4.4 Các chính sách đảm bảo đầu tư 38

    3.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế mới trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 40

    3.1.1. Bối cảnh trong nước 40

    3.1.2. Bối cảnh quốc tế 41

    3.2. Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 43

    3.2.1. Mục tiêu và định hướng thu hút đầu trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian tới. 43

    3.2.1.1 Mục tiêu tổng quát 43

    3.2.1.2.Mục tiêu đối với giai đoạn từ năm 2011 đến 2020 44

    3.2.1.3. Định hướng trong thời gian tới 45

    3.2.2. Các giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian tới 45

    3.3. Giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng dòng vốn FDI ở Việt Nam 49

    3.3.1 Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các dự án triển khai hoạt động mở rộng tăng cường công suất hiện có 49

    3.3.2.Xử lý linh hoạt hơn nữa hình thức đầu tư 50

    3.3.3 Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực 51

    3.3.4.Nhóm giải pháp về giải phóng mặt bằng 52

    3.3.5. Giải pháp về ngoại hối và hỗ trợ vốn 53

    Kết Luận 54

    Danh mục tài liệu tham khảo 55




    Lời Mở Đầu

    1. Sự cần thiết của đề tài

    Trong sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước, xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò hết sức quan trọng. Trong những năm qua hoạt động kinh tế này đã đóng góp không nhỏ vào những thành tựu chung của sự phát triển kinh tế xã hội đất nước.

    Đầu tư nước ngoài như một mốc quan trọng đánh dấu quá trình mở cửa trong chính sách đổi mới được khởi sướng từ năm 1986 với nội dung cốt lõi là chuyển từ nền kinh tế đơn ngành sang đa phần, từ cơ chế quản lý tập chung quan liêu sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ nền kinh tế kín sang nền kinh tế mở, chủ động hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Vốn FDI chiếm tỉ trọng ngày càng tăng trong GDP. Từ năm 1991 – 2000, GDP tăng liên tục qua các năm với tốc độ tăng bình quân mỗi năm 7,56%. Mức đóng góp trung bình 6,3% của GDP trong giai đoạn 1991 – 1995, khu vực doanh nghiệp có vốn FDI đã tăng lên 10,3% GDP của 5 năm (1996 – 2000). Trong thời kỳ 2001 – 2005 tỷ trọng đạt trung bình là 14,6 %. Trong 2 năm 2006 và 2007 khu vực kinh tế có vốn FDI đóng góp trên 17% GDP. Khu vực FDI luôn dẫn đầu về tốc độ tăng giá trị gia tăng so với các khu vực kinh tế khác và là khu vực phát triển năng động nhất . Năm 2008 và năm 2009 tốc độ gia tăng GDP tương ứng là 6,23% và 5,32%. Thông qua mạng lưới tiêu thụ của các tập đoàn xuyên quốc gia, nhiều sản phẩm sản xuất tại Việt Nam đã tiếp cận được với các thị trường tiềm năng trên thế giới. Xuất khẩu của khu vực FDI (kể cả dầu khí) năm 2009 nếu không tính dầu thô xuất khẩu 23,6 tỷ USD, chiếm 41,7 % tổng xuất khẩu và bằng 98 % so với năm 2008. Nhập khẩu của khu vực FDI năm 2009 đạt 24,8 tỷ USD, bằng 89,2 % so với năm 2008 và chiếm 36,1% tổng nhập khẩu cả nước. Trong năm 2009, khu vực FDI xuất siêu 5,03 tỷ USD. Xuất khẩu của khu vực FDI 6 tháng năm 2010 đạt 7,2 tỷ USD, tăng 26,2% so với cùng kỳ. Các mặt hàng xuất khẩu khác của khu vực FDI (không kể dầu thô) ước đạt 14,6 tỷ USD, tăng 39,5% so với cùng kỳ. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI gia tăng mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2010 do nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi. Nhập khẩu của khu vực FDI ước đạt 16 tỷ USD, tăng 48,9% so với cùng kỳ. Trung bình hàng năm có khoảng 170 – 200 doanh nghiệp ĐTNN mới đi vào hoạt động ( tăng bình quân là 22,7%/năm) , tạo việc làm thêm cho khoảng 100 – 150 nghìn người ( tăng bình quân 30,2%). Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn FDI cũng tăng lên qua từng giai đoạn, từ 21 vạn người vào cuối năm 1995 đã tăng lên 37,9 vạn người vào cuối năm 2000, tăng 80% so với 5 năm trước. Đến cuối năm 2005 đã tăng gấp 2,5 lần so với 2 năm trước thể hiện số lượng các doanh nghiệp đi vào triển khai dự án tăng lên. Năm 2008, khu vực có vốn FDI đã tạo ra trên 200 nghìn việc làm mới, nâng tổng số lao động làm việc trong các dự án FDI lên 1,467 triệu người.

    Sau khi Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2006 tạo ra những điều kiện thuận lợi hơn trong thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng. Theo cục đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT,trong năm 2007 nước ta thu hút được 20,3 tỷ USD mức cao nhất trong các năm trước đó. Số vốn đăng ký năm 2008 ước đạt trên 74,5 tỷ USD, tăng hơn 200% so với năm 2007, vốn giải ngân đạt 11,5 tỷ USD, tăng 4,32% so với năm 2007. Trong năm 2009 ,vốn đăng ký vào Việt Nam ước đạt 21,48 tỷ USD, vốn giải ngân 10 tỷ USD, bằng 87% so với năm 2008.

    Những thành tựu phát triển nền kinh tế trong giai đoạn qua đã khẳng định vai trò hoạt động đầu tư trựu tiếp nước ngoài, cùng với quá trình hội nhập ngày càng xâu vào nền kinh tế quốc tế, hoạt động thu hút và sử dụng vốn FDI đóng góp vào quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả đầu tư theo các ngành và vùng lãnh thổ Đồng thời , hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam là cầu nối gắn kết nền kinh tế trong nước với khu vực và quốc tế. Tạo điều kiện cho quá trình đổi mới, cải cách cơ chế kinh tế diễn ra hiệu quả và mạnh mẽ hơn.Tuy nhiên Quá trình triển khai thu hút FDI đã bộc lộ những hạn chế về định hướng, chính sách, cơ chế và giải pháp thực hiện.

    Xuất phát từ ý tưởng nêu trên, việc nghiên cứu về đề tài “Thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn 1988 - 2010” là một vấn đề cần thiết, và có ý nghĩa khoa học về mặt thực tiễn.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Với đề tài trên, tác giả đã có những đóng góp như sau:

    - Tổng kết tình hình thu hút và sử dụng FDI trong những năm qua để Đánh giá thành công và những hạn chế trong hoạt động thu hút và sử dụng FDI.

    - Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới nền kinh tế Việt nam.

    - Trên có sở mục tiêu phát triển của thời kỳ mới, xác định rõ mục tiêu, định hướng thút và đề ra một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI sau khi gia nhập WTO.

    3. Kết cấu của đề tài

    Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.

    Chương II: Thực trạng thu hút và sử dụng vốn FDI ở Việt Nam

    Chương III: Giải pháp chủ yếu nhằm thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...