Luận Văn Thu hút fdi vào lĩnh vực nông nghiệp: Kinh nghiệm của một số nước asean và bài học cho việt nam

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 13/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ FDI VÀ NGÀNH NÔNG NGHIỆP 4
    1.1. Tổng quan về FDI 4
    1.1.1. Khái niệm FDI 4
    1.1.2. Đặc điểm của FDI 5
    1.1.3. Phân loại FDI 7
    1.2. Tổng quan về ngành nông nghiệp 8
    1.2.1. Khái niệm 8
    1.2.2. Đặc điểm 9
    1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp 10
    1.2.4. Vai trò của nông nghiệp với nền kinh tế 13
    1.3. Mối quan hệ giữa thu hút FDI và phát triển nông nghiệp 15
    1.3.1. Vai trò của FDI với phát triển nông nghiệp 15
    1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào nông nghiệp 17
    1.4. Xu thế FDI trong lĩnh vực nông nghiệp trên thế giới 19
    1.4.1. Xu thế chung trên thế giới 19
    1.4.2. Xu hướng các nước đang phát triển 20
    CHƯƠNG 2 KINH NGHIỆM THU HÚT FDI VÀO NGÀNH NÔNG NGHIỆP CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN 22
    2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp của các nước ASEAN 22
    2.1.1. Điều kiện tự nhiên 22
    2.1.2. Dân cư và nguồn lao động 23
    2.1.3. Cơ sở hạ tầng 23
    2.1.4. Thị trường sản phẩm 24
    2.1.5. Luật pháp 24
    2.2. Thực trạng thu hút FDI vào nông nghiệp của các nước ASEAN 26
    2.2.1. Thực trạng chung 26
    2.2.2. Tình hình thu hút FDI vào nông nghiệp của một số nước ASEAN 30
    2.3. Đánh giá tình hình thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp của các nước ASEAN 34
    2.3.1. Kết quả đạt được 34
    2.3.2. Hạn chế 35
    2.4. Kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp của các nước ASEAN 36
    2.4.1. Kinh nghiệm chung của các nước ASEAN 36
    2.4.2. Kinh nghiệm thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp của một số nước ASEAN 39
    CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM DỰA TRÊN BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ NƯỚC ASEAN 44
    3.1. Những nét tương đồng, khác biệt của Việt Nam so với các nước ASEAN trong việc thu hút vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp 44
    3.1.1. Những nét tương đồng 44
    3.1.2. Điểm khác biệt 45
    3.2. Tình hình thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2000-2011 46
    3.2.1. Quy mô, tốc độ tăng trưởng 46
    3.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư 48
    3.3. Đánh giá FDI vào nông nghiệp Việt Nam 56
    3.3.1. Thành tựu đạt được 56
    3.3.2. Hạn chế- Nguyên nhân 59
    3.4. Định hướng thu hút FDI vào nông nghiệp đến năm 2015 67
    3.4.1. Yêu cầu chung 67
    3.4.2. Định hướng thu hút FDI 68
    3.5. Một số giải pháp nhằm tăng thu hút FDI vào nông nghiệp Việt Nam dựa trên bài học kinh nghiệm từ một số nước ASEAN 69
    3.5.1. Xây dựng chiến lược thu hút và nâng cao hiệu quả quản lý FDI 71
    3.5.2. Hoàn thiện cơ chế chính sách về khuyến khích ĐTNN vào lĩnh vực nông nghiệp 71
    3.5.3. Cải thiện cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn 75
    3.5.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nông nghiệp 76
    KẾT LUẬN 78
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn và phụ thuộc chính vào nông nghiệp. Do vậy vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng và là một trong những mục tiêuhàng đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    Ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đã đẩy nhanh quá trình lưu chuyển dòng vốn trên thế giới, đặc biệt là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Ở nước ta, dòng vốn FDI đã góp phần tạo nên những chuyển biến quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, có một thực tế là trong khi vốn FDI vào lĩnh vực công nghiệp- dịch vụ ngày càng tăng, thì vốn FDI vàolĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp lại có xu hướng giảm, chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu vốn FDI.
    Hơn nữa, so với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các lĩnh vực khác, hiệu quả thực hiện các dự án FDI trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp còn rất hạn chế, chưa phát huy đầy đủ tiềm năng, thế mạnh của nước ta trong lĩnh vực này.
    Trong khi đó, một số nước ASEAN như Thái Lan, Indonesia, Malaysia mặc dù có những nét tương đồng với Việt Nam, nhưng thực tế hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI trong nông nghiệp ở các quốc gia này thường cao hơn ở Việt Nam. Vậy chúng ta có thể học tập được gì từ kinh nghiệm thu hút FDI trong lĩnh vực nông nghiệp của các quốc gia này? Đó chính là lý do em chọn đề tài “Thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp: Kinh nghiệm của một số nước ASEAN và bài học cho Việt Nam” cho bài khóa luận tốt nghiệp của mình.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu tình hình thu hút FDI trong nông nghiệp của các nước ASEAN, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm giúp Việt Nam tăng cường thu hút vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp.

    3. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Lý luận chung về FDI cũng như ngành nông nghiệp, xu hướng dòng vốn FDI trong nông nghiệp hiện nay.
    Nghiên cứu thực trạng thu hút FDI trong nông nghiệp tại một số nước ASEAN, từ đó đưa ra đánh giá và rút ra các bài học kinh nghiệm.
    Đánh giá thực trạng thu hút FDI trong nông nghiệp ở Việt Nam, đề xuất giải pháp tăng cường thu hút FDI vào nông nghiệp trong thời gian tới dựa trên bài học kinh nghiệm từ thu hút FDI vào nông nghiệp của các nước ASEAN.
    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu là tình hình thu hút FDI trong lĩnh vực nông nghiệp của ba nước ASEAN: Thái Lan, Malaysia, Indonesia, và thu hút FDI vào nông nghiệp của Việt Nam.
    Phạm vi không gian: bao gồm tất cả các tiểu ngành nông lâm ngư nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản Phạm vi nghiên cứu tập trungở Việt Nam và ba nước ASEAN: Thái Lan, Malaysia, Indonesia
    Phạm vi thời gian: Khóa luận tập trung phân tích các tài liệu, số liệu liên quan đến thực trạng thu hút và sử dụng FDI trong giai đoạn từ 2000 đến 2011, đề xuất giải pháp tăng cường thu hút FDI vào nông nghiệp đến năm 2015.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp các thông tin, tài liệu, báo cáo chính thức đã công bố của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các tổ chức quốc tế về các vấn đề có liên quan.
    Phương pháp biện chứng, kết hợp lý luận và thực tiễn.
    Phương pháp thống kê so sánh để làm rõ kết quả nghiên cứu.
    6. Bố cục khóa luận
    Nội dung khóa luận gồm 3 chương:

    Chương 1: Tổng quan về FDI và ngành nông nghiệp
    Chương 2: Kinh nghiệm thu hút FDI vào ngành nông nghiệp của một số nước ASEAN
    Chương 3: Giải pháp tăng cường thu hút FDI vào nông nghiệp ở Việt Nam dựa trên bài học kinh nghiệm từ một số nước ASEAN
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...