Luận Văn Thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) - Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài

    Trong quá trình hội nhập và phát triển, vốn đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại cho nền kinh tế của cả một quốc gia. Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra mục tiêu đối với Việt Nam đó là thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Nhìn lại chặng đường 24 năm qua thì chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng tự hào: với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 7%; đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, tỷ lệ người nghèo giảm từ 75% năm 1986 xuống còn 13,5% năm 2008; tình hình chính trị ổn định, an ninh quốc phòng được đảm bảo, hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện đánh dấu bằng việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), được bầu là Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Việt Nam là thành viên tích cực của ASEAN, APEC và các tổ chức quốc tế khác. Để đạt được những thành công đó bên cạnh sự khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong nước thì sự hỗ trợ từ bên ngoài cũng đóng vai trò rất quan trọng trong đó có viện trợ phát triển chính thức (ODA) của các quốc gia và các tổ chức quốc tế luôn đóng vai trò chủ đạo, tỷ lệ ODA/GDP bình quân hàng năm khoảng 2,3%. Nguồn vốn ODA đã trở thành một trong những nguồn vốn quan trọng đối với nước ta. Nguồn vốn đã đáp ứng được phần nào nhu cầu cấp bách về vốn trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. ODA đã giúp chúng ta tiếp thu và tiếp cận được với những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, phát triển nguồn nhân lực, điều chỉnh cơ cấu kinh tế và hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội tương đối hiện đại.
    ODA không chỉ đơn thuần là một khoản cho vay mà đi kèm với nó là những điều khoản ràng buộc về kinh tế, chính trị. Bởi vậy, việc quản lý và sử dụng ODA sao cho có hiệu quả, phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển đất nước, tránh tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào nước ngoài thông qua các khoản viện trợ đó là một yêu cầu tất yếu.
    Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 chúng ta cần phải huy động và sử dụng hiệu quả hơn nữa các nguồn lực để phát triển đất nước, trong đó ODA đóng một vai trò quan trọng. Do đó, một số câu hỏi được đặt ra là liệu chúng ta có thể huy động được nhiều hơn nguồn vốn ODA không? Nguồn vốn này có được sử dụng hiệu quả, có thực sự đảm bảo được phát triển kinh tế và nâng cao được đời sống của nhân dân hay không? Và giải pháp nào tốt nhất để nâng cao thu hút và phát huy hiệu quả hơn nữa việc sử dụng nguồn vốn này? Để nghiên cứu và tìm hiểu rõ hơn những điều trên và tìm ra những giải pháp tốt nhất cho nguồn vốn ODA trong thời gian tới, tôi đã chọn đề tài: “Thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) - Thực trạng và giải pháp
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu chung
    Phân tích tình hình thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức để thấy được những thành công và những mặt còn hạn chế, đồng thời tìm ra nguyên nhân dẫn đến kết quả đó và rút ra bài học kinh ngiệm. Từ đó đề ra những giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này trong thời gian tới.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Phân tích tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong giai đoạn 2008 – 2009
    - Tìm ra nguyên nhân dẫn đến những thành công và hạn chế
    - Đề ra những giải pháp giúp tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hổ trợ phát triển chính thức
    3. Phương pháp nghiên cứu
    3.1. Phương pháp thu thập số liệu
    Số liệu phục vụ cho chuyên đề được thu thập qua các tài liệu như sách báo, tạp chí, internet, các thông tin thị trường và các tài liệu liên quan đến nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức.


    MỤC LỤC

    PHẦN MỞ ĐẦU 1

    1. Lí do chọn đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    2.1. Mục tiêu chung 2
    2.2. Mục tiêu cụ thể 2
    3. Phương pháp nghiên cứu 2
    3.1. Phương pháp thu thập số liệu 2
    3.2. Phương pháp phân tích số liệu 2
    4. Phạm vi nghiên cứu 3
    4.1. Phạm vi không gian 3
    4.2. Phạm vi thời gian 4
    4.3. Đối tượng nghiên cứu 4
    PHẦN NỘI DUNG 5
    1. Cơ sở lý luận chung về nguồn viện trợ phát triển chính thức 5
    1.1. Tổng quan về ODA 5
    1.1.1. Khái niệm vốn ODA 5
    1.1.2. Lịch sử hình thành nguồn vốn ODA 6
    1.1.3. Các hình thức của ODA 7
    1.1.4. Phân loại ODA 7
    1.2. Đặc điểm và vai trò của ODA 8
    1.2.1. Đặc điểm 8
    1.2.2. Vai trò 9
    1.3. Các lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA 11
    1.4. Các nguồn cung cấp ODA chủ yếu 11
    2. Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại Việt Nam 12
    2.1. Tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA trong giai đoạn 2008 – 2009 12
    2.1.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam 12
    2.1.2. Tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA 13
    2.2. Một số kết quả đạt được và tồn tại cần khắc phục trong quá trình thu hút và sử dụng vốn ODA 21
    2.2.1. Một số kết quả đạt được 21
    2.2.2. Những tồn tại cần khắc phục trong quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA 23
    2.3. Một số nguyên nhân dẫn đến những thành công, hạn chế trong thu hút và sử dụng vốn ODA và bài học rút ra 24
    2.3.1. Nguyên nhân thành công 24
    2.3.2. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế 25
    2.3.3. Một số bài học rút ra 26
    3. Những giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA và kinh nghiệm của một số quốc gia 27
    3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong thu hút và sử dụng vốn ODA 27
    3.1.1. Các giải pháp thực hiện 27
    3.1.2. Kết quả mà Trung quốc đạt được 28
    3.2. Những giải pháp tăng cường thu hút vốn ODA 28
    3.3. Những giải pháp nhằm sử dụng nguồn vốn ODA có hiệu quả hơn 29
    PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 31
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 32


    PHỤ LỤC BẢNG

    BẢNG 2.1: KHỐI LƯỢNG VỐN ODA CAM KẾT, KÍ KẾT VÀ SỬ DỤNG TRONG 2 NĂM 2008 – 2009 13
    BẢNG 2.2: BẢNG THỂ HIỆN TỈ LỆ VỐN VAY VÀ VỐN VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI TRONG TỔNG VỐN ODA 14
    BẢNG 2.3: CƠ CẤU VỐN ODA SỬ DỤNG THEO NGÀNH VÀ LĨNH VỰC TRONG 2 NĂM 2008 – 2009 .16
    BẢNG 2.4: CƠ CẤU VỐN ODA SỬ DỤNG THEO VÙNG, LÃNH THỔ TRONG 2 NĂM 2008 – 2009 19
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...