Thạc Sĩ Thu hút và sử dụng ODA ở Việt Nam giai đoạn 2010-2015

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . i
    DANH MỤC CÁC BẢNG ii
    DANH MỤC CÁC HÌNH ii
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
    2. Tình hình nghiên cứu . 2
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu . 5
    3.1. Mục đích nghiên cứu . 5
    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu . 6
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 6
    5. Phương pháp nghiên cứu . 6
    6. Kết cấu đề tài 6
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN HỖ
    TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) . 8
    1.1. Cơ sở lý luận về ODA 8
    1.1.1. Nguồn gốc 8
    1.1.2. Khái niệm . 8
    1.1.3. Các hình thức . 9
    1.1.4. Phân loại 10
    1.1.5 Đặc điểm của ODA . 13
    1.1.6. Vai trò của ODA . 16
    1.2. Cơ sở lý luận về thu hút, quản lý và sử dụng ODA . 19
    1.2.1. Nguyên tắc thu hút, quản lý và sử dụng ODA . 19
    1.2.2. Quy trình về thu hút, quản lý và sử dụng ODA . 20
    1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút và sử dụng ODA 24
    1.3. Bài học kinh nghiệm của các nước trong việc thu hút và sử dụng ODA
    . 26
    1.3.1. Kinh nghiệm của các nước . 26
    1.3.2. Bài học rút ra từ kinh nghiệm thu hút và sử dụng ODA của các nước cho
    Việt Nam 31
    Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG
    NGUỒN VỐN ODA CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 . 32
    2.1. Tình hình cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA 32
    2.1.1.Về cam kết, ký kết hiệp định . 32
    2.1.2. Về giải ngân vốn ODA 35
    2.2. Tác động của ODA đối với Việt Nam . 37
    2.2.1. Tác động tích cực . 37
    2.2.2. Tác động tiêu cực . 44
    2.3. Đánh giá kết quả thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam 46
    2.3.1. Những mặt đạt được . 46
    2.3.2. Những hạn chế . 48
    2.3.3. Nguyên nhân . 49
    2.3.4. Những bài học kinh nghiệm 50
    Chương 3. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT VÀ TĂNG CƯỜNG
    SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA . 52
    3.1. Nhóm giải pháp về chính sách và thể chế . 52
    3.1.1. Nâng cao nhận thức và hiểu biết về bản chất của ODA 52
    3.1.2. Công tác vận động tài trợ ODA phải theo đúng chiến lược thu hút và sử
    dụng ODA 52
    3.1.3. Hoàn thiện các khuôn khổ điều phối ODA 53
    3.1.4. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá các dự án ODA . 54
    3.1.5. Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý 55
    3.2. Nhóm giải pháp thực hiện ODA . 55
    3.2.1. Đẩy mạnh tốc độ giải ngân 55
    3.2.2. Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án ODA 59
    3.2.3. Xây dựng hệ thống thông tin hữu hiệu về ODA . 60
    3.2.4. Tăng cường công tác đào tạo và điều phối bố trí cán bộ trong quản lý và
    sử dụng ODA 61
    3.2.5. Tăng cường quan hệ đối tác và nâng cao hiệu quả viện trợ 62
    3.2.6. Tìm kiếm các nguồn vốn đối ứng trong các dự án ODA 62
    KẾT LUẬN . 63
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
    PHỤ LỤC




    i
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
    STT Tên đầy đủ Tên viết tắt
    1. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA
    2. Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển OECD
    3. Ủy ban Hỗ trợ hợp tác và phát triển DAC
    4. Hội đồng tương trợ kinh tế SEV, CMEA
    5. Tổ chức phi chính phủ NGOs
    6. Quỹ phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP
    7. Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc UNICEF
    8. Liên minh Châu Âu EU
    9. Ngân hàng thế giới WB
    10. Ngân hàng Phát triển Châu Á ADB
    11. Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF
    12. Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật bản JBIC
    13. Tổng sản phẩm quốc nội GDP
    14. Bộ tài chính MOF
    15. Ủy ban cải cách và phát triển Quốc gia NDRC
    16. Bộ Kế hoạch và Đầu tư KH&ĐT
    17. Ban quản lý dự án BQLDA
    18. Đang phát triển ĐPT
    ii
    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 2.1. Tình hình cam kết, ký kết, giải ngân ODA giai đoạn 1993 -2012 . 33
    Bảng 2.2. Tình hình ký kết các hiệp định ODA tính đến tháng 11/2014 . 35
    Bảng 2.3. Điều kiện vay vốn của một số nhà tài trợ chủ yếu 44




    DANH MỤC CÁC HÌNH
    Hình 2.1. Cam kết của các nhà tài trợ từ năm 2010 – 2012 32
    Hình 2.2. Cơ cấu ODA ký kết theo ngành, lĩnh vực năm 2014 . 34
    Hình 2.3. Cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA thời kỳ 2010 - 2014 36


    1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, vốn đầu tư cho phát triển là một
    trong những yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của mỗi quốc gia.
