Luận Văn Thu hút du khách quốc tế đến tỉnh thừa thiên huế thông qua loại hình du lịch văn hóa

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 13/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
    DANH MỤC BẢNG, HÌNH
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI THU HÚT DU KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THÔNG QUA LOẠI HÌNH DU LỊCH VĂN HÓA 4
    1.1. Tổng quan về du lịch văn hóa 4
    1.1.1. Du lịch 4
    1.1.2. Văn hóa 5
    1.1.3. Du lịch văn hóa 7
    1.1.4. Du khách quốc tế 7
    1.2. Điều kiện để thu hút du khách quốc tế đến một địa phương thông qua loại hình du lịch văn hóa 8
    1.2.1. Điều kiện khách quan 8
    1.2.2. Điều kiện chủ quan 9
    1.3. Tiềm năng và lợi thế của Thừa Thiên Huế trong việc thu hút du khách quốc tế thông qua loại hình du lịch văn hóa 10
    1.3.1. Vị trí địa lý thuận lợi 10
    1.3.2. Tài nguyên tự nhiên phong phú 11
    1.3.3. Tài nguyên văn hóa đa dạng, lâu đời 12
    1.3.4. Nét đẹp con người Huế 13
    1.3.5. Sự quan tâm của các cấp chính quyền 14
    1.4. Sự cần thiết tăng cường thu hút du khách quốc tế đến tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua loại hình du lịch văn hóa 15
    1.4.1. Vai trò, vị trí chiến lược của Thừa Thiên Huế trong tổ chức du lịch quốc tế ở Việt Nam 15
    1.4.2. Vai trò của du lịch văn hóa đối với du lịch ở Thừa Thiên Huế 16
    1.4.3. Phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 17
    1.5. Kinh nghiệm trong và ngoài nước về việc thu hút du khách quốc tế thông qua loại hình du lịch văn hóa và bài học đối với Thừa Thiên Huế 18
    1.5.1. Kinh nghiệm của thành phố Hội An 18
    1.5.2. Kinh nghiệm của Siem Reap (Campuchia) 19
    1.5.3. Kinh nghiệm của Bangkok (Thái Lan) 21
    1.5.4. Bài học đối với Thừa Thiên Huế 22
    Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THU HÚT DU KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CỦA LOẠI HÌNH DU LỊCH VĂN HÓA GIAI ĐOẠN 2004-2012 25
    2.1. Tổng quan tình hình thu hút du khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế thông qua du lịch văn hóa 25
    2.1.1. Số lượt khách du lịch quốc tế 25
    2.1.2. Cơ cấu khách quốc tế 28
    2.1.3. Thời gian lưu trú bình quân của du khách quốc tế 29
    2.1.4. Doanh thu 30
    2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút du khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế thông qua loại hình du lịch văn hóa 32
    2.2.1. Sản phẩm du lịch văn hóa ở Huế 32
    2.2.2. Du lịch văn hóa Huế gắn với chương trình “Con đường di sản miền Trung” 37
    2.2.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ khách du lịch 39
    2.2.4. Quy hoạch đầu tư các địa điểm tham quan, bảo tồn các di sản văn hóa 40
    2.2.5. Tình hình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch 42
    2.2.6. Nhận thức và đóng góp của cộng đồng về phát triển du lịch văn hóa 42
    2.2.7. Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch văn hóa đến du khách quốc tế 43
    2.2.8. Các chính sách phát triển du lịch văn hóa của Chính phủ và chính quyền địa phương 44
    2.3. Nhận xét chung về thực trạng thu hút du khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế thông qua loại hình du lịch văn hóa giai đoạn 2004-2012 45
    2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân 45
    2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 47
    Chương 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT DU KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN THỪA THIÊN HUẾ THÔNG QUA LOẠI HÌNH DU LỊCH VĂN HÓA GIAI ĐOẠN 2013-2020 55
    3.1. Triển vọng thu hút du khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế thông qua loại hình du lịch văn hóa giai đoạn 2013-2020 55
    3.1.1. Cơ hội 55
    3.1.2. Thách thức 56
    3.2. Mục tiêu và định hướng của tỉnh Thừa Thiên Huế trong tăng cường thu hút du khách quốc tế thông qua loại hình du lịch văn hóa 58
    3.2.1. Mục tiêu 58
    3.2.2. Định hướng 59
    3.3. Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút du khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế thông qua loại hình du lịch văn hóa giai đoạn 2013-2020 61
    3.3.1. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch văn hóa, chú trọng xây dựng sản phẩm đặc thù và nâng cao chất lượng sản phẩm 61
    3.3.2. Đầu tư, phát triển và nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, hạ tầng 68
    3.3.3. Phát triển nguồn nhân lực 70
    3.3.4. Giải pháp về bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa 74
    3.3.5. Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch 76
    3.4. Một số kiến nghị đối với Chính phủ và các bên hữu quan 80
    3.4.1. Đối với Chính phủ 80
    3.4.2. Đối với UBND Thừa Thiên Huế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế và các sở ban ngành liên quan 82
    3.4.3. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn Thừa Thiên Huế 83
    KẾT LUẬN 85
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong xã hội hiện nay, du lịch trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa - xã hội. Bên cạnh đó, du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế quan trọng hàng đầu vì những lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội mà nó đem lại. Nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã xem du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển xã hội.
    Sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn đa dạng, TTH thật sự là vùng đất của du lịch. Là một ngành kinh tế quan trọng ở TTH, du lịch đã có các bước phát triển mạnh mẽ và đạt nhiều thành tựu to lớn trên nhiều mặt kinh tế - xã hội, góp phần cải thiện đời sống người dân, đồng thời giới thiệu và quảng bá hình ảnh Huế, con người Huế đến với bạn bè trong và ngoài nước.
    Du lịch văn hóa gần đây được xem là loại sản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển, thu hút nhiều du khách quốc tế. Tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch Đông Á - Thái Bình Dương năm 2004, với chủ đề “Du lịch văn hóa và giảm đói nghèo”, nhiều nước đã chia sẻ kinh nghiệm, thông tin về phát triển du lịch văn hóa và những lợi ích của hoạt động này đối với cộng đồng xã hội cũng như dân cư. Du lịch văn hóa là xu hướng của nhiều nước và loại hình này rất phù hợp với bối cảnh của Việt Nam, rất tốt cho hoạt động xóa đói giảm nghèo của quốc gia, vì vậy phải được xem là hướng phát triển của ngành du lịch Việt Nam.
    Tỉnh TTH từ lâu đã được xác định là một trong những trung tâm du lịch văn hóa quan trọng của nước ta. Tài nguyên du lịch của TTH tương đối đa dạng, phong phú, nổi bật và có giá trị hơn cả là các tài nguyên văn hóa đặc sắc, độc đáo; trong đó, có không ít những di sản văn hóa vật thể tầm cỡ quốc gia và quốc tế có sức thu hút rất lớn đối với khách du lịch. Với nguồn tài nguyên du lịch vô giá như vậy, du lịch văn hóa đã trở thành thế mạnh không chỉ của Huế mà còn có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển du lịch Việt Nam.
    Tuy nhiên, việc phát triển du lịch văn hóa trong thời gian vừa qua dường như vẫn chưa khai thác hết tiềm năng du lịch của tỉnh. Vấn đề đặt ra đó chính là sự thiếu sự đồng bộ trong việc phát triển một sản phẩm văn hóa thành một sản phẩm phục vụ cho du lịch hoàn chỉnh; thiếu sự quảng bá, tuyên truyền đến du khách, đặc biệt là du khách quốc tế. Khách quốc tế đã chiếm một phần quan trọng trong tổng lượng khách đến TTH. Theo thống kê, tỷ lệ khách quốc tế và khách nội địa đến Huế là tương đương nhau. Thu hút khách quốc tế đến TTH thông qua loại hình du lịch văn hóa không chỉ giúp phát triển nền kinh tế tỉnh nhà, mà còn góp phần vào công cuộc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Huế.
    Vì những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Thu hút du khách quốc tế đến tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua loại hình du lịch văn hóa” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình, với hi vọng phân tích được tiềm năng phát triển và cải thiện hơn nữa tình hình hoạt động du lịch văn hóa tại Thừa Thiên Huế đối với thị trường khách quốc tế.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu một số lý luận cơ bản về du lịch văn hóa và sự cần thiết thu hút du khách quốc tế đến TTH thông qua du lịch văn hóa.
    Bên cạnh đó là nghiên cứu thực trạng thu hút du khách quốc tế đến TTH thông qua du lịch văn hóa giai đoạn 2004 – 9 tháng đầu năm 2012, từ đó tìm ra nguyên nhân cho những thành tựu và hạn chế mà du lịch văn hóa ở TTH đang mắc phải.
    Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút du khách quốc tế đến TTH thông qua loại hình du lịch văn hóa giai đoạn 2013-2020.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: việc thu hút du khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế thông qua du lịch văn hóa.
    Phạm vi nghiên cứu:
    - Về không gian: nghiên cứu thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế tại tỉnh TTH thông qua du lịch văn hóa
    - Về thời gian: nghiên cứu thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế đến tỉnh TTH thông qua loại hình du lịch văn hóa giai đoạn 2004 – 9 tháng đầu năm 2012 và những giải pháp đề xuất áp dụng cho giai đoạn 2013-2020.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Tác giả vận dụng những phương pháp nghiên cứu như phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp từ các nguồn thông tin thứ cấp thu thập được từ các sở, ban, ngành của tỉnh TTH, từ sách báo, tạp chí, Internet
    Bên cạnh đó, tác giả còn thu thập thông tin sơ cấp bằng phương pháp chuyên gia. Tác giả trực tiếp phỏng vấn 4 lãnh đạo ngành du lịch Thừa Thiên Huế: TS. Phan Tiến Dũng – Giám đốc Sở VHTT&DL Thừa Thiên Huế, TS. Phan Thanh Hải – Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, ông Huỳnh Tiến Đạt – Phó Giám đốc Trung tâm Festival Huế và ông Lê Văn Thuyên – Trưởng phòng Văn hóa Thông tin Thành phố Huế, Tổng biên tập tạp chí Huế xưa và nay; về các vấn đề liên quan đến việc thu hút khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế thông qua du lịch văn hóa.
    5. Kết cấu của đề tài
    Bên cạnh lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của khóa luận được thể hiện trong 3 chương:
    Chương 1: Tổng quan về du lịch văn hóa và sự cần thiết phải thu hút du khách quốc tế đến tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua loại hình du lịch văn hóa
    Chương 2: Thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút du khách quốc tế đến tỉnh Thừa Thiên Huế của loại hình du lịch văn hóa giai đoạn 2004-2012
    Chương 3: Một số định hướng và giải pháp tăng cường thu hút du khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế thông qua loại hình du lịch văn hóa giai đoạn 2013-2020
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...