Luận Văn Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ chính thức trong phát triển Nông nghiệp Việt Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế Quốc Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 25/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    Lời nói đầu 1


    Chương 1: Tổng quan về ODA

    1.1 Khái niệm chung về ODA 6
    1.1.1 Định nghĩa 6
    1.1.2 Mục tiêu 7
    1.1.3 Phân loại ODA 8
    1.1.4 Phương thức cung cấp 8
    1.1.5 Các tổ chức tài trợ 10
    1.1.6 Quản lý nhà nước về ODA 11

    1.2 Vai trò của ODA 15
    1.2.1 Vai trò của ODA đối với nền kinh tế nói chung 15
    1.2.1.1 Các nguồn vốn đầu tư phát triển 15
    1.2.1.2 ODA nguồn vốn quan trọng cho phát triển kinh tế 18
    1.2.2 Vai trò của ODA đối với ngành nông nghiệp 19
    1.2.2.1 Vị trí, đặc điểm của nghành nông nghiệp trong nền kinh tế 19
    1.2.2.2 Nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp 20
    1.2.2.3 Vai trò của nguồn vốn ODA trong phát triển nông nghiệp 21

    Chương 2: Thực trạng thu hút và sử dụng ODA trong nông nghiệp

    2.1 Qui trình thu hút, quản lý và sử dụng ODA 23
    2.1.1 Vận động, đàm phán ký kết điều ước quốc tế khung về ODA 23
    2.1.2 Chuẩn bị thẩm định, phê duyệt nói chung ODA 23
    2.1.3 Đàm phán, ký kết điều ước cụ thể về ODA 25
    2.1.4 Quản lý thực hiện chương trình ODA 25
    2.1.5 Theo dõi, đánh giá dự án 26

    2.2 Tổng quan chung về thu hút và sử dụng ODA 26
    2.2.1 Thực trạng cam kết và dải ngân nguồn vốn ODA 26
    2.2.2 Nguồn vốn ODA cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn được giải ngân 29
    2.2.3 Phân bổ ODA theo lĩnh vực 30

    2.3 Tình hình thu hút và sử dụng ODA trong nông nghiệp kể từ năm 1991 đến nay 30
    2.3.1 Tổng hợp ODA theo tình trạng dự án 30
    2.3.2 Tổng hợp ODA theo lĩnh vực 35
    2.3.3 Tổng hợp ODA theo nhà tài trợ 39

    2.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA trong nông nghiệp 43

    2.4.1 Tiêu thức đánh giá hiệu quả 43
    2.4.2 Hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA 46
    2.4.2.1 Những thành quả đạt được 46
    2.4.2.2 Tồn tại cần khắc phục và bài học kinh nghiệm 49

    Chương 3: Định hướng và giải pháp thu hút, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA

    3.1 Định hướng thu hút và sử dụng ODA trong nông nghiệp 57

    3.1.1 Mục tiêu phát triển của ngành giai đoạn 2001-2010 57
    3.1.2 Chiến lược thu hút ODA trong phát triển nông nghiệp 59

    3.2 Giải pháp thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA 62

    3.2.1 Những giải pháp chung 62
    3.2.1.1 Hoàn thiện khung điều phối về ODA 62
    3.2.1.2 Hài hoà thủ tục một cách làm để nâng cao hiệu quả sử dụng ODA 64
    3.2.1.3 Thiết lập các diễn đàn cho đối thoại, chia sẻ thông tin và điều phối 66
    3.2.1.4 Nâng cao năng lực quản lý nguồn vốn ODA 67
    3.2.1.5 Tiếp tục triển khai phương thức “Quốc gia điều hành” 68

    3.2.2 Đối với các chương trình, dự án ODA trong nông nghiệp 70
    `3.2.2.1 xây dựng chiến lược dài hạn thu hút và sử dụng nguồn vốnODA 70
    3.2.2.2 Giải pháp về tổ chức cán bộ 72
    3.2.2.3 Thiết lập mối quan hệ với các nhà tài trợ quốc tế thông qua hoạt động của nhóm hỗ trợ quốc tế ISG 72
    3.2.2.4 Chuyển mạnh từ phương thức tiếp cận theo dự án hiện nay sang phương thức tiếp cận mới theo chương trình 76