    Đối với Việt Nam, một quốc gia có nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề bởi
    chiến tranh, các nguồn lực trong nước hạn chế, tích lũy chưa cao, việc thu hút
    các nguồn vốn đầu tư để thực hiện quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa trở
    thành chiến lược quan trọng của nền kinh tế. Bên cạnh các nguồn vốn đầu tư
    trực tiếp trong, ngoài nước thì vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của các tổ
    chức quốc tế, các nước phát triển là một kênh cấp vốn quan trọng cho sự nghiệp
    phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.
    Việt Nam chính thức được nhận nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
    của của rất nhiều nhà tài trợ song phương, đa phương, các tổ chức phi chính
    phủ, các quốc gia từ năm 1993. Sau hơn 20 năm thực hiện ODA đã phần nào
    đáp ứng được nhu cầu bức thiết về vốn trong công cuộc Công nghiệp hóa – hiện
    đại hóa đất nước, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững và
    xóa đói giảm nghèo. Việt Nam luôn được các nhà tài trợ đánh giá là điểm sáng
    trong thu hút, sử dụng ODA và nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng
    các nhà tài trợ trên thế giới.
    Tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế
    toàn cầu, sự đóng góp của các nhà tài trợ có sự giảm sút so với thời gian trước.
    Việc quản lý và sử dụng ODA phát sinh nhiều bất cập như thời gian giải ngân
    chậm, lãng phí, sử dụng sai mục đích, tham nhũng gây mất lòng tin đối với nhà
    tài trợ. Bên cạnh đó, năm 2010, Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình
    vì vậy một số nhà tài trợ sẽ cắt giảm nguồn tài trợ này hoặc cắt giảm các điều
    kiện ưu tiên đối với Việt Nam. Ngoài ra, việc sử dụng ODA nhiều ưu đãi luôn
    có các điều kiện ràng buộc đi kèm, đó là sự chi phối về kinh tế, chính trị và xã
    hội. Câu hỏi đặt ra là: “Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của Việt
    Nam thời gian qua như thế nào? Việt Nam sẽ làm gì để tiếp tục có được nguồn
    vốn này trong thời gian tới?” 2
    Xuất phát từ yêu cầu trên, đề tài “Thu hút và sử dụng ODA ở Việt Nam
    giai đoạn 2010 -2015. Thực trạng và giải pháp” được lựa chọn nghiên cứu làm
    luận văn tốt nghiệp.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Hiện nay có rất nhiều đề tài nghiên cứu, bài tham luận, bài viết trên các
    tạp chí về nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Các nghiên cứu tập
    trung nêu lên các vấn đề về tình hình của thu hút và quản lý sử dụng ODA, các
    giải pháp để nâng cao hiệu quả của ODA. Cụ thế:
    Tác giả Lê Đăng Doanh (2014) đã nêu lê sự cần thiết phải thay đổi nhận
    thức về ODA trong bài nghiên cứu “Đổi mới nhận thức về ODA”. Theo nhà
    nghiên cứu “Vốn ODA chủ yếu là vốn tín dụng, hoàn toàn không phải là viện trợ
    không hoàn lại” hay “tiền chùa” như vẫn bị cố ý hiểu lầm trong một bộ phận
    không nhỏ cán bộ và dân chúng. Sau khi Việt Nam gia nhập nhóm thấp nhất
    trong những nước có thu nhập trung bình thì điều kiện ưu đãi giảm đi, điều kiện
    vay và trả nợ cũng khắc nghiệt hơn. Những hệ lụy này của ODA còn chưa được
    làm rõ trong công luận, trong khi căn bệnh “nghiện ODA” gắn liền với lợi ích
    nhóm, tư duy nhiệm kỳ thành tích chủ nghĩa đã và đang khiến số công trình sử
    dụng vốn ODA xuất hiện quá nhiều và liên tục nối nhau dẫn tới tình trạng giải
    phóng mặt bằng không triển khai kịp, vốn đối ứng không có đủ, khiến các công
    trình chậm hoàn thành, kém hiệu quả.
