Tài liệu Thu hoạch - bảo quản và chế biến chè

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. KỸ THUẬT HÁI CHÈ
    Hái chè là một khâu quan trọng đặc biệt trong toàn bộ kỹ thuật trồng chè. Hái chè
    là khâu cuối cùng của biện pháp trồng trọt nhưng lại là khâu đầu tiên của quá trình chế
    biến chè. Cho nên hái chè không những ảnh hưởng trực tiếp tới sản lượng và chất
    lượng chè năm đó mà còn ảnh hưởng tới sản lượng và sinh trưởng của cây chè trong
    những năm sau.
    1. Cơ sở khoa học xác định các biện pháp kỹ thuật hái chè:
    Chè để tự nhiên một năm chỉ có từ 3-5 đợt sinh trưởng búp. Khi đó chỉ có mầm
    đỉnh và một hoặc hai mầm nách trên cùng là có ưu thế sinh trưởng, các mầm ở phía
    dưới trong trạng thái ngủ nghỉ vì bị mầm đỉnh lấn át. Hái chè sẽ phá vỡ ưu thế sinh
    trưởng đỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm nách ở phía dưới phát triển thành
    những búp chè, làm tăng số đợt sinh trưởng trong một năm.
    Trong kỹ thuật hái chè phải chừa lại một số lá non nhất định để cây chè có khả
    năng quang hợp tốt, tạo ra các búp mới từ các mầm nách. Giữa hái và chừa lá chè có sự
    mâu thuẫn thống nhất, cần phải tiến hành “vừa hái vừa nuôi” để có sản lượng cao, ổn
    định và lâu bền, đạt sản lượng cao lứa này nhưng cũng phải quan tâm đến sản lượng
    của các năm sau.
    Hái chè có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng sinh thực của cây chè. Vì vậy chè
    không có cành quả riêng, mầm sinh thực và mầm dinh dưỡng cùng nằm trên một nách
    lá. Hái búp nhiều cũng hạn chế được quá trình ra hoa kết quả của cây chè.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...