    Kết luận 78

    Danh mục tài liệu tham khảo
    Danh mục biểu đồ
    Danh mục các từ viết tắt




    Lời nói đầu
    nông nghiệp chiếm một vị thế hết sức quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam nhằm phát huy những tiềm năng nông nghiệp dồi dào phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra với toàn nền kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng là nguồn vốn cho đầu tư, phát triển còn hết sức hạn chế. Trong khi đó, quá trình hiện đại hoá ngành nông nghiệp đòi hỏi một lượng kinh phí không hề nhỏ và diễn ra trong một khoảng thời gian lâu dài.
    Cùng với quá trình hội nhập quốc tế, Chính phủ Việt Nam đã bước đầu tận dụng được những nguồn lực từ bên ngoài để phục vụ cho quá trình phát triển đất nước trong đó có nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức ODA.
    Nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức ODA đã bước đầu được sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp kể từ năm 1991, được duy trì từ đó đến nay mới số lượng vốn tài trợ ngày càng lớn và số lượng các nhà tài trợ ngày càng đông đảo. Cho đến nay nguồn vốn này đã phát huy được vai trò tích cực của mình thông qua việc hỗ trợ thường xuyên cho công cuộc phát triển nông nghiệp và Nông thôn.
    Nhận thức được điều này, trong thời gian tới đây ngành nông nghiệp cần tiếp tục đẩy mạnh công tác “Thu hút và sử dụng ODA” để có thể phát huy và tận dụng tối đa nguồn vốn này. Việc phân tích, đánh giá thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong phát triển nông nghiệp là một việc hết sức cần thiết, để có một cái nhìn tổng quát về ODA trong nông nghiệp thời gian qua, tìm ra được những thành công, hạn chế trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn này, rút ra được những bài học kinh nghiệm và đề ra các giải pháp, phương hướng nhằm tận dụng ODA có hiệu quả hơn.
    Đề tài: “Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ chính thức trong phát triển nông nghiệp Việt Nam” lựa chọn cho khoá luận này cũng hướng tới những mục tiêu trên đây thông qua việc tập chung nghiên cứu thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong nông nghiệp từ năm 1991 đến nay trong khuôn khổ những dự án thuộc phạm vi quản lý của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đó bước đầu đề suất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong phát triển Nông nghiệp.
    Bố cục của khoá luận gồm ba phần chính sau:

    Chương I: Tổng quan về ODA
    Nhằm đưa ra những khái niệm chung nhất về ODA, những kiến thức cơ bản về nguồn vốn ODA ở Việt Nam cũng như vai trò của ODA với nền kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng.
    Chương II: Thực trạng thu hút và sử dụng ODA trong nông nghiệp
    Tập trung vào phân tích, đánh giá tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong nông nghiệp kể từ năm 1991 đến nay. Những thành công đạt được, những khó khăn phải đối mặt trong quá trình thực hiện các chương trình dự án. Phân tích được nguyên nhân của thất bại, hạn chế, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho các dự án sau này.
    Chương III: Định hướng và giải pháp thu hút có hiệu quả ODA
    Dựa trên những phân tích ở chương II, chương III của khoá luận tổng hợp và đưa ra một số đề suất nhằm thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong thời gian tới có hiệu quả hơn.

    Do thời gian nghiên cứu có hạn, kiến thức và phương pháp luận còn nhiều hạn chế. Trong khoá luận không thể tránh khỏi những sai xót, rất mong thầy cô và bạn đọc thông cảm và đóng góp ý kiến phê bình.
    Nhân đây, cho phép tôi được chuyển lời cảm ơn sâu sắc đến khoa kinh tế Ngoại Thương, trường ĐH ngoại thương Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phòng ISG trực thuộc Vụ hợp tác quốc tế-Bộ nông nghiệp và phát triển Nông thôn, thư viện của WB, thư viện UNDP đã hỗ trợ và cung cấp tài liệu giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin gửu lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Vũ Chí Lộc, giảng viên khoa Kinh tế Ngoại Thương, trường ĐH Ngoại Thương, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện khoá luận này.
     

    Các file đính kèm:

    • B15.doc
      Kích thước:
      359.5 KB
      Xem:
      0
Đang tải...