Luận Văn Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) ở bắc giang hiện nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 28/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN CÓ WORD VÀ POWPOINT

    MỤC LỤC

    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    Ch­ương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI 6
    1.1. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển kin tế, xã hội 6
    1.2. Vai trò của FDI trong phát triển kinh tế 17
    1.3. Kinh nghiệm của các tỉnh trong, ngoài nước về thu hút FDI vào phát triển kinh tế, xã hội 36
    Chương 2: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG TRONG THỜI GIAN QUA 41
    2.1. Khái quát về đặc điểm, tiềm năng của tỉnh Bắc Giang 41
    2.2. Thực trạng tình hình thu hút Fdi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian qua 47
    2.3. Những kinh nghiệm thành công và một số tồn tại, hạn chế trong thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 65
    Chương 3: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI BẮC GIANG 70
    3.1. Mục tiêu và định hướng của tỉnh trong th hút FDI 70
    3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 71
    KẾT LUẬN 85
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
    PHỤ LỤC 90



    MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết nhu cầu đề tài
    Vốn là một mắt khâu quan trọng nhất trong vòng tròn tác động lẫn nhau giữa vốn, kỹ thuật và tăng trưởng.
    Sau hơn 20 năm tiến hành mở cửa, đổi mới mạnh mẽ nền kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò tích cực trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển và đã tác động trực tiếp đến việc cân đối ngân sách, cải thiện cán cân vãng lai, cán cân thanh toán thông qua chuyển vốn vào Việt Nam và mở rộng nguồn thu ngoại tệ gián tiếp. Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng phát triển, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế và thành công của công cuộc đổi mới. Đồng thời, là cầu nối quan trong giữa nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, thúc đẩy phát triển thương mại, du lcịh, dịch vụ và tạo điều kiện để Việt Nam chủ động hội nhập ngày càng sâu hơn vào đời sống kinh tế thế giới. Đặc biệt, trong thời gian qua, đầu tư nước ngoài đã góp phần thay đổi cục diện, gương mặt và đời sống kinh tế, xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nhiều địa phương từ một tỉnh thuần nông trở thành tỉnh công nghiệp phát triển năng động và hiệu quả.
    Bắc Giang năm trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh- Lạng Sơn - hà Nội - Hải Phòng và có mối liên hệ chặt chẽ với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; lại có vị trí nằm cạnh tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng -Quảng Ninh) rất thuận lợi cho việc phát triển và liên kết vùng. Trung tâm bắc Giang cách thủ đô Hà Nội 50km; cách cửa khẩu Hữu Nghị Quan với Trung Quốc 110km; cách sân bay quốc tế Nội Bài 60km; cách cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh 130km. từ đây có thể dễ dàng thông thương với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới và là thế mạnh của Bắc Giang trong việc thu hút đầu tư. Đồng thời, do địa hình đa dạng phong phú, Bắc Giang có nhiều tiềm năng phát triển các khu du lịch sinh thái như: hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần, Khu bảo tồn Tây Yên Tử; Suối Mỡ. Ngoài ra có thể xây dựng các sân gôn, khu nghỉ dưỡng vì vậy, nhu cầu về thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước của tỉnh Bắc Giang rất lớn.
    Tuy nhiên, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang gặp khó khăn nhất định; công tác quy hoạch còn chậm, chưa chuẩn xác Đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và vào các địa bàn khó khăn còn rất hạn chế. Việc xúc tiến đầu tư chủ yếu là tuyên truyền chính sách, chưa đi vào các dự án công trình trọng điểm và chưa hướng mạnh vào các thị trường đối tác có tiềm lực tài chính. Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài còn những mặt yếu kém, vừa có hiện tượng buông lỏng, vừa can thiệp quá sâu vào hoạt động của doanh nghiệp. một số thủ tục hành chính còn phiền hà dẫn đến tiêu cực, nhũng nhiễu của một số người thừa hành công vụ. Nhận thấy sự “nóng ” của vấn đề, em chọn đề tài: "Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Bắc Giang hiện nay". Em chọn địa danh Bắc Giang để viết bài báo cáo này với lý do muốn góp một chút công sức làm đẹp quê hương Bắc Giang, nơi em đã sinh ra và lớn lên.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Cho đến này đã có nhiều nhà lý luận và thực tiễn ở trong và ngoài nước nghiên cứu về thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng được công bố dưới dạng chuyên đề, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sĩ, các bài viết đăng trên các báo, tạo chí ví dụ như:
    - "Đầu tư trực tiếp nước ngoài với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đái hoá ở Việt Nam giai đoạn 1988-2005" của tác giả Đỗ Thị Thuỷ (Luận án Tiến sĩ Kinh tế, năm 2001) đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến FDI vào Việt Nam, nhất là trong giai đoạn 1997-2000 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế trong khu vực làm giảm sút Fdi vào Việt Nam giai đoạn này.
    - "Kinh nghiệm thu hút FDI của các nước đang phát triển Châu Á và khả năng vận dụng vào Việt Nam" của tác giả Hoàng Xuân Hải (Luận án PTS KHKT) đã nghiên cứu những kết quả đạt được của nước ta trong lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
