Tiểu Luận Thu hồi đất và giải quyết tranh chấp đất đai

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu

    Theo Hiến pháp 1992, đất đai ở nước ta thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý theo qui hoạch và pháp luật. Theo Luật đất đai 2003, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Do đó, Nhà nước có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt đối với tài sản là đất đai.

    Với tư cách là đại diện chủ sở hữu đất đai, Nhà nước giao phần lớn đất đai cho cho người dân khai thác giá trị sử dụng của đất. Có nghĩa là giao quyền sử đất cho cá nhân và các tổ chức, một trong ba quyền cấu thành quyền sở hữu tài sản đất đai. Quyền sử dụng đất đai là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi từ đất đai. Quyền sử dụng đất đai, Nhà nước giao cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

    Quyền chiếm hữu đất đai - quyền nắm giữ, quản lý đất đai - trên thực tế thuộc về người sử dụng đất. Bởi vì người sử dụng đất là người trực tiếp khai thác lợi ích từ đất, có nghĩa vụ giữ đúng mục đích, diện tích, ranh giới của thửa đất được giao. Trong quá trình khai thác giá trị công dụng của đất phải cải tạo, bồi bổ đất, không được làm bạc màu, hủy hoại đất.

    Nhà nước nắm giữ quyền định đoạt đối với đất đai là quyền chuyển giao quyền sở hữu hoặc từ bỏ quyền sở hữu đất đai cũng có nghĩa là quyết định số phận pháp lý của đất đai.

    Cũng chính từ cách quản lý đất đai như trên, nên từ đó ở Việt Nam phát sinh quan hệ pháp luật giữa Nhà nước và người sử dụng đất đó là Thu hồi đất. Thu hồi đất chính là biện pháp hành chính mà Nhà nước dùng để thực hiện quyền định đoạt của mình. Mục đích thu hồi đất của Nhà nước là để quản lý sử dụng đất đai.

    Việc phân tán quyền có các bên như vậy đã làm cho quan hệ đất đai giữa Nhà nước và người sử dụng đất và giữa những người sử dụng đất với nhau phát sinh rất nhiều tranh chấp trong suốt thời gian qua. Để có thể khắc phục và giảm bớt tình trạng tranh chấp về đất đai, chúng ta cần hiểu rõ thêm về nội dung thu hồi đất mà pháp luật quy định và các trường hợp tranh chấp trong đất đai.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...