Tài liệu Thu hút, giữ chân và phát triển doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Kinh Tế Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIỚI THIỆU
    Mỗi địa phương thực thi các chức năng kinh tế cụ thể. Một số địa phương đã đa dạng hóa nền kinh tế của mình trong khi một số khác thì bị khống chế bởi một ngành duy nhất. Có địa phương là trung tâm dịch vụ và số khác là các cộng đồng nông nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động kinh tế của một địa phương không nhất thiết phải bị gò bó trong những giới hạn kinh tế. Internet và những hiệp ước giữa các quốc gia châu Á để biến nơi đây thành Khu vực thương mại tự do đã mang lại cơ hội chưa từng có cho địa phương dù với bất cứ qui mô nào và đang ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào. Thật vậy, với thị trường châu Á khổng lồ bao trùm 40 nước châu Á Thái Bình Dương, dân số tổng cộng 3,275 tỉ người – thì địa phương nhỏ nhất cũng có thể phát triển kinh doanh trên thị trường quốc tế và khu vực với ngày càng ít rào cản hành chính hơn.
    Thông qua thấu kính xuyên biên giới châu Á, chúng ta có thể nhận biết một cách khả quan hơn cách thức hoạt động của một địa phương trong môi trường quốc tế. Năng lực cạnh tranh của một địa phương biến đổi theo thời gian. Xưa kia, Malacca và Samarkand đã phồn thịnh như những đầu mối ngoại thương năng động.
    Vài thế kỷ sau, hai địa phương này biến thành những sân chơi thứ yếu trong thế giới ngoại thương. Một lần nữa, chúng lại trỗi lên, lần này với vị trí dẫn đầu trong trong thị trường du lịch. Giống như những công ty khổng lồ và toàn bộ một ngành công nghiệp, các địa phương có thể thăng trầm với những công nghệ mới, đối thủ cạnh tranh mới, những thực tế chính trị mới và sự chuyển đổi sở thích tiêu dùng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...