    - "Thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia" của tác giả Hoàng Thị Bích Loan viết về vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong lưu chuyển FDI toàn cầu, chiến lược đầu tư trực tiếp của công ty xuyên quốc gia và viết về toàn cảnh thực trạng đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia gần 20 năm qua, triển vọng, phương hướng, giải pháp thu hút FDI của các công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam trong những năm tới.
    - "Tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam" của tác giả Lê Xuân Bá và Nguyễn Thị Tuệ Anh, năm 2006 đẫ nêu ra được tác động tích cực, tác động chưa tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam.
    - "Một số biện pháp thức đẩy việc triển khai thực hiện các dự án FDI tại Việt Nam" của tác giả Bùi Huy Nhượng (Luận án TS kinh tế, năm 2006) đánh giá việc triển khai thực hiện các dự án Fdi và đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc triển khai các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam.
    - "Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài của các nước ASEAN và vận dụng vào Việt Nam" của tác giả Nguyễn Huy Thám (Luận án Tiến sĩ kinh tế, năm 1999) đã đưa ra một số kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước ASEAN, đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam và đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài voà Việt Nam.
    - "Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển khu công nghiệp" của tác giả Lê Xuân Trinh đăng trên tạp chí Công sản năm 1998 viết về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài với sự phát triển của các khu công nghiệp.
    Và nhiều tác phẩm liên quan khác. Trong các công trình đó, các tác giả đã có nhiều đóng góp quan trọng, làm rõ tính hai ặt của FDI, đề xuất các chính sách, giải pháp cốt lõi của nhà nước đối với việc thu hút FDI vào nước ta.
    Vấn đề thu hút FDI của tỉnh Bắc Giang cho đến nay chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, thường mới được đề cập ở mức độ các báo cáo của các cơ quan chức năng. Chẳng hạn như:
    - Báo cáo công tác đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Sở kế hoạch và Đầu tư, 28/2/2000.
    - Báo cáo đầu tư nước ngoài tại Bắc Giang, Sở Kế hoạch và Đầu tư 14/01/2001.
    - Tóm tắt kết quả triển khai đầu tư trực tiếp trên địa bàn tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, 20/3/2003.
    Nhưng chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu tình hình thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh Bắc Giang. Vì vậy, đề tài tác giả nghiên cứu không trùng lặp với các đề tài đã được công bố trong và ngoài nước.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1. Mục đích
    Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn các giải pháp thu hút nguồn vốn FDI ở Bắc Giang hiện nay, để đề ra những giải pháp nhằm cơ bản đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Giang trong thời gian tới.
    3.2. Nhiệm vụ
    + Làm rõ tình hình thực tế quá trình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
    + Đề ra những giải pháp nhằm đổi mới việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình CNH, HĐH ở tỉnh Bắc Giang.
    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    Mục tiêu thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI cho phát triển kinh tế ở Bắc Giang trong thời gian tới phải phù hợp với mục tiêu đặt ra trong Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10năm (2001- 2010)
    Vốn FDI phải được thu hút từ những công ty, tập đoàn đa quốc gia trên thế giới (TNCs ) tại các nước công nghiệp phát triển như: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nhật Bản, Đức nhằm tận dụng năng lực về tài chính, công nghệ nguồn và thị phần lớn của các tập đoàn đến từ những quốc gia này.
    Mục tiêu sử dụng vốn FDI phải tập trung vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đi đôi với việc giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
    Kế hoạch và khả năng thu hút vốn đầu tư FDI ở Bắc Giang giai đoạn 2001- 2005 và 2006- 2010
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    5.1. Cơ sở lý luận
    Luận văn vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và các vấn đề liên quan tới vấn đề thu hút nguồn vốn FDI vào tình hình cụ thể của tỉnh Bắc Giang.
    5.2. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn được nghiên cứu từ góc độ kinh tế, chính trị học, sử dụng hệ thống các phương pháp: phân tích và tổng hợp, lôgíc và phương pháp so sánh. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp đặc thù như thống kế, điều tra khảo sát thực tế nhằm làm sáng tỏ các vấn đề đã đặt ra.
    6. Đóng góp về khoa học của luận văn
    Phân tích những xu hướng khách quan trong quá trình thu hút nguồn vốn Fdi trong công cuộc phát triển kinh tế, đẩy mạnh CNH, HĐH ở nước ta; góp phần luận giải cơ sở khoa học về thu hút nguồn vốn FDI. Đánh giá đúng thực trạng việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh Bắc Giang; trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm phát huy những lợi thế, tiềm năng của việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tỉnh; có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc hoạch định chính sách và chỉ đạo thực hiện thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở tỉnh Bắc Giang trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 8 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...