Thạc Sĩ Thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán việt nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 14/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài
    Tháng 11 năm 2006, Việt nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương
    mại Thế giới (WTO). Đây là bước ngoặt lịch sử quan trọng trong quá trình phát triển kinh
    tế của Việt nam. Theo lộ trình cam kết, các rào cản trong hoạt động ngân hàng đối với các
    nhà đầu tư nước ngoài dần được nới lỏng và gỡ bỏ, cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng
    ngày càng trở nên gay gắt hơn. Điều này buộc các ngân hàng Việt nam phải tự đổi mới để
    tồn tại và khẳng định mình. Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi hoạt động ngân hàng phải
    tuân thủ các chuẩn mực quốc tế một cách nghiêm ngặt hơn, hành lang pháp lý thông
    thoáng hơn, thông tin minh bạch hơn. Khi gia nhập thị trường Việt nam, các NHNNg có
    ưu thế hơn các NHTM trong nước đó là tính chuyên nghiệp trong kinh doanh, chất lượng
    và giá cả sản phẩm dịch vụ, năng lực tài chính, kinh nghiệm quản lý rủi ro và qui trình
    nghiệp vụ theo tiêu chuẩn quốc tế. Trong khi đó, hệ thống NHTM Việt nam tăng trưởng
    nhanh song qui mô vốn còn nhỏ so với mức chung của khu vực và trên thế giới, công nghệ
    ngân hàng chưa hiện đại, sản phẩm còn đơn điệu, cơ chế quản lý giám sát yếu, nghiệp vụ
    chuyên môn chưa cao. Đây là thách thức lớn đối với các ngân hàng Việt nam trong việc
    giữ vững thị trường hoạt động trong nước và chiến lược mở rộng thị trường ra nước ngoài.
    Là một ngân hàng ra đời sau, Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu long
    (MHB) tuy bước đầu đã có những thành công nhất định như tăng trưởng cao, hệ thống
    mạng lứơi rộng nhưng xét trên góc độ tổng thể thì năng lực cạnh tranh của MHB còn rất
    thấp do qui mô vốn còn nhỏ; công nghệ ngân hàng chưa hiện đại; sản phẩm còn đơn điệu;
    nghiệp vụ chuyên môn chưa cao Hơn nữa, là NHTMNN nên cơ chế tài chính, chế độ
    lương thưởng của MHB còn chịu sự quản lý của Bộ tài chính, NHNN nên ngân hàng chưa
    có chế độ lương, thưởng hợp lý để có thể thu hút và giữ chân nguồn nhân lực chất lượng
    cao.
    Cũng như nhiều NHTM khác, hiện MHB đang hoạt động trong bối cảnh hội nhập và
    toàn cầu hóa với rất nhiều cơ hội để trưởng thành và phát triển. Các cơ hội về trao đổi, hợp
    tác, tranh thủ nguồn vốn, công nghệ mới, học hỏi kinh nghiệm về tổ chức quản lý và điều
    hành của các ngân hàng tiến tiến nhất trên thế giới chỉ có thể tận dụng được trong trường
    hợp khắc phục được những hạn chế đang tồn tại về qui mô, cơ cấu hoạt động, quản trị điều
    hành, khả năng quản lý rủi ro, khả năng tinh thông nghiệp vụ, trình độ công nghệ, mức độ
    đa dạng của sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Những thách thức đó sẽ tiếp tục gia tăng trong
    quá trình đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi MHB phải chủ động nhận thức và sẵn
    sàng tham gia quá trình cạnh tranh không những trong nước mà cả quốc tế.
    Xác định đây là thời điểm quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển lâu dài,
    MHB cũng đã và đang từng bước chuẩn bị và phải đưa ra quyết định quan trọng trong bối
    cảnh xu thế không thể đảo ngược này. Việc tìm hiểu, đánh giá năng lực cũng như các cơ
    hội và thách thức đối với MHB hiện nay để từ đó có những giải pháp và bước đi phù hợp
    nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh, giữ vững và nâng cao
    vị thế, uy tín của MHB trong tiến trình hội nhập là một vấn đề cấp thiết đặt ra. Chính vì
    vậy, tôi chọn đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Phát
    triển nhà đồng bằng sông Cửu long trong tiến trình hội nhập” làm đề tài nghiên cứu
    của mình.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Mục tiêu của luận văn nhằm xác định rõ thực trạng năng lực cạnh tranh của MHB
    hiện nay, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh của
    MHB, góp phần làm giàu cơ sở lý luận và thực tiễn để ngân hàng và các cấp có thẩm
    quyền có thể tham khảo để điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện chính sách, cơ chế đồng thời
    tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại nói chung và MHB nói riêng hoạt động an
    toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Để đạt được mục tiêu đó luận văn tập trung giải
    quyết ba vấn đề cơ bản sau:
    2.1 Trình bày khái quát một số vấn đề cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế và tác động
    của nó đối với hệ thống NHTM; Xác định các tiêu chí xác định năng lực cạnh tranh
    của NHTM và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
    2.2 Phân tích, đánh giá thực trạng về năng lực cạnh tranh, điểm mạnh, điểm yếu cũng
    như các cơ hội và thách thức đối với MHB trong bối cảnh hiện nay.
    2.3 Đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của MHB trong
    tiến trình hội nhập.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu là ngân hàng MHB và một số NHTM khác.
    - Phạm vi nghiên cứu: Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng MHB
    trên cơ sở đánh giá tình hình hoạt động giai đoạn từ 2002 đến 30/06/2007 và so
    sánh với một số NHTM khác nhằm nêu bật thực trạng của MHB. Trên cơ sở đánh
    giá thực trạng năng lực cạnh tranh luận văn đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội
    và thách thức đối với MHB.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Sử
    dụng các phương pháp thống kê phân tích, so sánh, điều tra khảo sát, phân tích SWOT
    nhằm làm sáng tỏ các vấn đề của luận văn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...