Thạc Sĩ Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào phát triển nông nghiệp, nông thô

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/7/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Phí Lan Dương, 15/7/14
    Last edited by a moderator: 1/8/14
    Đề tài luận án: Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam: nghiên cứu tại vùng Duyên hải Miền Trung.
    tại Việt Nam từ năm 1993, nhưng thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này vẫn luôn là vấn đề có tính thời sự. Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu khoa học, các bài báo liên quan đến thu hút và sử dụng ODA vào nông nghiệp và phát triển nông thôn,
    Nghiên cứu đã làm rõ cơ sở lý luận của nguồn vốn ODA đối với nông nghiệp và phát triển nông thôn, cụ thể : (i) Đánh giá tác động của ODA; (ii) xác định quy trình thu hút và sử dụng ODA ; (iii) Tiêu chí đánh giá thu hút và sử dụng ODA và (iv) các nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến thu hút và sử dụng ODA. Qua đó khẳng định, ODA tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp và phát triển nông thôn trong thời kỳ mới.
    Luận án đã phân tích thực trạng thu hút và sử dụng ODA tại vùng Duyên hải Miền Trung, đã rút ra những kết quả và những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này, cụ thể là:
    (1) Chưa có một định hướng tổng thể về thu hút và sử dụng ODA vào phát triển nông nghiệp, nông thôn. Do vậy, dẫn đến (i) vốn ODA vào 5 lĩnh vực (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn) qua các năm thiếu ổn định, không theo một định hướng xác định mà biến đổi rất thất thường; và (ii) chưa chú trọng đầy đủ đến yếu tố vùng trong đầu tư ODA. Để khắc phục, Bộ Nông nghiệp và PTNT và các tỉnh trong Vùng sớm đề xuất Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể về thu hút và sử dụng ODA cho giai đoạn 2013-2020.
    (2) Thực trạng thành lập Ban quản lý dự án ODA không chuyên và sử dụng các cán bộ kiêm nhiệm, do vậy dẫn đến hậu quả là Chậm tiến độ dự án lãnh phí chi phí quản lý. Nghiên cứu đề xuất thành lập Ban quản lý dự án chuyên nghiệp và tăng cường đào tạo cán bộ có chuyên môn quản lý dự án.
    (3) Bố trí vốn đối ứng không kịp thời làm ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ giải ngân và thực hiện dự án, giảm uy tín trong thu hút ODA đối với các nhà tài trợ. Để khắc phục, Nhà nước cần thành lập quỹ vốn đối ứng để bố trí đầy đủ và kịp thời vốn cho các dự án ODA.
    (4) Khung thể chế về quản lý và sử dụng ODA của Chính phủ Việt Nam chưa hài hòa với các quy định quản lý nguồn vốn ODA của các nhà tài trợ, dẫn đến giảm cam kết tài trợ của các Nhà tài trợ và ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. Vì vậy, cần phải hoàn thiện khung văn bản pháp lý liên quan đến ODA và tổ chức các hội nghị thường niên với các Nhà tài trợ.
    Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
    Luận án cho rằng, để thu hút và sử dụng ODA vào nông nghiệp và phát triển nông thôn có hiệu quả trong thời kỳ tới, đòi hỏi Nhà nước, cộng đồng các Nhà tài trợ và đối tượng thụ hưởng ODA cần phải có những thay đổi, cụ thể: (1) Nhà nước và địa phương cần sớm phê duyệt đề án thu hút và sử dụng ODA cho nông nghiệp và PNNT đến năm 2020; (2) Cần áp dụng mô hình Ban quản lý ODA chuyên nghiệp; (3) Thành lập Quỹ vốn đối ứng trực thuộc Bộ Tài chính để chủ động bố trí và cung cấp đủ vốn và kịp thời cho các dự án ODA; (4) Hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan đến ODA, tiến tới hài hòa hóa thủ tục đối với các Nhà tài trợ và (5) Nhận thức đúng bản chất của ODA là nguồn vốn “cho vay” không phải “cho không” và đề ra các biện pháp phòng chống tham nhũng có hiệu quả.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...