Chuyên Đề THU HỒI VÀ TÁI CHẾ CHẤT THẢI RẮN CÁC TRẠM TRUNG CHUYỂN (62 trang)

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÁI CHẾ VÀ TÁI SỬ DỤNG LẠI CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ
    Tái chế là hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thể sử dụng để chế biến thành các sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất.

    Tái chế vật liệu:
    bao gồm các hoạt động thu gom vật liệu có thể tái chế từ dòng rác, xử lý trung gian và sử dụng vật liệu này để tái sản xuất các sản phẩm mới hoặc sản phẩm khác.

    Tái chế nhiệt:
    bao gồm các hoạt động khôi phục năng lượng từ rác thải.
    Củng có thể coi hoạt động tái chế như hoạt động tái sinh lại chất thải thông qua:

    Tái sinh sản phẩm chuyển hóa hóa học:
    chủ yếu dùng phương pháp đốt để thành các sản phẩm khí đốt, hơi nóng và các hợp chất hữu cơ.

    Tái sinh các sản phẩm chuyển hóa sinh học:
    chủ yếu thông qua quá trình lên men, phân hủy chuyển hóa sinh học, để thu hồi các sản phẩm như: phân bón, khí mêtan, protêin, các loại cồn và nhiều hợp chất hữu cơ khác.

    Tái sinh năng lượng từ các sản phẩm chuyển hóa:
    từ các sản phẩm chuyển hóa bằng quá trình sinh học, hóa học có thể tái sinh năng lượng bằng quá trình đốt tạo thành hơi nước và phát điện.

    Hoạt động tái chế mang lại những lợi ích sau:
    - Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên bởi việc sử dụng vật liệu được tái chế thay cho vật liệu gốc;
    - Giảm lượng rác thông qua việc giảm chi phí đổ thải, giảm tác động môi trường do đổ thải gây ra, tiết kiệm diện tích chôn lấp;
    - Một lợi ích quan trọng là có thể thu lợi nhuận từ hoạt động tái chế; hoạt động tái chế lúc này sẽ mang tính kinh doanh và vì thế có thể giải thích tại sao các vật liệu có thể tái chế hiện được thu gom ngay từ nguồn phát sinh cho tới khâu xử lý và tiêu hủy cuối cùng.

    2. CÁC HOẠT ĐỘNG TÁI CHẾ VÀ THU HỒI CHẤT THẢI

    Hoạt động tái chế và thu hồi chất thải được thực hiện thông qua hệ thống thu gom chất thải rắn theo mạng lưới 3 cấp gồm: người thu gom, đồng nát và buôn bán phế liệu (hình 6.1). Công nghiệp thu hồi có 3 cấp được chia thành 6 nhóm nghề:

    1. Cấp thứ nhất (gồm người đồng nát và người nhặt rác): Hai nhóm người này có cùng chức năng trong hệ thống thu gom, nhưng lại khác nhau về địa điểm hoạt động, công cụ làm việc và nhu cầu vốn lưu động.

    2. Cấp thứ hai (gồm những người thu mua đồng nát và người thu mua phế liệu từ người thu nhặt tại bãi đổ rác, người nhặt rác và đồng nát trên vỉa hè trong toàn thành phố): Những người thu mua phế liệu này củng tiến hành theo cách tương tự tại những nơi cố định.

    3. Cấp thứ ba: gồm những người buôn bán hoạt động kinh doanh với quy mô lớn hơn ở nhiều địa điểm cố định và các đại lý thu mua thường là điểm nút đặc biệt trong buôn bán như các bên trung gian giữa các ngành công nghiệp và người bán lại.

    Tùy thuộc vào vị trí, nguồn nguyên liệu, công nghệ sản xuất, thành phần chất thải mà lựa chọn các phương pháp tái sinh khác nhau.
    Các loại chất thải rắn và xỉ không thể sử dụng được nữa được đổ ở bãi chôn lấp hoặc đổ xuống biển.

    Tất cả các vật liệu trước và sau khi sử dụng có thể cần cho hoạt động kinh doanh, có trong rác thải đô thị như các chất hữu cơ, kim loại, nhựa, giấy, kinh v.v được gọi là “vật liệu có thể tái chế”.

    Hoạt động tái chế củng cần chi phí để thu gom, vận chuyển, chế biến và ngăn chặn các tác động tiêu cực lên môi trường do quá trình tái chế gây ra, do đó, nếu như chi phí tái chế cao hơn lợi ích tái chế thì lúc đó hoạt động tái chế không được coi là hoạt động kinh doanh. Nếu chi phí tái chế thấp hơn lợi ích tái chế thì hoạt động tái chế được coi là hoạt động kinh doanh. Sơ đồ hệ thống thu hồi các chất và dòng lưu chuyển các nguồn vật liệu được thể hiện ở hình 6.2.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...