    Tác giả Hoàng Xuân Trung đã chỉ ra kinh nghiệm thu hút và quản lý
    ODA của EU tại các nước Châu Á trong bài viết “Kinh nghiệm thu hút sử dụng
    vốn ODA EU tại các nước Châu Á” đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu Châu Âu số
    6 (93) năm 2008. Trong quản lý ODA, Trung Quốc đặc biệt đề cao vai trò quản
    lý và giám sát của Bộ Tài Chính và Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia dựa
    trên nguyên tắc “ai hưởng lợi, người đó trả nợ”. Các quốc gia Châu Á khác như
    Thái Lan, Myanmar, Philipines . sử dụng ODA dựa trên quan điểm tận dụng
    nguồn vốn huy động từ bên ngoài phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, đảm bảo
    phát triển bền vững mà không gây tác động xấu tới an ninh tài chính quốc gia. 3
    Các quốc gia này đã đạt được những thành công nhất định trong việc sử dụng
    nguồn vốn ODA.
    Bên cạnh việc nghiên cứu các cách thức giải pháp sử dụng ODA hiệu quả,
    các nhà khoa học còn chỉ rõ bản chất của ODA giúp cho các nước nhận viện trợ
    hiểu rõ được bên cạnh những lợi ích kinh tế trước mắt còn là những ràng buộc về
    chính trị, kinh tế, phát triển bền vững . Mới đây, tờ The Economist đã có một
    bài viết dẫn chứng một số kết quả đánh giá tích cực về dòng vốn viện trợ. Theo
    đó, nghiên cứu gần đây của hai nhóm nhà kinh tế Sebastian Galiani và Ben Zou
    (Đại học Maryland) và Stephen Knack và Colin Xu (Ngân hàng thế giới) sau khi
    nghiên cứu dữ liệu của 35 quốc gia đã ước tính rằng cứ mỗi 1% thu nhập của
    một quốc gia có được từ vốn viện trợ, tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm sẽ
    tăng thêm khoảng 1/3 điểm phần trăm trong ngắn hạn. Trước đó, vào năm 2011,
    nhà kinh tế Markus Brückner thuộc Đại học Adelaide (Úc), ước tính rằng 1%
    mức tăng trong vốn viện trợ sẽ nâng tăng trưởng thu nhập bình quân theo đầu
    người cũng bằng một con số dương nhưng nhỏ hơn kết quả trên: 0,1 điểm phần
    trăm.
    Giáo sư Sumi Kazuo, Giáo sư Đại học Yokohama đã nêu rõ vấn đề này
    trong cuốn “Sự thật viện trợ ODA”. Theo Giáo sư Sumi Kazuo, nhà tài trợ tạo ra
    và duy trì một “nhu cầu viện trợ giả tạo”, hướng đến “lợi nhuận cho doanh
    nghiệp Nhật Bản” và “đưa ô nhiễm của Nhật Bản ra nước ngoài”. Hội Điều tra
    Nghiên cứu về ODA của Nhật Bản đã đưa ra nhiều phân tích trong cuốn “ODA
    – vì cuộc sống của người Nhật Bản”. Cuốn sách đã “vạch trần” bản chất ODA
    của Nhật, giúp chúng ta hiểu rằng đằng sau những lời lẽ ngoại giao mỹ miều là
    một vũ khí kinh tế đặc biệt mà như các tác giả khẳng định ở mục cuối của cuốn
    sách: “Ngày xưa chúng ta dùng chiến tranh, ngày nay chúng ta dùng ODA”. Đã
    có một số nghiên cứu khác chứng minh tác đông tiêu cực của ODA đó là nghiên
    cứu của chuyên gia kinh tế Simeon Djankov (Bulgaria) cho rằng các dòng viện
    trợ này tương tự như nguồn tài nguyên trời cho và làm giảm chất lượng của thể
    chế nội địa thông qua việc khuyến khích hành vi trục lợi. Thậm chí, một nhà 4
    kinh tế khác người Zambia, bà Dambisa Moyo, sau khi chứng kiến bi kịch của
    các quốc gia châu Phi khi nhận vốn ODA đã xuất bản một cuốn sách mang tên
    “Dead Aid” (tạm dịch: Sự viện trợ chết chóc). Trong đó, cho rằng viện trợ chỉ
    khiến các nước nghèo càng nghèo hơn và tăng trưởng chậm hơn vì nó khuyến
    khích hành vi tham nhũng, giảm tiết kiệm và đầu tư, gây lạm phát, giảm xuất
    khẩu (vì làm tăng giá trị đồng nội tệ) và thậm chí còn dẫn đến nội chiến.
    Một phân tích của hai nhà kinh tế Chris Doucouliagos (Đại học Deakin)
    và Martin Paldam (Đại học Aarhus) cho thấy hiệu quả ước tính trung bình của
    vốn viện trợ đối với tăng trưởng là dương, nhưng quá nhỏ để có thể xem là mang
    lại một điều gì đó thực sự có ý nghĩa đáng kể. Thậm chí, có ý kiến cho rằng, các
    chính sách thương mại hay cho phép nhập cư tự do hơn còn mang lại kết quả
    tích cực hơn nhiều so với vốn viện trợ.
    Ở một khía cạnh khác, các kết quả nghiên cứu về vốn ODA cũng có khả
    năng thay đổi khi nguồn dữ liệu được mở rộng hơn. Chẳng hạn, vào năm 2000,
    một nghiên cứu có nhiều ảnh hưởng để thúc đẩy dòng vốn viện trợ này là nghiên
    cứu của hai nhà kinh tế Burnside và Dollar (Ngân hàng Thế giới). Nghiên cứu
    này đưa ra kết luận rằng viện trợ chỉ hiệu quả khi nước nhận áp dụng chính sách
    tốt.
    Chính sách tốt ở đây là chính sách về thặng dự ngân sách, tỉ lệ lạm phát và
    độ mở thương mại. Nếu điều kiện này được thỏa mãn, viện trợ sẽ có quan hệ tích
    cực và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
    Không chỉ dừng ở việc nghiên cứu ODA nói chúng, các nhà nghiên cứu
    còn đi sâu phân tích ODA trong nhiều lĩnh vực. Nhóm nghiên cứu DFID Bộ
    Phát triển Quốc tế Anh, (2004) đã tiến hành Báo cáo về ODA cho nông nghiệp,
    nông thôn. Theo nhóm nghiên cứu các dự án trong lĩnh vực này chưa hiệu quả
    thậm chí là không thành công do cơ chế quản lý, điều phối yếu kém. Báo cáo
    nhận định trong thời gian tới các nhà tài trợ sẽ chỉ quan tâm đến tính bền vững,
    chất lượng và năng suất của các dự án nông nghiệp. 5
    - “Thu hút và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức : Trường hợp
    ngành đường sắt Việt Nam ” của Bùi Thanh Hương – Trường Đại học Kinh Tế -
    Đại Học Quốc Gia Hà Nội (2008), luận văn đã tổng hợp và phân tích chính sách
    thu hút ODA ở Việt Nam nói chung và ngành đường sắt nói riêng, làm rõ thực
    trạng việc thu hút, quản lý và sử dụng ODA trong ngành đường sắt Việt Nam
    trong thời gian từ năm 1995 – 2008, trên cơ sở đó tác giả đưa ra được những giải
    pháp khả thi để thu hút và sử dụng có hiệu quả hơn nữa vốn ODA trong ngành
    đường sắt Việt Nam trong giai đoạn sau khi Việt Nam ra nhập WTO.
    - “ODA của ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) trong ngành Lâm
    Nghiệp (nghiên cứu trường hợp 4 tỉnh Thanh Hóa, Quảng Trị, Gia Lai, Phú Yên
    giai đoạn 2001 -2005 ” của Nguyễn Ngọc Hải – Trường Đại học kinh tế - Đại
    Học Quốc Gia Hà Nội (2008), luận văn đã nêu bật những thành công và hạn chế
    trong sử dụng ODA của ADB tại dự án vay đầu tiên của ngành Lâm Nghiệp,
    trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm khắc phục các
    mặt hạn chế và rút kinh nghiệm cho các dự án vốn vay ODA từ ADB trong Lâm
    nghiệp sau này.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở tập trung phân tích, đánh giá thực trạng thu hút và sử dụng
    nguồn vốn ODA ở Việt Nam từ năm 2010-2015. Chỉ ra những thành công, hạn
    chế và nguyên nhân của những hạn chế trong thu hút và sử dụng ODA. Luận văn
    đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút, sử dụng vốn ODA từ
    các nhà tài trợ.
    Từ mục đích nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: Việt Nam đã
    thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong giai đoạn 2010 -2015 như thế nào?
    Thực trạng thu hút, sử dụng vốn ODA ở Việt Nam thời gian qua diễn ra như thế
    nào, đạt được những kết quả và có những hạn chế gì, nguyên nhân tồn tại hạn
    chế đó là gì? Việt Nam phải làm gì để tăng cường thu hút sử, dụng nguồn vốn
    này trong thời gian tới. 6
    Việt Nam cần phải làm gì để thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA có hiệu
    quả nhằm phát triển kinh tế xã hội theo đúng mục tiêu của Đảng và Nhà nước đã
    đề ra?
    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận, thực tiễn về ODA và ý nghĩa của nguồn
    vốn này đối với việc phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng việc thu hút và sử dụng vốn ODA của Việt
    Nam giai đoạn 2010-2015, từ đó nêu lên những thành tựu và những tồn tại và
    một số nguyên nhân.
    - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút và sử dụng
    nguồn vốn ODA trong thời gian tới.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    - Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu là Hoạt động thu hút, sử dụng nguồn vốn
    ODA của Việt Nam.
    - Phạm vi: Nghiên cứu hoạt động thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt
    Nam trong giai đoạn từ năm 2010 tới năm 2015.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn gồm có phương pháp
    phân tích tổng hợp, hệ thống hóa phương pháp so sánh, thống kê .
    Nguồn số liệu được sử dụng kế thừa từ các báo cáo số liệu của Bộ Kế
    hoạch và Đầu tư, các báo cáo hàng năm của JICA, các Tạp chí thương mại, Niên
    giám thống kê, các nghiên cứu, báo kinh tế Việt Nam và thông tin từ mạng
    Internet.
    6. Kết cấu đề tài
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo đề
    tài gồm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở khoa học về Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Chương 2: Thực trạng hoạt động thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của Việt
    Nam giai đoạn 2010 -2015
    Chương 3: Những giải pháp chủ yếu nhằm thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA
     
Đang tải...